Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tác động của chương trình DSM, đề xuất các giải pháp ứng dụng DSM và phân tích đồ thị phụ tải cho thành phố hà nội (Trang 70 - 73)

V. Các hoạt động khác 614,166,329 100% 5.80%

1. Các giải pháp chung

Trong hệ thống điện Thành phố Hà Nội phụ tải khu vực Sinh hoạt dân dụng và Công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, chủ đạo nên giải pháp chính để san bằng đồ thị phụ tải là áp dụng các biện pháp cắt giảm đỉnh và chuyển dịch phụ tải:

+ Cắt giảm đỉnh: áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện trong sinh hoạt và ứng dụng công nghệ mới, sử dụng các động cơ tiêu thụ ít điện năng hơn trong Công nghiệp hoặc sử dụng các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời,… để có thể cắt giảm nhu cầu công suất của lưới điện Hà Nội trong các giờ cao điểm.

+ Chuyển dịch phụ tải: sử dụng các biện pháp về giá, các biện pháp về tổ chức sản xuất,… hay áp dụng kỹ thuật điều khiển phụ tải bằng sóng để chuyển một phần điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm sáng và cao điểm chiều sang các giờ bình thường và giờ thấp điểm.

Để có giải pháp san bằng đồ thị phụ tải cho lưới điện Thành phố Hà Nội, cần căn cứ tỷ lệ tham gia vào đồ thị phụ tải của các khu vực phụ tải trong thời gian cao điểm sáng và cao điểm chiều, cụ thể:

1.1. Vào thời gian cao điểm sáng

Tỷ lệ % điện năng của các khu vực phụ tải tham gia vào đồ thị phụ tải trong thời đoạn từ 1 ÷12h được thể hiện tại Bảng 5.1.

Qua kết quả phân tích ta thấy đối với thời gian cao điểm sáng, điện năng tiêu thụ khu vực Sinh hoạt dân dụng và khu vực Công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ đạo (62% và 26%).

+ Đối với khu vực Sinh hoạt dân dụng: điện năng tiêu thụ trong thời gian cao điểm sáng chiếm 24% tổng điện năng tiêu thụ trong thời đoạn 1÷12h của khu vực này. Do thời gian cao điểm sáng cũng là thời gian các hộ tiêu thụ sử dụng điện phục

Page 71 of 81

vụ cho sinh hoạt buổi trưa, đây là nhu cầu thiết yếu vì vậy giải pháp chính để giảm tiêu thụ điện năng cho khu vực này là các giải pháp về tiết kiệm điện.

Chỉ tiêu nghiệp Nông nghiệp Công Thƣơng nghiệp Sinh hoạt dân dụng động khác Các Hoạt Tổng cộng

Điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm sáng (kWh)

4,615 689,128 182,473 1,652,862 122,799 2,651,877

Tỷ lệ % theo khu vực 0.17% 25.99% 6.88% 62.33% 4.63% 100%

Tổng điện năng tiêu thụ trong thời đoạn 1÷12h (kWh)

94,500 3,870,882 900,852 6,884,110 723,538 12,473,882

Tỷ lệ % điện năng từng khu vực trong giờ cao điểm sáng với tổng điện năng tiêu thụ trong thời đoạn 1÷12h

4.88% 17.80% 20.26% 24.01% 16.97%

Bảng 5.1: Tỷ lệ % điện năng của các khu vực phụ tải tham gia vào đồ thị phụ tải trong thời đoạn từ 1 ÷12h

+ Đối với khu vực Công nghiệp: điện năng tiêu thụ trong thời gian cao điểm sáng chiếm 18% tổng điện năng tiêu thụ trong thời đoạn 1÷12h của khu vực này. Do đặc tính sản xuất của doanh nghiệp thường làm việc 4h/ca vì vậy trong thời gian cao điểm sáng nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng công suất cực đại. Giải pháp chủ đạo để san bằng đồ thị phụ tải cho khu vực này là các biện pháp thay đổi thời gian làm việc, điều chỉnh số giờ trong một ca làm việc kết hợp với các biện pháp về giá điện, nâng cao hiệu suất của các thiết bị.

+ Đối với khu vực Thương nghiệp: điện năng tiêu thụ trong thời gian cao điểm sáng chiếm 20% tổng điện năng tiêu thụ trong thời đoạn 1÷12h của khu vực này. Trong khu vực này, thành phần khối Văn phòng/Ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ đạo trong tiêu thụ điện năng (67%). Do quy định chung về thời gian làm việc của khối Văn phòng/Ngân hàng nên đây là thời điểm thành phần này sử dụng công suất cực đại. Do không thể thay đổi thời gian làm việc vì sẽ liên quan đến các vấn đề xã hội nên khả năng giảm điện năng tiêu thụ đối với thành phần này trong thời gian cao điểm sáng là không nhiều, chỉ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện là chủ yếu. Đối với thành phần khách sạn, nhà hàng thì thời gian cao điểm sáng cũng là thời điểm thành phần này sử dụng công suất cực đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại của mình. Đây không phải là nhu cầu thiết yếu vì vậy có

Page 72 of 81

thể giảm điện năng tiêu thụ của thành phần này bằng các biện pháp về giá điện, các chính sách quản lý để giảm tuyệt đối điện năng tiêu thụ của thành phần này trong giờ cao điểm.

