Khái quát chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình nhà hiệu quả năng lượng ứng dụng cho khu vực toà nhà cao tầng ở việt nam (Trang 102 - 103)

Hiện nay ở nước ta, việc sử dụng năng lượng TK&HQ đang thu hút được sự quan tâm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ, các nhà máy sản xuất công nghiệp, các cơ quan công sở và cả các hộ gia đình. Đặc biệt đối với các hộ tiêu thụ mà chi phí năng lượng chiếm một phần đáng kể trong chi phí hoạt động thì việc TKNL là một động lực mạnh mẽ để họ bắt đầu tiến hành chương trình kiểm soát chi phí năng lượng. Đối với những cải tiến vận hành không phải đầu tư thêm hoặc khoản đầu tư thêm không đáng kể mà vẫn có thể mang lại tiết kiệm cho khách hàng từ 10 – 20% chi phí năng lượng so với hiện tại. Đối với những cải tiến phải đầu tư có thời gian hoàn vốn là 2 năm hoặc gần 2 năm cũng có thể thực hiện tiết kiệm thêm từ 20 – 30%. Trong nhiều trường hợp chương trình kiểm soát chi phí năng lượng sẽ vừa làm giảm tiêu thụ năng lượng đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Khi giá nhiên liệu tăng cao, chi phí vận hành tăng cao, và trước áp lực của thị trường cho thuê văn phòng, chi phí vận hành cao (chiếm phần lớn là chi phí năng lượng), áp lực giảm chi phí vận hành trong các toà nhà công đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu tính khả thi của việc thực hiện một chương trình QLNL trong các TNCT. Để thiết lập một chương trình TKNL cho một tòa nhà cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra chương trình hành động và mỗi tòa nhà có mục đích sử dụng khác nhau sẽ phải tiến hành theo một chương trình hành động sao cho phù hợp với thực tế của tòa nhà đó.

Trong một chương trình QLNL, chìa khoá của sự thành công nằm ở vị trí của người QLNL. Người QLNL được giao nhiệm vụ nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng một chương trình QLNL cho toà nhà của mình đang quản lý.

Tuy nhiên như trong phần tổng quan đã đưa ra đánh giá về thực trạng việc QLNL trong các TNCT, hiện tại, trong phần lớn tòa nhà cao tầng chưa có nhân sự

riêng cho QLNL và các chính sách về năng lượng. Việc QLNL chưa được chú trọng, thông thường mỗi toà nhà chỉ có một người phụ trách kỹ thuật, người phụ trách ký thuật này thường chỉ chịu trách nhiệm quản lý về thiết bị, sửa chữa bảo dưỡng bảo trì thiết bị chứ chưa có những biện pháp để QLNL. Điều này hoàn toàn khác với chức năng nhiệm vụ của người QLNL.

Hình thức quản lý kỹ thuật trong các tòa nhà cao tầng hiện nay thường theo hình thức: sau khi hoàn thành công việc xây dựng và vận hành kỹ thuật, các nhà thầu bàn giao việc quản lý và vận hành lại cho đơn vị chủ quản toà nhà, bao gồm các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của toà nhà, hệ thống thiết bị, quy trình vận hành thiết bị…Đơn vị chủ quản tòa nhà thiết lập một đội kỹ thuật để tiếp nhận, quản lý và vận hành tòa nhà. Thông thường người đứng đầu đội quản lý kỹ thuật của tòa nhà là một người có kinh nghiệm về quản lý và vận hành các trang thiết bị trong tòa nhà. Trong thời gian còn bảo hành, nếu thiết bị hỏng hóc, đội quản lý kỹ thuật sẽ khắc phục những lỗi hỏng hóc nhỏ có thể xử lý được ngay, khi gặp những sự cố kỹ thuật lớn không khắc phục được sẽ phải gọi nhà thầu thi công đến để sửa chữa. Sau khi hết thời gian bảo hành, đội kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ việc vận hành hệ thống thiết bị của toà nhà hoặc sẽ thuê một đơn vị bảo dưỡng chuyên nghiệp thực hiện công việc này.

Do đó, việc QLNL trong một tòa nhà không phải là một công việc dễ triển khai, nên việc thiết lập một chương trình TKNL cho một tòa nhà cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra chương trình hành động. Mỗi tòa nhà có mục đích sử dụng khác nhau sẽ phải tiến hành theo một chương trình hành động sao cho phù hợp với thực tế của tòa nhà đó. Cần phải xác định rõ nguồn nhân lực, tài chính và hình thức quản lý vận hành cho chương trình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình nhà hiệu quả năng lượng ứng dụng cho khu vực toà nhà cao tầng ở việt nam (Trang 102 - 103)