Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tác động của chương trình DSM, đề xuất các giải pháp ứng dụng DSM và phân tích đồ thị phụ tải cho thành phố hà nội (Trang 49 - 51)

- Mô hình cạnh tranh

2. Nội dung phƣơng pháp

2.1. Phương pháp luận

Page 50 of 81

Phương pháp phân tích cơ cấu thành phần phụ tải là kết hợp phương pháp tính toán các đặc trưng của đồ thị phụ tải ngày với lý thuyết xác suất và thống kê số liệu đồ thị phụ tải ngày.

Thông thường từ các nguồn số liệu thống kê, đo đạc, phân tích và dự báo chúng ta có thể biết trước được: ĐTPT ngày trung bình của HTĐ; Tổng điện năng tiêu thụ; Nhu cầu sử dụng điện năng và đặc điểm sử dụng điện năng của từng khu vực phụ tải (Công nghiệp: CN, Sinh hoạt dân dụng: SHDD, Hoạt động khác: HĐK, Thương nghiệp Khách sạn Nhà hàng: TN, Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản: NN). Từ các số liệu này ta có thể tính toán và xây dựng lên một cách gần đúng đồ thị phụ tải điển hình của từng khu vực phụ tải. Sau đó tổng hợp các phụ tải điển hình cho từng khu vực phụ tải ta sẽ xây dựng được đồ thị phụ tải tổng của hệ thống. Việc tính toán gần đúng các đồ thị phụ tải điển hình cho các khu vực phụ tải dựa trên các thông số đặc trưng của đồ thị phụ tải gồm: các thời đoạn công suất cực đại, trung bình, cực tiểu; giá trị công suất cực đại, trung bình, cực tiểu hoặc các hệ số công suất tương ứng. Từ các số liệu thống kê đồ thị phụ tải đã thu thập được, các đặc trưng nêu trên được tính toán theo xác suất. Cách tính này sẽ tránh được sự mất tính tổng quát do hạn chế số lượng số liệu đầu vào. Kết quả thu được có thể tin cậy được. Cụ thể theo lý thuyết xác suất, với một biến ngẫu nhiên rời rạc X có phân phối xác suất là:

Pi = P(X = xi) i = 1, 2, ..., N. thì vọng số của X là số được xác định theo

(4.1)

Nếu trong một phụ tải đang xét có N phụ tải thành phần, phụ tải thành phần thứ i có các đặc trưng thời gian công suất cực trị là Tmaxi, Tmini. Gọi PTmaxi, PTmini là xác suất thời gian công suất cực trị của khu vực phụ tải đang xét lấy các giá trị Tmaxi, Tmini, thế thì vọng số thời đoạn công suất cực trị của khu vực phụ tải cũng được tính tương tự (4.1) như sau:

Tmax = E(Tmax) = (4.2)

Page 51 of 81

Các vọng số này được xem như là các đặc trưng thời gian công suất cực trị của đồ thị phụ tải khu vực đang xét.

Trình tự các bước của phương pháp tóm tắt như sau:

1. Thu thập và phân loại số liệu về đồ thị phụ tải riêng biệt.

2. Xác định các đặc trưng của các đồ thị phụ tải riêng biệt (Tmaxi, Ttbi, Tmini), (Kmaxi, Kmini).

3. Xác định các đặc trưng của các đồ thị phụ tải điển hình (Tmaxi, Ttbi, Tmini), (Kmaxi, Kmini) cho các khu vực phụ tải theo xác suất.

4. Tính các đặc trưng công suất của các đồ thị phụ tải điển hình (Pmax, Ptb, Pmin).

5. Xây dựng đồ thị các khu vực phụ tải điển hình.

6. Xác định thành phần phụ tải khu vực tham gia vào đồ thị phụ tải hệ thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tác động của chương trình DSM, đề xuất các giải pháp ứng dụng DSM và phân tích đồ thị phụ tải cho thành phố hà nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)