2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.2 Đóng góp của Nhà xuất bản Nghệ An từ năm 1991 đến năm 2014
Năm 1991, Nghệ Tĩnh tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh đổi tên thành Nhà xuất bản Nghệ An. Trên chặng đường hơn mười năm trải nghiệm với hàng trăm cuốn sách ra đời đã giúp cho Nhà xuất bản Nghệ An những kinh nghiệm vô cùng quý báu. Thời gian này, công cuộc đổi mới đất nước với sự chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế tự hoạch toán đã gây nhiều bở ngỡ, tạo cho nhà xuất bản không ít những khó khăn thử thách. Nhờ sự chỉ đạo sáng suốt, nhiệt tình của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng ban lãnh đạo nhà xuất bản, với sự nổ lực quyết tâm không
mệt mõi của các cán bộ viên chức đã giúp cho nhà xuất bản vượt qua giai đoạn đầy khó khăn thử thách này.
Số lượng đầu sách tiếp tục được tăng lên, chất lượng sách ngày càng tốt, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo độc giả trong và ngoài nước. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 1995 trở đi, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã thu được những kết quả tốt đẹp, tỉnh ủy có điều kiện chăm lo cho sự nghiệp xuất bản, nhiều đơn đặt hàng có giá trị để phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương được phê duyệt. Một số mảng về truyền thống đấu tranh cách mạng, về tổng kết đánh giá thành tựu, gương các anh hùng, gương người tốt việc tốt, xây dựng nông thôn mới…được đề cao, góp phần làm phong phú thêm những đầu sách của Nhà xuất bản Nghệ An.
Năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đại hội chỉ rỏ mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển văn hóa giai đoạn 1996 – 2000 là: “Phát triển và nâng cao chất lượng
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin đại chúng, và các phương tiện vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Chú trọng các vùng miền núi, biên giới hải đảo và các vùng nông thôn nhiều khó khăn”. Tháng 7 năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khóa
VIII) họp và ra nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. [5]. Nghị quyết nhấn mạnh văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với những vấn đề nẩy sinh trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thị trường.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, từ năm 1991 đến năm 2000, văn hóa Nghệ An có sự chuyển biến rỏ rệt trong công tác bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới, phát triển văn
hóa thông tin cơ sở, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
Trong những năm gần đây, thông tư 18TT/TU ngày 25/3/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện chỉ thị 15/CT TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đã góp phần làm cho mảng sách về lịch sử của Nhà xuất bản Nghệ An ngày càng phong phú đa dạng hơn, góp phần tăng cao số lượng đầu sách về đề tài lịch sử, đem lại những thành công nhất định cho Nhà xuất bản Nghệ An. Một số đầu sách tiêu biểu phải kể đến đó là: Lịch sử phong
trào và tổ chức phụ nữ thành phố Vinh (1930 – 2001), Lịch sử truyền thống Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Hợp, Lịch sử Đảng bộ thị trấn Nam Đàn, Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Nam Lĩnh, Thành phố Vinh – quá trình hình thành và phát triển (1804 – 1945) của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng; Cách mạng tháng Tám ở Nghệ An của PGS.TS Trần Văn Thức; Lịch sử phường Trung Đô của Chu Trọng Huyến; Lịch sử Đảng bộ thị trấn Cầu Giát, Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Kỳ, Lịch sử đoàn Thanh niên Cộng sãn Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên thành phố Vinh (1925 – 2009) của Bùi Ngọc Tam;
