Các giải pháp giảm tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tác động của chương trình DSM, đề xuất các giải pháp ứng dụng DSM và phân tích đồ thị phụ tải cho thành phố hà nội (Trang 33 - 43)

- Mô hình cạnh tranh

2.1.Các giải pháp giảm tổn thất điện năng

2. Một số giải pháp ứng dụng chƣơng trình DSM cho hệ thống điện TP Hà Nộ

2.1.Các giải pháp giảm tổn thất điện năng

Page 34 of 81 2.1.1. Các giải pháp về mặt tổ chức, quản lý

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo Giảm tổn thất điện năng của Tổng công ty và tại các Công ty Điện lực.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả chống lấy cắp điện, nghiên cứu phương pháp giao chỉ tiêu tổn thất hàng quý và cả năm cho các đơn vị. Tập trung công tác quản lý vào số lượng ít khách hàng có sản lượng lớn (khoảng 20% số khách hàng) nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80% tổng sản lượng).

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, kiên quyết xử lý nghiêm những lãnh đạo đơn vị trong hai năm liền không hoàn thành nhiệm vụ được giao và các trường hợp để xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng, trong giải quyết nhu cầu cấp điện tại đơn vị.

- Thực hiện giao chỉ tiêu tổn thất hàng quý và cả năm cho các đơn vị để chủ động xây dựng kế hoạch triển khai phấn đấu thực hiện chỉ tiêu thấp hơn so với kế hoạch Tổng công ty giao.

- Xây dựng tiêu chí và phát động phong trào thi đua: thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng; tính toán, tổng hợp hoàn chỉnh tổn thất kỹ thuật của đơn vị. Phấn đấu giảm tổn thất điện năng các trạm sau tiếp nhận lưới điện nông thôn đúng lộ trình quy định của EVN.

- Quy định trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân, đơn vị về các nội dung có liên quan đến công tác giảm tổn thất điện năng như: Quản lý và bảo vệ hòm công tơ, chì niêm phong, khóa hòm công tơ, các thiết bị thuộc hệ thống đo đếm điện của khách hàng; Quản lý chặt chẽ hệ thống đo đếm đầu nguồn các trạm công cộng; Thường xuyên kiểm tra rà soát để phát hiện và khắc phục kịp thời về các trường hợp sự cố công tơ, thiết bị của hệ thống đo đếm, các trường hợp vi phạm sử dụng điện hoặc vi phạm hợp đồng mua bán điện; Phân tích, giao chỉ tiêu tổn thất điện năng theo từng lộ đường dây và trạm biến áp.

- Hàng tháng thực hiện phân tích đánh giá việc thực hiện giảm tổn thất điện năng từ tổng thể của toàn đơn vị đến từng khu vực, lộ đường dây, TBA và đề ra giải pháp hiệu quả, khả thi trong công tác giảm tổn thất điện năng.

Page 35 of 81

lập kế hoạch phúc tra, kiểm tra định kỳ, thay định kỳ công tơ. Kịp thời khắc phục sự cố đo đếm phục vụ khách hàng, không để tồn tại công tơ mất, chết, cháy trên lưới, xử lý ngay các trường hợp công tơ tạm tính chỉ số điện năng tiêu thụ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra chống lấy cắp điện.

- Quản lý chặt chẽ công tơ đầu nguồn ranh giới, thực hiện tính tổn thất các TBA công cộng và các lộ đường dây ngay sau kỳ ghi chỉ số công tơ.

- Phổ biến các quy định, nội quy, quy trình kinh doanh đến từng cán bộ trực tiếp thực hiện công tác kinh doanh điện năng.

- Nâng cao nghiệp vụ, ý thức cho cán bộ công nhân viên vận hành sửa chữa, quản lý, kinh doanh. Đây là biện pháp cần thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trình phấn đấu giảm tổn thất điện năng.

- Đổi mới đề tài nâng bậc, giữ bậc của công nhân kinh doanh, tập trung vào đề tài giảm tổn thất của chính đơn vị, tổ đội đang quản lý.

- Áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế mất mát điện năng như: nâng cao năng lực đội ngũ kiểm tra viên Điện lực theo tiêu chuẩn của Bộ Công Thương quy định, nghiên cứu tìm ra những thủ đoạn mới của các đối tượng ăn cắp điện cùng với việc quản lý chặt chẽ hơn nữa trong công tác kinh doanh vận hành lưới điện. Phối hợp với công an TP Hà Nội, công an quận, huyện và các xã, phường và chính quyền sở tại tăng cường các biện pháp quản lý và xử lý vi phạm sử dụng điện, kết hợp với tuyên truyền trên đài báo… ngăn chặn câu móc điện bất hợp pháp.

