Nhân lực làm việc trong các phân xưởng

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến bột cam và chip khoai tây ( full bản vẽ ) (Trang 87)

Bảng 7.3. Nhân lực làm việc trong các phân xưởng

STT Nhiệm vụ Số ca/ngày Số nhân

viên/ca

Số nhân viên/ngày

1 Phân xưởng sản xuất chính 3 65 195

2 Kho nguyên liệu 3 4 12

3 Kho thành phẩm 3 3 9

4 Kho bao bì, phụ gia 3 2 6

5 Kho nhiên liệu 3 2 6

6 Kho phế liệu khô và ướt 3 2 6

7 Nhà hành chính và phục vụ 1 23 23

8 Nhà để xe 3 2 6

9 Phòng thường trực bảo vệ 3 2 6

11 Phân xưởng lò hơi 3 2 6

12 Trạm biến áp 3 1 3

13 Nhà máy phát điện dự phòng 3 1 3

14 Nhà sinh hoạt vệ sinh 3 2 6

15 Nhà ăn 3 3 9

16 Khu xử lý nước thải 3 2 6

17 Tháp nước 3 1 3

18 Khu cung cấp nước cho sản xuất 3 2 6

19 Kho chứa dụng cụ cứu hỏa 3 2 6

Tổng 123 323

- Tổng nhân lực trong nhà máy: 323 người.

- Tổng nhân lực đông nhất trong 1 ca của nhà máy: 123 người.

- Xưởng sản xuất chính và các bộ phận phụ trợ mỗi ngày làm việc 3 ca: Ca 1: 6 - 14h. Ca 2: 14 - 22h. Ca 3: 22 - 6h sáng hôm sau. - Bộ phận hành chính làm việc: 8 giờ/ngày Sáng: từ 7 - 11h. Chiều: từ 13 - 17h. 7.2. Tính xây dựng

7.2.1. Phân xưởng sản xuất chính

Chọn kích thước nhà sản xuất chính như sau:

Bảng 7.4. Tính xây dựng cho phân xưởng sản xuất chính

Hình dạng Hình chữ nhật

Kích thước (D x R x C) 72m × 18m × 9,6 m (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước cột (B) 6 m

Nhịp nhà (L) 6 m

- Đặc điểm phân xưởng:

+ Nhà 1 tầng, kích thước cột: 300 x 400 mm.

+ Tường bao bằng gạch, bề dày tường chịu lực: 200 (mm).

+ Nhà có nhiều cửa ra vào để vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và cho công nhân đi lại, có nhiều cửa sổ để thông gió và chiếu sáng.

+ Nền có cấu trúc gồm 6 lớp:

Lớp gạch hoa dày: 100(mm).

Lớp bê tông gạch vỡ dày: 200(mm).

Lớp trung gian dày: 50(mm).

Lớp cách nhiệt, cách âm, cách ẩm dày: 400(mm).

Lớp đất đầm kỹ dày: 400(mm).

Lớp đất tự nhiên.

+ Cấu trúc mái:

Lớp gạch nem δ = 20. Lớp vữa lót δ = 15. Lớp bê tông lưới thép. Panel mái.

Dầm chịu lực mái.

+ Cửa: các cửa chính có kích thước 3 x 4 m.

Vị trí phân xưởng sản xuất chính: đặt ở giữa khu đất quy hoạch của nhà máy, các phân xưởng và kho có liên quan đặt lân cận như: kho nguyên liệu, kho thành phẩm, phân xưởng cơ điện, nồi hơi, khu hành chính…Trong phân xưởng có đặt các bình chữa cháy ở các góc để thuận tiện cho việc phòng cháy và chữa cháy.

7.2.2. Kho nguyên liệu

7.2.3. Kho bảo quản tạm nguyên liệu cam

- Lượng nguyên liệu cam cần cho sản xuất: 45 tấn nguyên liệu/ngày [Mục 4.2.] - Xây dựng kho có kích thước chứa đủ nguyên liệu cam sản xuất trong 3 ngày:

- Nguyên liệu được xếp theo tiêu chuẩn: 400 (kg/m2).