Lịch sử Đảng bộ Xã Nghi Hòa của Phan Xuân Thành, Lịch sử xã Nghi Hợp của Nguyễn Quang Lược, Lịch sử phường Lê Mao, thành phố Vinh của Nguyễn Thị Trang Nhung, Lịch sử Hội nông dân Quỳnh Lưu của Quách Hữu Đăng, Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Nguyên của BCH Đảng bộ huyện; Diễn
Châu 1380 năm – lịch sử - văn hóa – nhân vật của Ninh Viết Giao, Bến Thủy, lịch sử đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển của Hoàng Anh Tài –
Tôn Nữ Hải Yến… Những công trình đó đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà chính trị và bạn đọc nhiều tư liệu gốc, nhiều chi tiết, sự kiện lịch sử cụ thể. Từ đó có thể nhìn sâu hơn về mảnh đất, con người xứ Nghệ. [45]
Bên cạnh đó, một số ban ngành cấp tỉnh, thành, các đơn vị sản xuất thuộc diện quản lý của nhà nước và một số đơn vị tư nhân…trong những năm
gần đây cũng có nhu cầu biên soạn sách lịch sử nhằm ghi lại quá trình xây dựng và trưởng thành của đơn vị, cũng như công lao của các thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức của ngành mình trong sự nghiệp chung xây dựng đất nước, đã biên cho biên soạn một số công trình lịch sử khá công phu, đó là: Lịch sử Mặt trận tổ quốc thành phố Vinh, Lịch sử công đoàn Nghệ An,
Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh, Lịch sử bộ đội biên phòng Nghệ An, Lịch sử 60 năm ngành y tế tỉnh Nghệ An 1945 – 2005, Lịch sử Điện lực Nghệ An…
([45]. Để các công trình này sớm được ra đời nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của các thế hệ đảng viên và nhân dân, các cán bộ, biên tập viên của Nhà xuất bản Nghệ An đã góp phần không nhỏ để những cuốn sách đó sớm được ấn hành.
-Mảng sách về đề tài văn hóa của Nhà xuất bản với sự đa dạng phong phú vốn có của nó không ngừng được tăng thêm. Đáng ghi nhận nhất vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Nghệ An được Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cho kinh phí để tổ chức biên soạn các tập sách có tính tổng kết các bộ môn văn học nghệ thuật trong tỉnh. Nhà xuất bản đã tổ chức biên soạn xuất bản các tập sách văn học, nghệ thuật của thế kỷ XX như:
Văn Nghệ An, Thơ Nghệ An, Lý luận phê bình, Nhiếp ảnh, Hội họa Nghệ An, Thơ đường luật Nghệ An thế kỷ XX, Văn học các dân tộc thiểu số Nghệ An, 2000 trang ; Nghiên cứu lý luận phê bình văn học Nghệ An thế kỷ XX. Các tập
sách trên đều do các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà văn, nhà thơ, văn nghệ sĩ tâm huyết như: Phan Cự Đệ, Phan Đăng Nhật, Ninh Viết Giao, Võ Văn Trực, Lê Phức, Lê Huy Tiếp làm chủ biên. Đây là một cố gắng lớn của Nhà xuất bản Nghệ An, là sự cộng tác tích cực của các văn nghệ sĩ tỉnh nhà và sự tận tâm của các tác giả có nhiều duyên nợ với quê hương xứ Nghệ. Các tác phẩm này mang tính chất đánh giá thành tựu văn học của tỉnh trong thế kỷ XX, đồng thời ghi nhận, biểu dương đội ngủ tác giả sáng tác người Nghệ đã có công
đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn học của tỉnh trong ngót một trăm năm của thế kỷ XX. [68]
Đặc biệt, để chào mừng Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI và nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Nhà xuất bản Nghệ An đã cho ra mắt nhiều đầu sách có giá trị ở nhiều thể loại, trong đó mảng sách văn học có tác phẩm