- Công tác đầu tư củng cố, cải tạo sau tiếp nhận và quản lý bán điện trực tiếp đến hộ dân: cấy trạm giảm bán kính cấp điện, thay công tơ, cải tạo lưới điện ngay sau khi tiếp nhận theo hướng đầu tư tối thiểu, tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vận hành và kinh doanh bán điện.

2.1.2. Các biện pháp củng cố nâng cao chất lượng quản lý vận hành thiết bị - Tiếp tục theo dõi cosφ thực tế của các lộ trung thế xuất tuyến từ các trạm 110kV, cosφ các lộ trung áp xuất tuyến sau trạm trung gian, xuất tuyến trung áp trực tiếp từ các trạm 220kV và số liệu cosφ các lộ xuất tuyến 110kV tại các trạm 220kV, tại các điểm ranh giới đo đếm 110kV.

Page 36 of 81

đốc nhắc nhở các đơn vị đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định và kinh tế. - Tiếp tục theo dõi tình trạng mang tải của đường dây, trạm và chủ động lập phương án chống quá tải, phát quang hành lang tuyến, kiểm tra xiết lại các mối nối phát nhiệt, hoán chuyển các máy biến áp đầy, non tải, củng cố tiếp địa hạ thế, thay hòm công tơ, cân đảo pha,...

- Lập phương thức cấp điện hằng năm hợp lý tránh gây quá tải các đường dây trung áp và hạ áp. Lập lịch cắt điện năm để có thể giảm thời gian cắt điện, đảm bảo cung ứng điện năng.

- Tiếp tục giám sát chặt chẽ điện áp điều chỉnh tại các trạm 110kV nhất là các khoảng thời gian quy định điều khiển bộ OLTC bằng tay.

2.1.3. Các biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng điện * Đối với Tổng công ty

- Xây dựng kế hoạch đồng thời kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát mua bán điện do các Công ty Điện lực lập ra.

- Căn cứ tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng được giao hàng quí, năm của các Công ty Điện lực, chú trọng kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất các đơn vị chưa hoàn thành hoặc có nguy cơ không hoàn thành chỉ tiêu tổn thất điện năng được giao nhằm đưa ra các biện pháp hữu hiệu cho các đơn vị trong công tác này. Đặc biệt chú trọng kiểm tra đột xuất các khách hàng có sản lượng từ 50.000kWh trở lên, các khách hàng có sản lượng tiêu thụ điện bất thường, các khách hàng ký HĐMBĐ trực tiếp với Tổng Công ty,...

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lý nghiêm những hành vi gian lận trong sử dụng điện và tranh chấp HĐMBĐ.

- Định kỳ hàng năm phối hợp với Sở Công Thương tổ chức tập huấn, sát hạch, phát thẻ cho các CBCNV trong biên chế Đội Kiểm tra giám sát sử dụng điện tại các Công ty Điện lực nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ này. Thường xuyên tập huấn trao đổi nghiệp vụ, kiểm tra việc bố trí nhân lực trong biên chế Đội Kiểm tra giám sát sử dụng điện trên cơ sở phù hợp với yêu cầu công việc tại từng đơn vị .

Page 37 of 81

- Bố trí những CBCNV có đủ tiêu chuẩn theo Điều 7 - Quyết định 31/2006/QĐ-BCN ngày 06/09/2006 vào biên chế Đội Kiểm tra giám sát sử dụng điện.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát sử dụng điện trên cơ sở chú trọng những lộ đường dây, TBA công cộng có tổn thất cao, tổn thất bất thường, những khu vực đã đầu tư cải tạo nhưng tổn thất vẫn cao, những khu vực chưa được đầu tư, cải tạo có nhiều nguy cơ trộm cắp điện, ...