- Diện tích nền kho cần thiết là:

50 , 337 400 135000 = = S (m2).

- Lối đi và cột chiếm 40% : 40%×337,50=135(m2).

- Tổng diện tích kho cần thiết: 337,50+135= 472,5 (m2).

Vậy chọn kích thước kho là: 24 × 20 × 6 (m), diện tích: 480 (m2).

7.2.3.1. Kho bảo quản tạm nguyên liệu khoai tây

- Lượng nguyên liệu khoai tây cần cho sản xuất: 18221,28kg nguyên liệu/ngày

[Mục 4.3.] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng kho có kích thước chứa đủ nguyên liệu khoai tây sản xuất trong 3 ngày: 18221,28(kg nguyên liệu/ngày) × 3 (ngày) = 54663,84 (kg nguyên liệu).

- Nguyên liệu được xếp theo tiêu chuẩn: 600 (kg/m2). Vậy diện tích nền kho cần là:

11 , 91 600 84 , 54663 = = S (m2).

- Lối đi và cột chiếm 40% : 40%×91,11=36,44(m2). Tổng diện tích kho cần thiết: 91,11+36,44 = 127,55(m2).

Vậy chọn kích thước kho là: 20 × 6,5 × 6 (m), diện tích: 130 (m2).

Tổng kích thước kho chứa có kích thước là 30,5 × 20 × 6 (m), diện tích 610 (m2).

7.2.4. Kho thành phẩm

7.2.4.1. Kho bảo quản bột cam

- Kho dùng để chứa sản phẩm trong vòng 3 ngày.

- Lượng sản phẩm sản xuất trong một ngày : 59544 (gói/ngày). Vậy lượng sản phẩm sản suất trong 3 ngày là : 59544 × 3 = 178632 (gói). [Bảng 4.7.]

- Bao bì sản phẩm được chứa trong thùng carton, mỗi thùng chứa 50 gói sản phẩm, khối lượng mỗi thùng sản phẩm là 12 kg.

3573 50

178632 = thùng.

- Thể tích 1 thùng chứa là: 0,028 m3. Thể tích kho cần thiết để chứa thùng sản phẩm là: 0,028 × 3573 = 100,04 (m3).

- Thùng bột cam được sắp xếp 10 thùng/chồng, chiều cao 1 chồng: h = 3(m).

- Diện tích nền kho cần thiết: 33,35 3

100,04

= (m2). - Lối đi và cột chiếm 40% : 40% × 33,35 = 13,34 (m2). - Tổng diện tích kho cần thiết: 33,35 + 13,34 = 46,68 (m2). - Vậy chọn kích thước kho là: 10 × 6 × 6 (m), diện tích: 60 (m2).

7.2.4.2. Kho bảo quản chip khoai tây:

- Lượng sản phẩm sản xuất trong một ngày là : 41664 (gói/ngày).[ Bảng 4.9.] - Chọn thùng chứa sản phẩm nặng 5 kg tương đương với 80 gói/thùng.

Vậy số thùng chứa sản phẩm chip trong 1 ngày là: 521

80

41664= (thùng).

Vậy lượng sản phẩm sản xuất trong 3 ngày : 521 × 3 = 1563 (thùng).

- Kích thước 1 gói chip khoai tây là: 200 x 100 x 40 mm. Chọn kích thước của thùng đủ để chứa 80 gói là: 400 × 400 × 400 (mm). Thể tích 1 thùng là: 0,064 (m3).

- Thể tích kho cần thiết để chứa thùng là: 0,064×1563=100,03(m3)

- Thùng chip được sắp xếp 10 thùng/chồng, chiều cao chồng h = 3(m). Diện tích nền kho cần thiết 33,34( ).

3 03 , 100 2 m =

- Lối đi và cột chiếm 40% : 40% × 33,33 = 13,34 (m2). - Tổng diện tích kho cần thiết: 33,34 + 13,34 = 46,68 (m2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy chọn kích thước kho là: 10 × 6 × 6 (m), diện tích: 60 (m2).

