Vai trò của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ khi thành lập đến khi chia tách tỉnh (1980 1991)

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhà xuất bản nghệ tĩnh, nghệ an từ năm 1980 đến năm 2014 (Trang 68 - 79)

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.1.Vai trò của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ khi thành lập đến khi chia tách tỉnh (1980 1991)

tách tỉnh (1980 - 1991)

Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh là một trong những nhà xuất bản có uy tín của cả nước, xuất bản các ấn phẩm để góp phần phổ biến tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trải qua chặng đường 35 năm với các giai đoạn xây dựng và trưởng thành, xuất bản phẩm của nhà xuất bản ngày càng đa dạng hóa loại hình sản phẩm, đã xuất bản hàng ngàn đầu sách với chất lượng cao, các đề tài xuất bản luôn đảm bảo tính hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và bám sát nhu cầu của xã hội. Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh đã trở thành địa chỉ quen thuộc của các tác giả và bạn đọc trong tỉnh và cả nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới của tỉnh Nghệ Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.

Thời gian đầu kể từ khi mới thành lập đến khi Nghệ Tĩnh chia tách thành hai tĩnh Nghệ An và Hà Tĩnh (1980 - 1991), mặc dầu thời gian này còn gặp nhiều khó khăn thử thách, nhưng Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh đã có được những ấn phẩm đầu tay có giá trị trên nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, văn học nghệ thuật, mảng sách về danh nhân, y tế, khoa học kỷ thuật…được nhiều người biết đến:

-Về đề tài Lịch sử: Có thể nói, đây là mảng sách trọng tâm được xuất

bản nhiều nhất của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh. Với mục đích nhằm góp phần nâng cao dân trí, đặc biệt là kiến thức về truyền thống lịch sử đấu tranh vẽ

vang của người dân xứ Nghệ, nhằm góp phần khơi dậy truyền thống yêu nước, bồi dưỡng ý chí cách mạng và lòng tự hào về quê hương đất nước cho cán bộ, đảng viên và đông đảo tầng lớp nhân dân, một khối lượng lớn sách lịch sử đã được ấn hành.Trong đó đáng chú ý là một số công trình của Ban nghiên cứu lịch sử Nghệ Tĩnh, của các nhà sử học, dân tộc học trên cả nước với hàng trăm đầu sách về đề tài lịch sử đã được xuất bản, tiêu biểu là các công trình sau: Những người cộng sản trên quê hương xô viết Nghệ Tĩnh ( 3

tập), Lịch sử Nghệ Tĩnh, Lịch sử Đảng bộ Nghệ Tĩnh (Ban nghiên cứu lịch sử đảng Nghệ Tĩnh); Xô viết Nghệ Tĩnh (Tiểu ban sử); Lịch sử công an nhân dân

Nghệ Tĩnh (Công an tỉnh Nghệ Tĩnh); Nghệ Tĩnh 40 năm con số và sự kiện

(UBND tỉnh); Lịch sử phong trào phụ nữ Nghệ Tĩnh (Liên hiệp phụ nữ tỉnh) ;

Lịch sử giai cấp công nhân, công đoàn Nghệ Tĩnh (Liên đoàn lao động Nghệ

Tĩnh); Lịch sử Đảng bộ Huyện Nam Đàn (1930 – 1945), tập 1 (sơ thảo) của

Huyện ủy Nam Đàn; Nam Đàn – quê hương của Hồ Chủ tịch của Trần Thanh

Tâm, Ninh Viết Giao; Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản huyện Diễn Châu

(1930 – 1975), tập 1 (sơ thảo) của Huyện ủy Diễn Châu; Lịch sử Đảng bộ huyện Nghi Lộc (1930 – 1954) tập 1 của Huyện ủy Nghi Lộc; Tân Kỳ làng xã và truyền thống của Ninh Viết Giao, v.v… [45] những công trình này đã đóng góp một phần quan trọng tái hiện lại chặng đường đấu tranh đầy gian khổ hy sinh anh dũng của các thế hệ cha anh trên mảnh đất Xô viết Nghệ Tĩnh đầy máu lửa, đồng thời đã đóng góp có hiệu quả và thiết thực vào công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử Nghệ Tĩnh. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ nói riêng và lịch sử dân tộc được xuất bản đã góp phần thiết thực để cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương kế thừa, phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hạn chế, tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ngay trên quê hương Nghệ Tĩnh.