Tuyển văn Nghệ An 10 năm đầu thế kỉ XXI, Tuyển thơ Nghệ An 10 năm đầu thế kỉ XXI, Nghiên cứu lý luận văn học Nghệ An thế kỷ XX… là những tác
phẩm được đánh giá cao và được đông đảo bạn đọc yêu mến. [45]
-Về mảng sách Danh nhân, với đề tài lớn viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục được Nhà xuất bản Nghệ An đặc biệt quan tâm, nên hàng năm rất nhiều bản thảo quý được các tác giả dày công soạn thảo tiếp tục được ấn hành. Một số cuốn đã được tái lại nhiều lần như cuốn Di tích Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở Kim Liên, Chuyện kể về Bác Hồ, Bác Hồ những câu chuyện cảm động, Hồ Chí Minh thời niên thiếu, Nhật kí trong tù,… Đặc biệt nhất là cuốn Những người thân trong gia đình Bác Hồ của tác giả Trần Minh Siêu đã được
Nhà xuất bản Nghệ An tái bản tới 15 lần, chưa kể Nhà xuất bản Trẻ và Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp cũng tiếp tục tái bản thêm nhiều lần nhưng vẫn không đủ khối lượng bán ra phục vụ cho đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đây là cuốn sách được nhiều độc giả quan tâm yêu thích và lấy đó làm tấm gương học tập và rèn luyện trong cuộc sống. Một số cuốn sách có giá trị khác được bạn đọc quan tâm như: Văn Hồ Chí Minh, Thơ Hồ Chí Minh, Từ
điển Nhật ký trong tù, Bác Hồ - một tình yêu bao la, Những bức thư, bài viết, bài nói chuyện của Bác Hồ với quê hương Nghệ An, Quê hương trong trái tim Người, Chuyện kể về Bác Hồ (4 tập), Tư tưởng lớn qua câu chuyện nhỏ, Kim Liên trong lòng người dân và bầu bạn, ...[6]
Những cuốn sách này đã phát huy tác dụng rất hiệu quả, phục vụ cho đông đảo người dân trong các cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ do Đảng phát động.
Ngoài đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số tác phẩm tiêu biểu khác tiếp tục được xuất bản như: Phan Bội Châu nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn;
Phạm Hồng Thái và tiếng bom Sa Diện; Phan Thái Ất, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng; Chí sĩ Hồ Học Lãm - cuộc đời và nhân cách; Đôi mắt quan Thái Sư; Nguyễn Trường Tộ; Mai Hắc Đế truyền thuyết và lịch sử; Nguyễn Huệ với Phượng Hoàng Trung Đô; Phan Đình Phùng – cuộc đời sự nghiệp; Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai; Uy Minh Vương – Lý Nhật Quang; Hát nói Nguyễn Công Trứ; Cao Xuân Dục; Giai thoại Phan Bội Châu; Người xứ Nghệ…Đặc biệt nhất là cuốn sách Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử do
Nhà xuất bản Nghệ An liên kết với Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản. Cuốn sách này dày hơn 1000 trang với nội dung sâu sắc viết về cuộc đời và những cống hiến to lớn của nhà doanh điền, nhà thơ, vị quan lắm tài nhiều tật, có cái thâm nho của kẻ sĩ, nhưng lại có cả cái ngông nghênh của một ông đồ Nghệ đối với chiều dài lịch sử dân tộc. Cuốn sách này đã đạt giải C – giải thưởng sách đẹp toàn quốc năm 2008. [6]
Cũng với mảng đề tài này, Nhà xuất bản Nghệ An còn ấn hành một số sách ghi nhận những tấm gương tiêu biểu khác như: Những tấm gương tiêu biểu 10 năm đổi mới; Đơn vị và cá nhân anh hùng tỉnh Nghệ An; Khoa bảng Nghệ An; Hoàng Kim Giao – chân dung cuộc đời; Đơn vị và cá nhân điển hình Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…góp phần làm
phong phú thêm mảng đề tài về danh nhân xứ Nghệ. Mảng sách này ngày càng được nhà xuất bản quan tâm và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu khám phá của độc giả, nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và nâng cao kiến thức tìm hiểu về những con người kiệt xuất của mảnh đất địa linh này.