- Bám sát việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Định kỳ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Giao chỉ tiêu tổn thất điện năng cho từng cá nhân, tổ, đội nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho CBCNV trong đơn vị trong việc thực hiện chỉ tiêu tổn thất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Căn cứ tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng được giao hàng quí, năm cho các cá nhân, tổ, đội, bộ phận kiểm tra giám sát sử dụng điện của các đơn vị tập trung kiểm tra các lộ đường dây, TBA công cộng có tổn thất điện năng cao:

+ Khoanh vùng nhận dạng tổn thất điện năng (TTĐN): Kiểm tra hệ thống đo đếm và việc ghi chỉ số các công tơ đầu nguồn, công tơ ranh giới, công tơ cho từng xuất tuyến, công tơ tổng từng TBA công cộng hàng tháng và luỹ kế đến tháng thực hiện để có biện pháp xử lý đối với những biến động TTĐN. Trên cơ sở kết quả tính toán TTĐN kỹ thuật để đánh giá thực tế vận hành cũng như khả năng có TTĐN thương mại thuộc khu vực đang xem xét.

+ Kiểm tra đảm bảo phụ tải đúng với từng đường dây, từng khu vực (không lẫn sector);

+ Kiểm tra sự phù hợp của hệ thống đo đếm: Các thiết bị đo đếm như công tơ, TU, TI không phù hợp với phụ tải hoặc không đạt cấp chính xác theo yêu cầu, hệ số nhân không đúng sẽ dẫn đến đo đếm không chính xác làm TTĐN cao;

+ Kiểm tra việc lắp đặt, đấu nối hệ thống đo đếm: sơ đồ đấu dây, tỷ số biến ...;

Page 38 of 81

+ Kiểm tra việc thay công tơ định kỳ theo kế hoạch các đơn vị đã đặt ra;

+ Củng cố, nâng cấp hệ thống đo đếm: lắp đặt thay thế các thiết bị đo đếm có cấp chính xác cao cho phụ tải lớn. Kiểm tra việc thực hiện thay công tơ cơ khí sang công tơ điện tử đối với các khách hàng sản xuất kinh doanh có sản lượng bình quân 3 tháng từ 2000kWh trở lên;

+ Kiểm tra việc thực hiện công tác phúc tra, kiểm tra công tơ có sản lượng bất thường nhằm phát hiện kịp thời các công tơ sự cố, công tơ trộm cắp điện để xử lý kịp thời;

+ Kiểm tra, xử lý nghiêm và tuyên truyền ngăn ngừa các trường hợp trộm cắp điện dưới mọi hình thức, trên mọi địa bàn;

+ Kiểm tra rà soát tình hình tăng trưởng phụ tải theo mùa: tránh trường hợp để quá tải đường dây, quá tải MBA trên lưới điện;

+ Kiểm tra việc vận hành các MBA: để hoán chuyển các MBA non tải, quá tải một cách hợp lý.

Ngoài những biện pháp cơ bản nêu trên, tuỳ tình hình thực tế đối với từng khu vực có mức độ tổn thất điện năng khác nhau, các đơn vị sẽ áp dụng những biện pháp khác nhau:

- Đối với các đơn vị thuộc Hà Nội cũ: hệ thống lưới điện về cơ bản đã được đầu tư nâng cấp, công tác sản suất kinh doanh đã nề nếp, ổn định, tổn thất điện năng đang thực hiện xấp xỉ từ 5% đến < 7%. Để tiếp tục giảm tổn thất điện năng theo lộ trình cần tiếp tục thực hiện triệt để các biện pháp nhằm giảm tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại đến mức tối ưu.

- Đối với các đơn vị thuộc tỉnh Hà Tây cũ sáp nhập: việc tiếp nhận xoá bán tổng với số lượng lớn, ồ ạt, hệ thống lưới điện nhiều khu vực còn cũ nát, bán kính cấp điện xa, công tơ nhiều chủng loại, quá hạn kiểm định, nằm trong khu vực quản lý của khách hàng, đội ngũ Kiểm tra viên điện lực thiếu kinh nghiệm đấu tranh, còn ảnh hưởng tâm lý làng, xã, ngại va chạm. Một số thợ điện nông thôn sau khi bàn giao xoá bán tổng câu kết trộm cắp điện dưới nhiều hình thức. Trước thực tế trên nhiệm vụ của các đơn vị này cần thực hiện đồng bộ các biện pháp cơ bản nêu trên.

Page 39 of 81 Ngoài ra:

+ Tăng cường công tác quản lý sau tiếp nhận bán lẻ điện nông thôn, chủ động xây dựng các biện pháp kỹ thuật, cấy trạm giảm bán kính cấp điện, thay công tơ, cải tạo lưới điện, di chuyển công tơ ra ngoài phạm vi quản lý của khách hàng,... ngay sau khi tiếp nhận theo hướng đầu tư tối thiểu, tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và kinh doanh bán điện.

