Hoạt động của Nhà xuất bản Nghệ An từ khi chia tách tỉnh đến năm 2014

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhà xuất bản nghệ tĩnh, nghệ an từ năm 1980 đến năm 2014 (Trang 57 - 68)

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.3.3. Hoạt động của Nhà xuất bản Nghệ An từ khi chia tách tỉnh đến năm 2014

2014

Năm 1991, sau khi Nghệ Tĩnh chia tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Nhà xuất bản Nghệ Tỉnh đổi tên thành Nhà xuất bản Nghệ An nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của một nhà xuất bản chung của xứ Nghệ.

Trước những vấn đề phức tạp mới đang tác động tiêu cực đến hoạt động xuất bản cần phải được khẩn trương, nghiêm khắc chỉ ra và khắc phục, ngày 31 – 2 – 1992, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 08 – CT/TW về “Tăng cường sự

lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí – xuất bản”[17]. Mục tiêu và nội dung cơ bản của chỉ thị này là nhằm kịp thời chỉ ra những việc làm cơ bản và cấp thiết nhất để thực hiện bằng được chức năng và nhiệm vụ nặng nề của xuất bản.

Chỉ thị 08 ra đời đúng vào thời điểm khó khăn của ngành xuất bản đã kịp thời điều chỉnh hướng phát triển của xuất bản, khắc phục được những lệch lạc, thiếu sót trong những năm trước đó và đặc biệt là nhấn mạnh được vai trò, năng lực, tầm lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến các cấp của hoạt động xuất bản.

Sau Chỉ thị 08 ban hành gần một năm, đến tháng 01 – 1993, Hội nghị lần thứ IV của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ra nghị quyết về một

số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt. Một lần nữa, Nghị quyết khẳng định những tư tưởng, định hướng và nhiệm vụ lớn của văn nghệ, trong đó xuất bản sách văn nghệ giử vị trí rất to lớn, góp phần trực tiếp cho sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật nước nhà trong thời kỳ mới.

Trong chỉ thị 08 và Nghị quyết TW 4, Đảng đã có chủ trương chỉ đạo Nhà nước tiến hành chuẩn bị xây dựng Luật Xuất bản. Sau một thời gian soạn thảo công phu, tháng 7 – 1993, Quốc hội đã thông qua Luật Xuất bản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để thực hiện Luật Xuất bản, Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/CP về quy định chi tiết thi hành Luật Xuất bản và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 79/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Xuất Bản.[18]

Có thể nói, Luật Xuất bản là một thành quả quan trọng của quá trình lãnh đạo và quản lý xuất bản. Là bước nối tiếp của Sắc luật 003/SLT do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ban hành ngày 18 – 6 – 1957 về xuất bản. Những cơ sở pháp lí quan trọng nhất đã được xác định, tạo điều kiện cho việc định hướng, điều chỉnh, kiểm soát, xử lý các cơ quan quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Do sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và sự xuất hiện nhiều nội dung, vấn đề mới của xuất bản trong thời kỳ mới, cơ chế thị trường xuất hiện, ngày càng phát triển và phát huy tác dụng nên cần có luật mới để thực hiện việc quản lí có hiệu quả nhằm phát triển sự nghiệp xuất bản của Việt Nam.

Nhằm đưa Nhà xuất bản Nghệ An sớm thoát khỏi những khó khăn, thử thách sau khi chia tách tỉnh, Ban giám đốc nhà xuất bản đã cùng cán bộ công nhân viên họp bàn, đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp thiết thực trong chặng đường hoạt động mới. Thận trọng với từng bước đi của mình, Nhà xuất bản Nghệ An tiếp tục cho ra đời những ấn phẩm chất lượng, khẳng định bước trưởng thành của mình. Với sự quan tâm sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các đề tài truyền thống cách mạng, các gương anh hùng, đặc biệt là mảng đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang “thương hiệu” của nhà xuất

bản…tiếp tục được khai thác phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Và cũng nhờ những mảng đề tài giá trị đó mà trong cơ chế mới, Nhà xuất bản Nghệ An và Công ty cổ phần Phát hành sách Nghệ An đã là “bạn hàng” của nhau[66]. Rất nhiều đầu sách thuộc những mảng đề tài này đã được hai đơn vị liên kết ấn hành và được bạn đọc đón nhận như: Truyện Kiều, Nguyễn Huệ

với Phương Hoàng Trung Đô, Văn thơ Hồ Chí Minh, Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ, Kho tàng ca dao xứ Nghệ, v.v…Nhờ đó, nhà xuất bản đã vượt

qua giai đoạn khó khăn thử thách, bước vào thời kỳ mới.