Vậy kích thước tổng cộng của nhà kho: 20 × 6 × 6 m, diện tích: 120 (m2).

7.2.5. Kho chứa phụ gia và vật liệu bao gói

- Lượng maltodextrin cần cho 1 ngày: 279,02 (kg/h) = 6696,48 (kg/ngày).

[Mục 4.2.11.]

- Maltodextrin chứa trong bao bì 25 kg và được xếp vào các thùng carton và đặt trong kho ở điều kiện khô ráo.

- Bao bì trong nhà máy chủ yếu là bao PE, hộp giấy, thùng carton,… dùng để chứa sản phẩm sấy nên cần được bảo quản chu đáo.

Kho bảo quản dự trữ bao bì trong 1 tháng.

Vậy kích thước kho chứa phụ gia, bao bì là: 26 × 6 × 4 m,diện tích: 156 (m2).

7.2.6. Khu hành chính7.2.6.1. Tầng 1: 7.2.6.1. Tầng 1: Kích thước: 30 × 6 × 4 m, gồm các phòng: - Hội trường: 14 × 6 × 4 m. - Kỹ thuật: 5 × 4 × 4 m. - Y tế: 5 × 3 × 4 m. - Tài vụ: 5 × 3 × 4 m. - Phòng khách: 5 × 4 × 4 m. 7.2.6.2. Tầng 2: Kích thước: 30 × 6 × 4 m, gồm các phòng: - Giám đốc: 6 × 3 × 4 m.

- Phó giám đốc kinh doanh: 5 × 3 × 4 m.

- Phó giám đốc sản xuất: 5 × 3 × 4 m.

- Phòng kinh doanh: 5 × 4 × 4 m.

- Hành chính, quản lý: 5 × 4 × 4 m.

Xây dựng nhà 2 tầng có kích thước: 30 × 6 × 8 m.

Tổng diện tích mặt bằng khu hành chính: 30 × 6 = 180 m2.

7.2.7. Nhà sinh hoạt vệ sinh

Nhà được bố trí ở cuối hướng gió và được chia ngăn ra nhiều phòng dành cho nam và nữ: phòng vệ sinh nam, phòng tắm nam, phòng thay áo quần nam, phòng vệ sinh nữ, phòng tắm nữ, phòng thay áo quần nữ, phòng giặt là, phòng phát áo quần và bảo hộ lao động.

Chọn kích thước nhà: 25 × 6 × 4 m, diện tích là: 25 × 6 = 150 (m2).

7.2.8. Nhà ăn

- Diện tích tiêu chuẩn 2,25 m2 cho 1 công nhân. - Diện tích nhà ăn tối thiểu: 2,25 × 82 = 184,5 (m2). - Tính thêm cho hành lang và cả khu nấu ta chọn:

Chọn diện tích nhà ăn: 38 × 6 × 4 m, diện tích là: 38 × 6 = 228 (m2).

7.2.9. Phòng thường trực bảo vệ

Chọn 1 phòng đặt ở 1 cổng của nhà máy.

Chọn nhà có kích thước: 4 × 3 × 3 m, diện tích: 12 (m2).

7.2.10. Khu xử lý nước thải

Lưu lượng nước thải công nghiệp dao động phụ thuộc vào quy mô, tính chất của sản phẩm, quy trình công nghệ của từng nhà máy nhưng nói chung đều có đặc điểm là hệ thống bể xử lý nước thải bao gồm nhiều bể như bể gôm, bể điều hòa, bể sinh học, và bể lắng.

Đây là khu vực xử lý nước thải từ khâu vệ sinh các thiết bị, và nền nhà trong nhà xưởng, ngoài ra còn có cả nước thải từ quá trình xử lý nguyên liệu. Nước thải cho khu vực xung quanh.

Chọn kích thước: 12 × 6 m, diện tích khu xử lí nước thải: 17 × 6 = 102 (m2).

7.2.10.1. Khu đất mở rộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích khu đất mở rộng bằng 70÷100% diện tích phân xưởng sản xuất chính

Chọn kích thước: 32 × 29, diện tích khu đất mở rộng: 32 × 29 = 928 (m2).