-Đề tài về Văn hóa: Ngay từ khi ra đời, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh đã chủ

động nhận nhiệm vụ trước Đảng bộ là ra sức phấn đấu văn bản hóa những giá trị văn hóa xứ Nghệ. Chính vì vậy, giữa cơ chế thị trường rộng lớn và nhiều phức tạp, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh vẫn tập trung dồn hết công sức xuất bản những bộ sách, mảng sách viết về văn hóa xứ Nghệ. Và cũng chính những mảng sách viết về văn hóa xứ Nghệ đã tạo nên diện mạo, dấu ấn riêng của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh.

Một điều kiện rất thuận lợi cho Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh trong quá trình xuất bản sách văn hóa xứ Nghệ là sự động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cho mảng sách này. Đồng thời, phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của đội ngũ đông đảo tác giả cộng tác viên nhiệt tình, nhiều tâm huyết, tài năng và sáng tạo trong lĩnh vực sáng tác này. Có thể nói, mảng sách văn hóa xứ Nghệ là một mảng sách phong phú, đa dạng ở nhiều loại hình: Sách sưu tầm – giới thiệu, sách nghiên cứu – tìm hiểu, sách địa chí, sách văn học nghệ thuật, văn hóa dân gian…Tất cả các thể loại đó đã được đông đảo tác giả, cộng tác viên trong khắp các vùng miền của xứ Nghệ dày công sáng tác, được Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh tập hợp lại để có dịp giới thiệu cho bạn bè, độc giả trong và ngoài nước thưởng thức. Đây cũng chính là một đóng góp rất quan trọng của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh trong việc sưu tầm và lưu giử các giá trị văn hóa xứ Nghệ.

Sách sưu tầm – giới thiệu, là một trong những mảng sách gặt hái được nhiều thành công nhất của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh. Đã có nhiều tập sách ở lĩnh vực sưu tầm – giới thiệu được Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh xuất bản và đã được giới nghiên cứu và độc giả đánh giá cao về nội dung và ý nghĩa của nó. Tác giả xuất sắc nhất và cũng được biết đến nhiều nhất về mảng sách này là Phó giáo sư Ninh Viết Giao. Đặc biệt, ông được sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa, nhưng lại là chuyên gia viết về văn hóa xứ Nghệ. Cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu khoa học của ông đã gắn bó máu thịt với vùng quê và con người

nơi đây. Có thể nói, xứ Nghệ chính là “quê hương” thứ hai của vị Phó giáo sư tài hoa này. Với sự hiểu biết uyên thâm, lòng say mê hiếm có cùng với tấm lòng nhiệt huyết đầy trách nhiệm, ông đã cho ra đời những công trình sáng tác đồ sộ về văn hóa xứ Nghệ, đồng thời cũng là chủ biên một số tập sách giới thiệu về văn hóa xứ Nghệ, như: Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ (4 tập),

Kho tàng ca dao xứ Nghệ (2 tập), Kho tàng Vè xứ Nghệ (9 tập), Văn bia Nghệ An, Chèo – tuồng cổ xứ Nghệ…[68].Chỉ tính riêng 9 tập của bộ Kho tàng vè

xứ Nghệ với gần 6000 trang với giá trị về nhiều mặt đã giúp ích lớn lao cho

các nhà sử học, triết học, dân tộc học, văn học nghệ thuật trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về mảnh đất, con người cũng như văn hóa xứ Nghệ…đã cho chúng ta thấy được mức độ cống hiến và công lao cũng như sức làm việc bền bỉ đầy tâm huyết của nhà “Nghệ An học” Ninh Viết Giao.

Bên cạnh Phó giáo sư Ninh Viết Giao, một số tác giả cộng tác viên phải kể đến về mảng sách này đó là nhà thơ Trần Hữu Thung, Thái Kim Đỉnh, Nguyễn Nghĩa Nguyên, Bá Dũng…với một số đầu sách được biết đến như:

Chuyện Trạng xứ Nghệ, Từ Cổ Loa đến Đền Cuông, Đền Quả Sơn, Truyện dân gian Nghệ Tĩnh, Hát phường vải, Truyện cổ Thái, Truyện dân gian Nghệ Tĩnh, Cuộc sống của thành ngữ tục ngữ trong kho tàng ca dao Việt Nam, Văn hóa dân gian, …[68].đây là những cuốn sách hấp dẫn và có giá trị, góp phần tăng thêm sự đa dạng phong phú của mảng sách này.

Cùng với việc xuất bản về các đầu sách sưu tầm – nghiên cứu, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh cũng đã ấn hành nhiều loại sách về lĩnh vực tìm hiểu – nghiên cứu văn hóa xứ Nghệ. Đây là loại sách với nội dung tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về văn hóa xứ Nghệ, qua đó tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân ra đời, đặc điểm, nét đặc sắc, ý nghĩa, cái hay cái đẹp kể cả mặt khiếm khuyết hạn chế của một vùng văn hóa mà nhiều người yêu mến. Một số đầu sách tiêu biểu đó là: Ví phường vải (Nguyễn Tất Thứ), Bản sắc văn hóa của

Tìm hiểu tính cách người Nghệ (Chu Trọng Huyến), An Tĩnh cổ lục (H. Le

Breton), Từ điển tục ngữ - Thành ngữ xứ Nghệ (Nguyễn Nhã Bản)… [68].

