Khu vực Sinh hoạt dân dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tác động của chương trình DSM, đề xuất các giải pháp ứng dụng DSM và phân tích đồ thị phụ tải cho thành phố hà nội (Trang 73 - 75)

V. Các hoạt động khác 614,166,329 100% 5.80%

2. Giải pháp cụ thể cho từng khu vực phụ tả

2.1. Khu vực Sinh hoạt dân dụng

Qua phân tích ở chương IV cho thấy khu vực Sinh hoạt dân dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất về lượng điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm (62% vào cao điểm sáng và 67% vào cao điểm chiều). Vì vậy áp dụng DSM vào khu vực này sẽ có hiệu quả cao.

Các biện pháp chung có thể áp dụng cho khu vực này như sau:

+ Tuyên truyền hướng dẫn cách sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm để người dân có ý thức và thói quen sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

+ Áp dụng biểu giá bán điện theo thời gian sử dụng nhằm khuyến khích người dân hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm hoặc chuyển việc sử dụng điện sang các giờ thấp điểm và bình thường.

Page 74 of 81

hộ tiêu thụ điện sử dụng đèn và các thiết bị điện có hiệu suất cao, hạn chế nhập khẩu các thiết bị hiệu suất thấp, tiêu tốn năng lượng, có kế hoạch khuyến khích, đầu tư cho các nhà máy sản xuất thiết bị tiết kiệm điện.

+ Áp dụng các kỹ thuật điều khiển phụ tải bằng sóng để cắt luân phiên các thiết bị không thiết yếu như bình nóng lạnh, máy điều hòa nhiệt độ. Hoặc sử dụng các thiết bị đóng cắt để tự động cắt nguồn điện khi không có người sử dụng.

+ Hạn chế số lần đóng mở tủ lạnh, tủ đá, số lần làm việc của máy giặt, bàn là, bếp điện, cắt bỏ thời gian chờ của TV, VTR.

+ Sử dụng các nguồn năng lượng khác thay cho nguồn điện như sử dụng bình nước nóng dùng năng lượng mặt trời,…

Khả năng áp dụng DSM lớn nhất trong khu vực này là các phụ tải chiếu sáng. Theo số liệu điều tra điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng chiếm khoảng 20 ÷ 25% điện năng tiêu thụ của khu vực Sinh hoạt dân dụng. Nhiều hộ gia đình hiện nay còn sử dụng hai loại đèn là đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt, cụ thể:

+ Loại đèn tuýp dài 1,2m có công suất đèn và chấn lưu 40 + 12 = 52W: 4 bóng/1 hộ, chiếm khoảng 74% loại bóng tuýp.

+ Loại đèn tuýp dài 0,6m có công suất đèn và chấn lưu 20 + 8 = 28W: 1,2 bóng/1 hộ, chiếm khoảng 26% loại bóng tuýp.

+ Bóng đèn sợi đốt có công suất từ (45-100)W có khoảng 1 bóng/1 hộ.

Các loại đèn này có thể thay thế bằng đèn tiết kiệm điện:

+ Đèn T8 chấn lưu sắt từ có công suất: 36 + 6 = 42W + Đèn T8 chấn lưu điện tử có công suất: 36 + 3 = 39W + Đèn Compact công suất từ 7 đến 25W

Có thể sơ bộ đánh giá hiệu quả tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng sinh hoạt khi thay các loại đèn hiện đang sử dụng bằng các loại đèn tiết kiệm năng lượng:

Đèn đang sử dụng Đèn thay thế Tỷ lệ điện

năng giảm đƣợc

Loại đèn Công suất

(W) Loại đèn Công suất

(W) Đèn huỳnh Đèn huỳnh quang dài 1,2m 52 Đèn T8 chấn lưu sắt từ 42 19% Đèn T8 chấn lưu điện tử 39 25% Đèn Compact 20 62% Đèn sợi đốt 60 Đèn T8 chấn lưu sắt từ 42 30% Đèn T8 chấn lưu điện tử 39 35% Đèn Compact 20 67%

Page 75 of 81

Như vậy, nếu thay toàn bộ số đèn huỳnh quang chấn lưu sắt từ có công suất 52W bằng đèn tiết kiệm có công suất 39W và thay các đèn sợi đốt bằng đèn compact thì sẽ tiết kiệm được khoảng 30% lượng điện năng chiếu sáng. Tức là từ 6% đến 8% lượng điện năng của khu vực Sinh hoạt dân dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tác động của chương trình DSM, đề xuất các giải pháp ứng dụng DSM và phân tích đồ thị phụ tải cho thành phố hà nội (Trang 73 - 75)