Hoạt động của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ năm 1986 đến năm 1991

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhà xuất bản nghệ tĩnh, nghệ an từ năm 1980 đến năm 2014 (Trang 53 - 57)

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.3.2 Hoạt động của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh từ năm 1986 đến năm 1991

Sau năm năm thực hiện kế hoạch của Nhà nước 1981 – 1985, cả nước đã đạt được những thành tựu lớn. Tuy nhiên ở tất cả các mặt, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế - xã hội bộc lộ nhiều khó khăn yếu kém như tình trạng sản xuất tăng chậm, hiệu quả sản xuất đầu tư thấp, mất cân đối, chậm được khắc phục, quan hệ sản xuất chậm được cũng cố, đời sống nhân dân lao động còn thấp… Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam họp từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986 tại Hà Nội đã xác định Đảng và nhân dân ta không thể duy trì con đường quản lý cũ đẩy đất nước ta vào sự khủng hoảng trầm trọng. Từ đó Đại hội chính thức phát động công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.[55]

Có thể nói, trong giai đoạn 1986 – 1991 là giai đoạn gian nan nhất của nhiều nhà xuất bản khi phải chuyển mạnh từ cơ chế bao cấp toàn bộ cho quy trình hoạt động xuất bản về vốn, thiết bị, vật tư in, kế hoạch xuất bản và cả việc phát hành xuất bản phẩm, sang cơ chế hoạch toán kinh doanh, xóa bỏ bao cấp, phải tự lo về kinh tế và phải thực hiện những quy định về lãi suất, hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần. Hầu hết các nhà xuất bản lâm vào tình trạng thiếu vốn, khan hiếm giấy, vật tư thiết bị in và phải tự xoay xở để tồn tại trong cơ chế mới. Một số nhà xuất bản “điêu đứng”, tưởng chừng không thể đứng vững trước “cơn bảo” thị trường, có nguy cơ bị giải thể. Cụ thể là Nhà xuất bản Thanh Niên, Nhà xuất bản Sân Khấu…[17].

Trước tình hình đó, nhiều nhà xuất bản không còn khả năng lo cho việc phát hành xuất bản phẩm mà phải chạy vào kinh doanh các mặt hàng khác để tồn tại. Xuất hiện một “căn bệnh” trong lĩnh vực in ấn, xuất bản đó là khuynh

hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Nhiều thành phần kinh tế đã tham gia phát hành sách, vai trò của hệ thống phát hành sách quốc doanh bị tê liệt, bị lấn át và bắt đầu xuất hiện sự lộn xộn, cạnh tranh thiếu lành mạnh khi thị trường sách ra đời trong thời buổi kinh tế thị trường đang vận động với nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện những loại sách có nội dung xấu, tầm thường, có tác hại đến đời sống chính trị, tư tưởng, tình cảm, tinh thần của xã hội. Có thể kể đến những nạn sách như: sách Tàu, sách tướng số, tử vi, sách tình dục, sách vụ án, trinh thám, kích động bạo lực, v.v…bên cạnh đó là tình trạng sách dịch cũng có nhiều diễn biến phức tạp, không kiểm soát hết, ngoài những cuốn sách hay, có giá trị nhân văn và tư tưởng lớn, xuất hiện những sách có nội dung thiếu lành mạnh, không phù hợp với tâm lý và truyền thống văn hóa dân tộc.

Từ đầu năm 1990, một số nhà xuất bản đã ồ ạt tái bản sách dưới chế độ cũ, bất chấp những quy định về việc phải thẩm định lại nội dung các loại sách đó. Riêng 6 tháng đầu năm 1990, qua khảo sát các quầy sách ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, có tới 17 nhà xuất bản đã xuất bản các loại sách trên với 150 đầu sách, trong đó phần lớn là nhà xuất bản địa phương[18].

Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa đã bám rễ nhiều năm trong hoạt động xuất bản là vận động theo sự chỉ đạo, chỉ huy, cơ cấu bao cấp toàn bộ của Nhà nước, của cơ quan chủ quản, nên khi bắt đầu chuyển đổi sang cơ chế thị trường, lại không có được sự chuẩn bị trước về nhiều mặt, nên hoạt động xuất bản của nước ta trong những năm đầu tiên ấy vấp phải những khó khăn, phải lao đao, lúng túng, lộn xộn là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là từ trong thử thách khắc nghiệt ấy, một số các nhà xuất bản đã xuất sắc vượt qua được thời kỳ khủng hoảng, vấp váp, từng bước tìm được hướng đi đúng là điều vô cùng quý giá, trong số đó, có Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh.