Bên cạnh đó, một loại sách khác của mảng “Văn hóa xứ Nghệ” được Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh tập trung khai thác đó là sách Địa chí. Nội dung của loại sách này là sự kết hợp giữa địa dư, lịch sử và văn hóa từ xưa đến nay của địa phương trên khắp các vùng miền của tỉnh Nghệ Tỉnh, từ đó làm nổi bật phong tục, tập quán, truyền thống của người dân xứ Nghệ nhằm giáo dục cho các thế hệ con em lòng yêu quê hương, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp mà cha ông đã tạo dựng. Một số cuốn địa chí được độc giả đánh giá cao về giá trị nội dung tư tưởng, cũng như cách bố cục và trình bày đẹp đó là cuốn: Diễn Châu , địa chí văn hóa làng xã; Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu, Địa

chí huyện Quỳ Hợp của Ninh Viết Giao; Diễn Cát xưa và nay của Vương

Đình Cừ, Đất Trường Thi (Nhiều tác giả)… [68].. Đặc biệt tiêu biểu nhất là cuốn Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh do Giáo sư Nguyễn Đổng Chi – nhà nghiên cứu và giới thiệu văn hóa dân gian xứ Nghệ biên soạn. Đây là một công trình mở đường và đặt nền móng cho hàng loạt sách địa chí nghiên cứu và giới thiệu về văn hóa xứ Nghệ ra đời sau này. Đặc biệt, cuốn sách này đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu văn hóa một phương pháp luận, một hướng tiếp cận và thể hiện mới của loại sách địa chí văn hóa này. Và đây cũng chính là tác phẩm quan trọng để Giáo sư Nguyễn Đổng Chi nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu.

Về loại sách Văn học nghệ thuật trong tỉnh: Có thể nói, do yếu tố truyền thống địa lịch sử, về nguồn nước mặn mà thấm đẩm xứ Nghệ đã tạo cho người dân nơi đây một chất giọng không trộn lẫn bất cứ đâu, đồng thời cũng chính mảnh đất đặc biệt, thấm đẩm thi ca đó đã kết tinh cho người dân xứ Nghệ một tình yêu nồng nàn đối với văn nghệ, thơ ca. Trong cái nôi của kho tàng văn học, văn hóa dân gian đó đã sản sinh ra cho mảnh đất Nghệ Tĩnh nhiều danh nhân văn hóa, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua hàng trăm năm lưu truyền qua các thế hệ, người dân nơi đây đã sáng tạo ra cả một kho tàng đồ sộ về ca dao, dân ca, truyện kể, câu hò, điệu ví đủ các loại hình. Và cũng chính tình yêu sâu đậm đối với thơ ca ấy đã đem đến cho người dân xứ Nghệ một thành quả vô cùng lớn lao mà cả thế giới phải biết đến, đó là vừa qua, tổ chức UNESCO, một tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc đã công nhận dân ca Ví, Dặm là di sản phi vật thể của nhân loài. Đây là một niềm vinh dự vô cùng lớn lao của nhân dân cả nước nói chung và người dân Nghệ Tĩnh nói riêng và cũng là một cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc ra thế giới. Đồng thời đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi cho Nhà xuất bản Nghệ An trong tiến trình hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu và giới thiệu những ấn phẩm về văn hóa xứ Nghệ.

Ngay từ buổi đầu thành lập, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các nhà văn, nhà thơ như Trần Hữu Thung, Minh Huệ, Hồng Nhu, Bá Dũng…những người đã góp phần tạo nên diện mạo của Nhà xuất bản Nghệ An sau này. Điểm qua một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu về thơ và văn xuôi được giải đã được Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh ấn hành: Hồ Chí Minh thời trẻ, Cuộc đời không ngắn ngủi của Chu Trọng Huyến; Ký ức đồng chiêm, Anh vẫn hành quân, Tuyển tập thơ của Trần Hữu Thung; Bà mẹ và mùa xuân, Đêm nay Bác không ngủ, Tuyển tập của Minh Huệ; Một đời khát vọng, Bí mật trên đồi hổ táng, Một thời Bến Thủy của Bá Dũng; Cây tâm hồn