+ Tăng cường công tác kiểm định kỳ TU, TI, thay định kỳ công tơ, củng cố hòm công tơ. Triển khai lắp đặt công tơ điện tử theo đúng đối tượng. Kịp thời khắc phục sự cố đo đếm, không để tồn công tơ chết, cháy trên lưới quá 1 chu kỳ GCS. Tổ chức phúc tra công tác GCS công tơ nhằm kịp thời phát hiện những công tơ bất thường ...

+ Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Kiểm tra viên điện lực. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp trộm cắp điện. Mạnh dạn hoán đổi địa bàn kiểm tra của các Kiểm tra viên điện lực giữa Công ty Điện lực nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đấu tranh, xử lý.

2.1.4. Các biện pháp giảm TTĐN kỹ thuật

Hiện nay TTĐN theo cấp điện áp của EVN HANOI như sau: lưới 110kV khoảng 1.3%; lưới trung áp khoảng 3.5%; lưới hạ áp 6.61%. Như vậy tổn thất điện năng lưới điện trung áp, hạ áp chiếm tỷ trọng rất lớn. Về lâu dài để đảm bảo lộ trình giảm TTĐN cần tập trung giảm TTĐN lưới điện trung hạ áp ngay từ khâu thiết kế. Các biện pháp cụ thể nhƣ sau:

+ Xây dựng các trạm biến áp đến trung tâm phụ tải để giảm bán kính cấp điện hạ áp, ưu tiên dùng máy biến áp công suất nhỏ. Các công trình chống quá tải ưu tiên cấy trạm mới để san tải, hạn chế việc nâng công suất máy.

+ Áp dụng tiêu chuẩn máy biến áp đã ban hành nội bộ và kiểm tra nghiêm ngặt ngay từ khâu thiết kế, nghiệm thu.

+ Thực hiện bù trên lưới điện hạ áp hạn chế dần bù tập trung tại trạm, ưu tiên bù tự động, có điều khiển đảm bảo cosφ > 0,98.

+ Lắp đặt tụ bù với mục tiêu giảm TTĐN và nâng cao chất lượng điện năng. + Đối với công tác cấp phụ tải mới: thực hiện kiểm tra chặt chẽ công suất

Page 40 of 81

đăng ký của nhà đầu tư, để chọn dung lượng máy biến áp non tải. Yêu cầu khách hàng cam kết sử dụng đúng công suất đăng ký, ràng buộc cụ thể công suất sử dụng trong hợp đồng mua bán điện.

2.1.5. Các biện pháp kinh doanh

- Quản lý và bảo vệ hòm công tơ, chì niêm phong, khoá hòm công tơ, các thiết bị thuộc hệ thống đo đếm điện của khách hàng; quản lý chì niêm phong, khoá hòm chống tổn thất, bảo vệ các thiết bị đo đếm của hệ thống đo đếm đầu nguồn các trạm công cộng; thường xuyên kiểm tra rà soát để phát hiện và khắc phục kịp thời về các trường hợp sự cố công tơ, thiết bị của hệ thống đo đếm, các trường hợp vi phạm sử dụng điện hoặc vi phạm hợp đồng mua bán điện; phân tích, giao chỉ tiêu tổn thất điện năng theo từng lộ đường dây và trạm biến áp.

- Tăng cường công tác thay định kỳ TI, TU, công tơ. Kịp thời khắc phục sự cố đo đếm phục vụ khách hàng, không để tồn công tơ mất, chết, cháy trên lưới; xử lý ngay các trường hợp công tơ tạm tính chỉ số điện năng tiêu thụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức phúc tra công tác GCS công tơ điện tử của các khách hàng F9 có sản lượng lớn, tập trung vào công tơ thương phẩm có chỉ số bất thường.

- Tăng cường mở hòm công tơ kiểm tra các TBA có tổn thất cao. Nâng cao chất lượng phúc tra ghi chỉ số công tơ.

- Thực hiện nghiêm quy trình kinh doanh, nghiên cứu sắp xếp lịch ghi chỉ số công tơ phù hợp với Luật Điện lực và Quy trình kinh doanh của Tập đoàn. Thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tác động của chương trình DSM, đề xuất các giải pháp ứng dụng DSM và phân tích đồ thị phụ tải cho thành phố hà nội (Trang 33 - 43)