Từ năm 1995, thực trạng kinh tế của tỉnh đi vào ổn định nên tỉnh có điều kiện chăm lo tới đời sống văn hóa và hoạt động xuất bản hơn cả trên phương diện tinh thần và vật chất. Vì vậy, hoạt động của nhà xuất bản được cải thiện tốt hơn, nhiều tác phẩm quý giá được giải cao của nhà xuất bản ra đời trong khoảng thời gian này như cuốn “Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh”, “Địa

chí văn hóa huyện Quỳnh Lưu”, “Văn Nghệ An”, “Thơ Nghệ An”,Giai thoại và tư liệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều, Chuyện về Bác Hồ, …

Từ năm 1996, với tinh thần của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khóa VIII (Tháng 7 – 1998) nhằm “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [55], hoạt động xuất bản giai đoạn này có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều tác phẩm có giá trị đã được đặt hàng xuất bản nhằm tuyên truyền cho đường lối, chính sách của Đảng ấn hành. Trong những năm này, toàn nhân loại đang hướng về năm 2000, năm kết thúc thế kỷ XX, chuyển giao sang thế kỷ XXI. Trong dòng chảy chung của toàn nhân loại, thì riêng dân tộc ta còn hướng tới năm 2000 với những ngày kỷ niệm trọng đại: Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một không khí thi đua sôi nổi diễn trong cả nước, cả tỉnh, các cấp, các ngành…nhằm

thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, lập thành tích cao nhất chào đón những ngày kỷ niệm và những sự kiện trọng đại đó. [68]

Nhà xuất bản Nghệ An với chức năng và nhiệm vụ chính trị được giao phó đã đề xuất với Hội đồng xuất bản tỉnh, chủ trương thực hiện một số bộ sách, trong đó có hai bộ sách mang tầm cỡ lớn: Bộ sách về Chủ tịch Hồ Chí

Minh và bộ sách tuyển tập thế kỷ XX về văn, thơ, nhạc, ảnh, mỹ thuật, lý luận phê bình…của Nghệ An. Hội đồng xuất bản đã họp, xem xét kỷ lưỡng về tất

cả các phương diện và đã nhất trí đề xuất này. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định giao cho Hội đồng xuất bản chỉ đạo Nhà xuất bản và các ban ngành liên quan tổ chức soạn thảo, ấn hành hai bộ sách lớn của Nghệ An [66].

Đây là một công trình văn hóa lớn của tỉnh, đồng thời cũng là một hoạt động thiết thực của Nhà xuất bản Nghệ An nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển văn hóa chung của tỉnh, bước vào thiên niên kỷ mới.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Nghệ An mở rộng hoạt động liên kết với một số đơn vị như Viện Nghiên cứu và Phổ biến kiến thức bách khoa thuộc Hội Người cao tuổi Việt Nam, Công ty cổ phần Phát hành sách Nghệ An,… xuất bản và phát hành nhiều ấn phẩm mới đến với bạn đọc và được độc giả đánh giá cao, mang lại hiệu quả thiết thực và mở rộng thêm hướng đi mới cho nhà xuất bản. Đồng thời, thời gian này Nhà xuất bản Nghệ An thường xuyên mở rộng mối quan hệ giao lưu với một số nhà xuất bản trong và ngoài nước để học học hỏi kinh nghiệm của nhau như giao lưu với nhà xuất bản Lào, Nhà xuất bản văn hóa Đông Tây; kết nghĩa anh em với Nhà xuất bản Thanh Hóa và Nhà xuất bản Thuận Hóa. Việc mở rộng giao lưu với các nhà xuất bản trong và ngoài nước đã tạo điều kiện cho Nhà xuất bản Nghệ An vừa học hỏi thêm một số kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực xuất bản, vừa mở rộng được mối quan hệ thân thiết với các nhà xuất bản trên, góp

phần thúc đẩy hoạt động của nhà xuất bản tiến thêm những bước khởi sắc mới.

Sau khi thành lập Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An vào năm 2004, tỉnh đã kịp thời chỉ đạo, kiện toàn bộ máy hoạt động của ngành, đồng thời phân công, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ở cấp huyện, phòng Văn hóa – Thông tin phân công một cán bộ chuyên trách lĩnh vực thông tin và truyền thông, trong đó có nhiệm vụ theo dõi sát sao hoạt động xuất bản. Vì vậy, thời kỳ này hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Nghệ An chủ yếu tham gia xuất bản các loại sách, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, từng bước đi vào hoạt động ổn định. Ngành chức năng đã chủ động, tích cực hơn trong việc phối hợp thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước. Nâng cao việc quản lý đối với các hoạt động xuất bản như: thẩm định cấp giấy phép xuất bản đối với tài liệu không kinh doanh, xử lý các vi phạm về xuất bản, theo dõi, chỉ đạo việc triển khai quy hoạch xuất bản tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức tập huấn phổ biến các chủ trương mới và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong toàn ngành.