trắng, Hai giọt sương của Hồng Nhu; Dưới trời mây trắng, Sen lên của Xuân

Hoài; Những lỗi lầm đã qua của Đức Ban; Hai người trở về bản, Trời đỏ,

Năm học đã qua của La Quán Miên; Con chim Tà Vặt, Đêm Giáng Sinh, Cuối cùng cũng một mình em của Thạch Quỳ; Sóng bãi Ngang, Chân trời lạ, Gió mùa của Hồ Phi Phục; Cổ tích ở làng, Cất nắng của Lê Thái Sơn; Con đường đi qua gốc gạo của Đàm Quỳnh Ngọc; Lời cánh đồng của Nguyễn Thị

nguyện cuối cùng, Vọng về xứ Phuống của Vân Anh; Muối của đất của

Nguyễn Duy Năng, Nghìn dặm chân trần, Tâm trạng của Nguyễn Quốc Anh;

Hoa đại, Gió mùa, Chân trời lạ của Hồ Phi Phục, Hai đầu bảo, Khẻ nhắc của

Nguyễn Văn Hùng, Lời cánh đồng của Nguyễn Thị Phước, Hạt bụi người của Cảnh Nguyên, Khi mùa xuân đi qua của Chu Vĩnh Phương, Bóng mình của Cao Bá Trang, Chân Trời Quê, Ngày phù sa của Võ Văn Vinh…[45]

Bên cạnh những bộ sách tiêu biểu trên, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh còn xuất bản hàng trăm đầu sách văn học của các cây bút quen thuộc như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cỏ nước mặn (Biển Hồ), Miền nhớ miền thương (Phan

Văn Từ), Điều không thể dấu (Cảnh Nguyên), Nụ cười và giọt nước mắt (Nguyễn Văn Hùng), Gửi người không quen (Nguyễn Trọng Tạo). Gốc cây

rừng trong mơ (Lê Thái Sơn), Hai đầu bão (Nguyễn Văn Hùng), Hoa dại (Hồ

Phi Phục), Lời cánh đồng (Nguyễn Thị Phước), Chân trời quê (Võ Văn Vinh), Khi mùa xuân đi qua (Minh Huệ ), Thuyền đi trong mưa ngâu (Nhiều tác giả)… [45]

Cùng với các sáng tác văn xuôi, Nghệ Tĩnh còn có một lực lượng cán bộ nghiên cứu, sưu tầm lý luận phê bình khá hùng hậu, được cả nước biết đến. Một số tác phẩm của các nhà nghiên cứu văn học dân gian, nhà địa phương học đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy kho tàng văn học dân gian xứ Nghệ. Mộ số tác phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực này phải kể đến đó là các tác phẩm của Phó giáo sư Ninh Viết Giao như: Kho tàng ca dao

xứ Nghệ, Kho tàng vè xứ Nghệ; một số tác phẩm của nhà địa phương học Thái

Kim Đĩnh: Truyện dân gian Nghệ Tĩnh, Thơ văn quanh truyện Kiều, Năm thế

kỷ văn Nôm người Nghệ và các tác phẩm nghiên cứu lý luận phê bình khác

của Giáo sư Nguyễn Nhã Bản, Lê Quý Kỳ, Phan Sinh Viên, Trần Hữu Dinh, Đào Tam Tỉnh, Nguyễn Văn Hùng…đã đóng góp thêm những tác phẩm quý báu vào kho tàng văn học nghệ thuật địa phương, tạo nên sự phong phú đa dạng cho Nhà xuất bản trong lĩnh vực văn hóa này.

Có thể nói, qua hàng trăm tập sách về văn hóa dân gian đủ các loại hình văn học nghệ thuật, truyện kể, thơ ca, câu đối, văn bia, âm nhạc, chèo, tuồng, ví, dặm, ngôn ngữ và hàng chục tập sách chuyên mục gới thiệu, nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người dân xứ Nghệ là nguồn mạch của cuộc sống tinh thần, cuộc sống văn hóa của nhân dân xứ Nghệ đúc kết lại, được thể hiện trên từng trang sách của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh. Đây chính là nguồn mạch không bao giờ vơi để các nhà văn, nhà thơ, những “ông đồ Nghệ” sáng tác nên những tác phẩm bất hủ lưu truyền cho muôn đời sau. Các tác phẩm này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, bồi đắp thêm những giá trị tinh thần tốt đẹp cho nhân dân Nghệ Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.

-Sách viết về Danh nhân: Đây là mảng sách đặc trưng của Nhà xuất bản

Nghệ Tĩnh. Từ xưa tới nay, xứ Nghệ luôn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhà xuất bản nghệ tĩnh, nghệ an từ năm 1980 đến năm 2014 (Trang 68 - 79)