Với tinh thần đổi mới của Đại hội VI, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh bước vào thời kỳ mới với vô số những khó khăn bở ngỡ. Được sự quan tâm chỉ đạo

của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cùng các ban ngành, nhiều vấn đề trong hoạt động xuất bản đã được sắp xếp, cũng cố lại để đảm bảo đáp ứng được tình hình mới. Nhiệm vụ trọng tâm được chú trọng trước mắt là xuất bản sách, mở rộng thị trường và xuất bản thêm các mảng tranh ảnh truyền thống như: Cuốn thư, Nhị bình, Ngủ quả, Câu đối phục vụ cho thị trường cả nước. Anh em cán bộ nhà xuất bản đã phải gồng mình làm việc, liên tục cập nhật thông tin, rà soát thị trường, thị hiếu người dân trong khắp địa bàn trong và ngoài tỉnh để đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của độc giả, nhân dân. Với lợi thế về khả năng sáng tạo giàu cảm hứng xuất phát từ những bức tranh giân dan vô cùng tinh tế, đến những câu đối ý vị sâu sắc, thâm thúy, tinh vi, đáp ứng được thị hiếu và tâm tư của đa số độc giả, vì vậy hàng năm, số lượng tranh ảnh, cuốn thư, câu đối…của nhà xuất bản Nghệ Tĩnh đã đưa ra thị trường khoảng từ 300.000 đến 500.000 tờ mỗi năm [45]. Đây quả là một con số đáng ghi nhận mà Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh có được lúc bấy giờ. Có thể nói, tranh ảnh, văn hóa phẩm lúc đó là một thế mạnh nỗi trội của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh. Rất nhiều đơn đặt hàng khắp mọi miền tổ quốc gửi về. Từ Quảng Ninh, Móng Cái… cho đến những địa danh cuối đất nước cũng về đặt hàng. Và chính hiệu quả từ nguồn thu này đã giúp cho Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh có thêm được nguồn thu lớn để đầu tư cho các tác giả, cộng tác viên.

Bên cạnh đó, phải kể đến sự năng nổ, thích ứng trong mọi hoàn cảnh của các cán bộ viên chức của nhà xuất bản. Mặc dù trong tình trạng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ được giao phó, nhưng các cán bộ nhà xuất bản luôn sẳn sàng đảm nhiệm thêm nhiều công việc có thể nói chưa từng phải trải qua.Thậm chí, lúc mặt hàng sách không bán được, quốc doanh phát hành mua theo kiểu ký gửi, cán bộ biên tập nhà xuất bản đã phải lo giao dịch xuống tận phường xã. Có lúc phải đèo sách, blốc lịch trên xe đạp về các cửa hàng bán lẻ ở các xã trong tỉnh. Lúc khó khăn nhất, nhà xuất bản cũng cho cán bộ biên tập

thành lập bộ phận dịch vụ bán sách và văn hóa phẩm, sau đó trở về công tác chuyên môn, giử vững tôn chỉ, mục đích của ngày đầu thành lập.[68]

Có thể nói, chính nhờ sự tận tụy, tâm huyết của các cán bộ nhà xuất bản cùng đồng tâm vượt qua gian khó, cộng với sự chỉ đạo sát sao và sáng suốt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cùng các ban ngành trong thời điểm lúc bấy giờ nên Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh đã vượt qua được giai đoạn khó khăn trên, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cấp trên giao phó. Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh đã sớm khẳng định được uy tín của mình trong hoạt động xuất bản và được bạn đọc yêu mến, tin cậy. Tiếp đến, được Hội đồng xuất bản tỉnh quan tâm, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh định hướng đề tài hàng năm, đặt hàng xuất bản sách làm cho số lượng sách của nhà xuất bản ngày càng phong phú. Trong thời gian này, hàng loạt sách có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật ra đời và đạt được nhiều giải thưởng lớn. Các mảng sách cũng phong phú đa dạng hơn, từng bước đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu bạn đọc. Tiêu biểu là những cuốn: Năm thế kỷ văn Nôm người Nghệ, Thơ văn quanh truyện

Kiều, Giai thoại và tư liệu về Nguyễn Du và truyện Kiều, Kho tàng vè xứ Nghệ, Đặng Thai Mai và văn học, v.v… [68]

Điều kiện hoạt động của nhà xuất bản có thêm sự thuận lợi khi có thông tư 281 liên Bộ Tài chính – Văn hóa ra đời, nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động xuất bản và chính sách hổ trợ giá cho hoạt động xuất bản. Đây là một chính sách vô cùng có ý nghĩa , góp phần khẳng định xuất bản là một lĩnh vực mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa do Đảng lãnh đạo, kiên quyết không để thương mại hóa hoạt động xuất bản, không để các tổ chức cá nhân thao túng nội dung xuất bản phẩm. Nhà xuất bản không phải là một đơn vị sự nghiệp thuần túy mà trước hết là người gác cổng cửa ngỏ chính trị - tư tưởng của Đảng, là nơi có nhiệm vụ đưa ánh sáng đổi mới của Đảng đến đời sống tinh thần, tâm hồn của mọi người dân.

Tuy nhiên, từ năm 1980 đến năm 1991, hoạt động của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh vẫn còn không ít tồn tại, thiếu sót. Do tính chất đặc thù từ năm 1980 -1985, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh hoạt động trong cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp và chỉ 5 năm sau thành lập, từ năm 1996 trở đi lại chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới – và mới chỉ định hình hoạt động trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được 5 năm thì đến năm 1991 lại chia tách tỉnh. Những biến động đó đã ảnh hưởng không nhỏ trong chặng đường hoạt động 11 năm đầu của Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh.

Một phần của tài liệu Đóng góp của nhà xuất bản nghệ tĩnh, nghệ an từ năm 1980 đến năm 2014 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w