Những yêu cầu về an toàn lao động

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến bột cam và chip khoai tây ( full bản vẽ ) (Trang 103 - 105)

9.1.3.1. Đảm bảo ánh sáng khi làm việc

Phải đảm bảo đủ ánh sáng và thích hợp với từng công việc. Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng hoặc lóa mắt, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

9.1.3.2. Thông gió

- Phân xưởng sản xuất cần phải được thông gió tốt.

- Khu vực sấy thải nhiều nhiệt cần bố trí thêm quạt để tạo điều kiện làm việc thoải mái cho công nhân.

9.1.3.3. An toàn về điện

- Thường xuyên kiểm tra các lớp bao bọc cách điện, kiểm tra các mối dây nối với các thiết bị. Khi máy móc có hư hỏng về điện, công nhân sản xuất không được tự tiện sữa chữa. Nhà máy trang bị dụng cụ sửa chữa điện cho công nhân điện như ủng cao su, găng tay cách điện, kìm cách điện và gậy sứ đóng cầu dao.

- Nội quy sử dụng điện cần phải thiết lập và phổ biến rộng rải trong công nhân . Để đảm bảo an toàn với hiện tượng sấm sét, đặt cọc thu lôi ở vị trí cao trong nhà máy như tháp nước, trạm biến áp.

- Về chiếu sáng: số bóng đèn, vị trí treo, đặt công tắc, cầu dao phải phù hợp với thao tác. Các mạch điện phải kín, đặt nơi khô ráo.

- Về thiết bị điện: mỗi thiết bị phải có hệ thống báo động riêng khi có sự cố, có rơle tự ngắt khi quá tải. mọi thiết bị đều phải nối đất.

- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân cơ điện.

9.1.3.4. An toàn về sử dụng thiết bị

- Thiết bị máy móc phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.

- Mỗi thiết bị có hồ sơ rõ ràng, sau mỗi ca phải bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lí.

- Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy, có chế độ vệ sinh, cho dầu mỡ định kỳ.

∗ An toàn làm việc với thiết bị đun nóng

Muốn bảo đảm an toàn lao động, các công nhân làm việc ở các thiết bị này cần chú ý tuân thủ theo các điều kiện bảo hộ lao động và một số thao tác sau:

- Chú ý dung dịch phải ngập ống phun hơi, không để nước nóng chảy tràn ra ngoài thiết bị.

- Quan sát và hiệu chỉnh các van an toàn, mỗi ca ít nhất 2 lần.

- Đối với các thiết bị dùng hơi, không để áp lực hơi vượt quá phạm vi cho phép của thiết bị, dễ gây nổ, đổ vỡ thiết bị.

- Trước khi cho hơi vào nồi phải mở van tháo hết nước ngưng ra.

∗ An toàn lao động khi vận hành máy móc

- Công nhân khi vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận, xem có gì hư hỏng không, nếu có phải kịp thời sửa chữa, tránh xảy ra tai nạn trong khi làm việc.

- Tuyệt đối thực hiện đúng các chức năng của mình, mỗi công nhân đứng máy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về máy của mình. Cần tránh hiện tượng nhờ người khác xem hộ, sẽ xảy ra tai nạn do không hiểu nguyên tắc hoạt động của máy.

9.1.3.5. Chống sét

Để đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc cũng như các thiết bị trong nhà máy cần phải có cột thu lôi tại các vị trí cao.

9.1.3.6. Phòng chống cháy nổ

∗ Nguyên nhân cháy nổ:

Do tiếp xúc với lửa, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, các ống hơi co giãn cong lại gây nổ.

∗ Phòng chống:

- Tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không hút thuốc tại kho nguyên liệu, xăng dầu, gara ô tô.

- Có thiết bị phòng cháy chữa cháy, bể nước chữa cháy.

- Thường xuyên tham gia hội thảo phòng cháy chữa cháy.

∗ Yêu cầu đối với thiết kế thi công và bố trí trang thiết bị:

- Bố trí khoảng cách các khu nhà trên mặt bằng sao cho hợp lý, thuận lợi cho việc phòng và chữa cháy. Tăng tiết diện, cấu trúc lớp bảo vệ.

- Đối với thiết bị dễ cháy nổ cần tuân thủ nghiêm ngặt những qui định về thao tác, sử dụng và cần đặt cuối hướng gió.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến bột cam và chip khoai tây ( full bản vẽ ) (Trang 103 - 105)