Cũng trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến, nhiều cơ hội và thách thức lớn đặt ra đối với sự nghiệp đổi mới, trong đó có hoạt động xuất bản. Để nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng trong thời kỳ mới, đồng thời tăng cường công tác quản lí Nhà nước, đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản, ngày 25/8/2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 42-CT/TW về “Nâng cao chất lượng toàn diện của của hoạt động

xuất bản”. Đây là lần đầu tiên Ban Bí thư đã ban hành một Chỉ thị riêng về

chiến lược phát triển hoạt động xuất bản thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.[18]

Ngay sau khi Chỉ thị được đưa ra, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai phổ biến, quán triệt đến các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ cán bộ công nhân viên đang hoạt động trong lĩnh vực xuất bản. Đồng thời, giao cho các ngành chức năng cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị 42-CT/TW bằng kế hoạch, quy hoạch đối với hoạt động xuất bản nhằm từng bước ổn định và nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

Ban Tuyên giáo đã chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An như Báo Nghệ An, Nhà xuất bản Nghệ An, Đài Truyền hình Nghệ An…tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Chỉ thị 42-CT/TW trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 42CT/TW, các cấp ủy đảng, chính quyền đều gắn với việc triển khai Chỉ thị 20-CT/TW vào ngày 27/01/2003 của Ban Bí thư “về nâng cao chất lượng, hiệu quả công

tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tìn hình mới” và Chỉ thị 15/CT/TW ngày 28/02/2002 của Ban Bí thư “về tăng cường và nâng cao chất

lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” [53].Trên cơ sở kế hoạch, quy hoạch xuất bản, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Chỉ thị 42-CT/TW, trong đó chú trọng việc nâng cao chất lượng xuất bản phẩm. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập đội liên ngành phòng chống in lậu theo Quyết định số 1876/QĐ-UBND, ngày 7/5/2010, thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ hàng năm của các ngành chức năng tại các địa phương, đơn vị, đã kịp thời chấn chỉnh những hạn chế trong hoạt động xuất bản.

Nhận thức sâu sắc được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động xuất bản đối với sự phát triển chung của tỉnh, đồng thời góp phần truyền bá và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm,

đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng nền tảng tư tưởng thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, giáo dục, nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã đồng hành cùng ngành xuất bản phấn đấu, nổ lực, từng bước nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức các xuất bản phẩm. Sau 10 năm tổ chức thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư, hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất, năng lực xuất bản được tăng cường, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã xuất hiện một số mô hình trong lĩnh vực in và phát hành hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, công tác chỉ đạo, quản lý về xuất bản có sự chuyển biến, trong đó, việc cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình thủ tục, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản đã được triển khai nhằm hạn chế thấp nhất những ấn phẩm kém chất lượng lưu hành trên thị trường. Các xuất bản phẩm ngày càng đa dạng về thể loại, từ sách tuyên truyền nghị quyết của Đảng, pháp luật nhà nước, cho đến sách lịch sử, văn hóa,…được xuất bản, phát hành rộng rải đến người dân. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, internet vào tất cả các khâu từ tổ chức bản thảo đến chế bản – in – phát hành, ứng dụng công nghệ in Offset mới, hiện đại đã tạo ra những sản phẩm in đa dạng về chủng loại, đẹp về hình thức, đã từng bước đáp ứng được nhu cầu in chất lượng cao của khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Tại các địa phương, nhà xuất bản đã tích cực vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất bản. Các hình thức cụ thể như: Hổ trợ kinh phí xuất bản sách, tổ chức quảng bá các ấn phẩm giới thiệu về lịch sử, văn hóa, con người của địa phương, xây dựng các trung tâm phát hành sách, các tủ sách, thư viện tại thôn xóm…Nhiều địa phương đã triển khai có hiệu quả các hoạt động trên như: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thành phố

Vinh, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn…Ngoài ra, việc huy động các nguồn lực khác từ Trung ương và các tổ chức quốc tế đã được các đơn vị, địa phương triển khai khá tốt.

Trong Chỉ thị 42 – CT/TW chỉ rõ: “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóa

đọc của các tầng lớp nhân dân, tổ chức và phát triển các lực lượng, mạng lưới phát hành xuất bản phẩm đáp ứng đầy đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu, vùng sâu, vùng xa và miền núi…”. [14] Thực hiện chủ trương trên, các trung tâm phát hành sách của tỉnh cũng như các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình sách về phục vụ các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhà xuất bản nghệ tĩnh, nghệ an từ năm 1980 đến năm 2014 (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w