+ Đối với khu vực các Hoạt động khác: Do đặc thù của khu vực này là các thành phần cơ quan, trường học, cơ sở phục vụ xã hội nên việc điều chỉnh phụ tải là hạn chế dẫn tới việc giảm tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm cũng hạn chế.

1.2. Vào thời gian cao điểm chiều

Tỷ lệ % điện năng của các khu vực phụ tải tham gia vào đồ thị phụ tải ngày trong thời đoạn từ 13 ÷24h được thể hiện tại Bảng 5.2.

Qua kết quả phân tích ta thấy đối với thời gian cao điểm chiều, điện năng tiêu thụ khu vực Sinh hoạt dân dụng và khu vực Công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo (67% và 21%).

Chỉ tiêu nghiệp Nông nghiệp Công Thƣơng nghiệp Sinh hoạt dân dụng động khác Các Hoạt Tổng cộng

Điện năng tiêu thụ trong giờ cao

điểm chiều (kWh) 29,952 1,061,151 258,841 3,345,758 312,665 5,008,368 Tỷ lệ % theo khu

vực 0.60% 21.19% 5.17% 66.80% 6.24% 100%

Tổng điện năng tiêu thụ trong thời đoạn 13÷24h (kWh)

125,267 5,131,169 1,194,153 9,125,448 959,109 16,535,146

Tỷ lệ % điện năng từng khu vực trong giờ cao điểm với tổng điện năng tiêu thụ thời đoạn 13÷24h

23.91% 20.68% 21.68% 36.66% 32.60%

Bảng 5.2: Tỷ lệ % điện năng của các khu vực phụ tải tham gia vào đồ thị phụ tải trong thời đoạn từ 13 ÷24h

+ Đối với khu vực Sinh hoạt dân dụng: điện năng tiêu thụ trong thời gian cao điểm chiều chiếm 37% tổng điện năng tiêu thụ trong thời đoạn 13÷24h của khu vực này (chiếm tỷ lệ nhiều hơn 1,5 lần so với cao điểm sáng). Do thời gian cao điểm chiều này các hộ tiêu thụ sử dụng điện phục vụ cho sinh hoạt tối, lượng điện sử dụng cho chiếu sáng sinh hoạt tăng cao. Đây là nhu cầu thiết yếu vì vậy giải pháp chính để giảm tiêu thụ điện năng cho khu vực này trong thời gian cao điểm tối vẫn là các biện pháp để tiết kiệm điện.

Page 73 of 81

+ Đối với khu vực Công nghiệp: điện năng tiêu thụ trong thời gian cao điểm chiều chiếm 22% tổng điện năng tiêu thụ trong thời đoạn 13÷24h của khu vực này. Thời điểm này nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng nhiều công suất với mục đích tranh thủ, gia tăng sản xuất. Tuy nhiên điện năng tiêu thụ của khu vực này sau thời điểm 18h cũng giảm tương đối nhiều. Để giảm công suất tiêu thụ cần có những biện pháp về mặt chính sách, cơ chế quản lý để các doanh nghiệp không tiến hành sản xuất vào thời gian tiêu thụ công suất cực đại của cao điểm chiều (từ 17 đến 18h) kết hợp với các biện pháp về giá. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh giờ làm việc, số giờ làm việc trong một ca để giảm điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm vì đây cũng là lợi ích của doanh nghiệp.

+ Đối với khu vực Thương nghiệp: điện năng tiêu thụ trong thời gian cao điểm chiều chiếm 20% tổng điện năng tiêu thụ trong thời đoạn 13÷24h của khu vực này. Do đặc thù của các thành phần trong khu vực, việc san bằng đồ thị phụ tải vẫn tập trung vào thành phần nhà hàng, khách sạn vì từ 17 đến 22 giờ điện năng tiêu thụ của thành phần này tăng cao do nhu cầu kinh doanh, dịch vụ. Các biện pháp có thể áp dụng đối với khu vực này là các biện pháp về giá, về tiết kiệm điện.

+ Đối với khu vực các Hoạt động khác: Do đặc thù của khu vực này là các thành phần cơ quan, trường học, cơ sở phục vụ xã hội nên việc cắt giảm điện năng tiêu thụ, điều chỉnh phụ tải là hạn chế dẫn tới việc giảm tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm cũng hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tác động của chương trình DSM, đề xuất các giải pháp ứng dụng DSM và phân tích đồ thị phụ tải cho thành phố hà nội (Trang 70 - 73)