Bên cạnh các loại sách được kể trên, Nhà xuất bản Nghệ An vẫn luôn tích cực phấn đấu, xuất bản các loại sách phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Một số đầu sách thuộc lĩnh vực này như: Tư liệu về những kì đại hội
của Đảng bộ Nghệ Tĩnh – Nghệ An; Văn kiện của các kì đại hội Đảng bộ Nghệ Tĩnh – Nghệ An, Xây dựng Đảng vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan vững mạnh của Đảng ủy các cơ quan cấp tỉnh; Con người Nghệ An trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Phó giáo sư Lê Bá Hán chủ biên; Những giải pháp phát triển công nghiệp và dịch vụ gia đình qua thực tiễn của
TS.Lê Doãn Hợp; Hưu nông dân của TS.Hồ Bá Quỳnh; Các dân tộc thiểu số
ở Nghệ An của TS.Nguyễn Đình Lộc; Xây dựng môi trường xã hội – nhân văn ở Nghệ An của TS.Đoàn Minh Duệ, Gương sáng kinh tế hộ, Điển hình kinh tế trang trại và hàng chục cuốn sách khác cập nhật tình hình thực tế trên
các lĩnh vực khác của tỉnh, góp phần quan trọng trong tiến trình phát triển mọi mặt về đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh với một cái nhìn nhạy bén, sát sao. [45]
Bên cạnh đó, một số tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác như ca khúc, nhiếp ảnh, sân khấu của các tác giả Hồ Hữu Thới, Quan Vượng, Trần Vương, Trần Duy Ngoãn, Hồ Xuân Thanh, Từ Tiện, Hải Ninh…cũng được ấn hành ở nhà xuất bản Nghệ An. Tuy nhiên do chưa có sự đầu tư nên các đầu sách này chưa nhiều. Một số đầu sách như Mỹ thuật Nghệ An thế kỷ XX của họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nhiếp ảnh Nghệ An thế kỷ XX do nghệ sĩ Lê Phức chủ biên được bạn đọc yêu thích và đánh giá cao.
Ngoài các mảng sách được bạn đọc biết đến thì văn hóa phẩm cũng là một mảng được Nhà xuất bản Nghệ An luôn chú trọng đưa ra thị trường nhằm phục vụ đông đảo tầng lớp nhân dân. Văn hóa phẩm của Nhà xuất bản Nghệ An bao gồm các chủng loại chủ yếu như tranh đơn, nhị bình, tứ bình, câu đối, cuốn thư, ngũ quả, lịch…với số lượng và chủng loại tăng dần hàng năm. Để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường, các họa sĩ, biên tập viên nhà xuất bản phải dày công tìm hiểu, đi thực tế, nghiên cứu thị trường của từng vùng, nắm bắt thị trường hàng năm…để cho ra đời những sản phẩm đẹp mắt, vừa phù hợp nhu cầu thẩm mỹ người tiêu dùng, vừa phù hợp điều kiện kinh tế của
đông đảo người dân. Thời gian qua Nhà xuất bản đã cho ra đời nhiều câu đối có nội dung mang tính tư tưởng cao, sâu sắc về nội dung, đẹp đẽ về hình thức và kiểu mẫu đa dạng phong phú, được đông đảo người dân yêu thích. Để có được những sản phẩm như vậy, nhà xuất bản đã dày công chú trọng từ khâu tách màu, chế bản, chủng loại giấy in, mực in sao cho phù hợp và hiệu quả nhất để cung ứng ra thị trường. Có như vậy thì văn hóa phẩm của Nhà xuất bản Nghệ An mới có thể cạnh tranh được với các loại tranh ảnh, lịch, văn hóa phẩm nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…ngày càng tràn lan trên thị trường ngày nay.
Cùng với các loại văn hóa phẩm là việc trình bày và minh họa sách cũng rất được Nhà xuất bản Nghệ An chú trọng. Vì đây là một phạm trù mang tính nghệ thuật, tính biểu tượng và có tác dụng về tư tưởng nên có thể nói mỗi bìa sách hay mỗi họa tiết minh họa đều được coi là một tác phẩm nghệ thuật riêng. Chính vì vậy các họa sĩ của nhà xuất bản cũng đã rất dày công nghiên cứu để đưa ra nhiều sản phẩm sách có mẫu mã trình bày bìa đẹp mắt, ấn tượng, có chiều sâu và tránh được tình trạng sáo mòn, đơn điệu. Vì vậy, trong các cuộc triển lãm mỹ thuật của tỉnh, của khu vực, cũng như Trung ương hàng năm, các chùm bìa sách, minh họa của nhà xuất bản cũng tham gia và dành được nhiều giải như sách đẹp, bìa đẹp của Cục xuất bản. Điều đó chứng tỏ nhà xuất bản vừa quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức thẩm