Bảng7.5. Bảng tổng kết các công trình xây dựng

STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích (m)

1 Phân xưởng sản xuất chính 72 × 18 × 9,6 1296

2 Kho nguyên liệu 30,5 × 20× 6 610

3 Kho chứa các phụ gia, bao bì 26 × 6 × 4 156

4 Kho thành phẩm 20 × 6 × 6 120

5 Khu hành chính 30× 6× 8 180

6 Nhà ăn 38 × 6 × 4 228

STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích (m)

8 Phòng thường trực bảo vệ 4× 3 × 3 12

9 Khu xử lý nước thải 17 × 6 × 6 102

10 Trạm biến áp 4 × 4 × 4 16

11 Khu cung cấp nước cho sản xuất 12 × 6 × 6 72

12 Phân xưởng cơ điện 9 × 6 × 6 54

13 Nhà đặt máy phát điện 6 × 6 × 6 36

14 Nhà nồi hơi 18 × 6 × 6 108

15 Kho nhiên liệu 6 × 6 × 6 36

16 Kho phế liệu khô và ướt 6 × 6 × 6 36

17 Phòng kiểm nghiệm 9 × 6 × 6 54

18 Tháp nước 4 × 4 × 14 12,56

19 Kho chứa dụng cụ cứu hỏa 4 × 3 × 4 12

20 Nhà để xe 16 × 4 × 4 64

21 Gara 15 × 6 × 4 90

Tổng diện tích các công trình 3444,56

7.3. Tính khu đất xây dựng nhà máy7.3.1. Diện tích khu đất 7.3.1. Diện tích khu đất Tính theo công thức: xd kd xd F F K =

Trong đó: Fkd: là diện tích khu đất nhà máy. Fxd: là tổng diện tích của công trình. Kxd: là hệ số xây dựng.

Đối với nhà máy thực phẩm: Kxd = 35÷50%. Chọn Kxd = 40 %. Vậy: Fkđ = 8611,40 4 , 0 3444,56 = (m2). 2

7.3.2. Tính hệ số sử dụng KsdTính theo công thức: sd Tính theo công thức: sd sd kd F K F = × 100%. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ksd: là hệ số sử dụng đánh giá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng mặt bằng nhà máy.

Fsd: diện tích sử dụng nhà máy tính theo công thức:

sd cx gt hl xd F =F +F +F +F

Với:

- Fcx là diện tích trồng cây xanh:

Fcx = 0,3 × Fxd = 0,3 × 3444,56 = 1033,37 (m2).

- Fhl là diện tích hành lang:

Fhl = 0,2 × Fxd = 0,2 × 3444,56= 688,91 (m2).

- Fgt là diện tích đất giao thông:

Fgt = 0,3 × Fxd = 0,3 × 3444,56= 1033,37 (m2).

- Fxd là tổng diện tích của công trình: Fxd =3444,56(m2).

Vậy: Fsd = 1033,37 + 688,91+ 1033,37 + 3444,56 = 6200,21(m2).

CHƯƠNG 8

KIỂM TRA SẢN XUẤT - KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Chất lượng sản phẩm quyết định đến giá trị của sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Một sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường phải được đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về tất cả các mặt như: giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan, không độc hại, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy kiểm tra sản xuất phải tiến hành ngay từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khi đã hoàn chỉnh xong sản phẩm, xuất hàng cho khách hàng.

Nội dung kiểm tra gồm:

- Kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất.

- Kiểm tra đánh giá bán thành phẩm ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất.

- Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.

8.1. Kiểm tra nguyên liệu

8.1.1. Kiểm tra nguyên liệu khoai tây và cam khi mới nhập về

∗ Mục đích:

- Định mức giá thành nguyên liệu

- Xác định độ chín, hàm lượng chất khô, chỉ số pH để có biện pháp xử lý công nghệ cho phù hợp.

∗ Yêu cầu:

- Nguyên liệu phải tươi, không mốc meo, không bầm dập hay úng thối, không bị sâu bệnh.

- Nguyên liệu phải đúng độ chín, kích thước đồng đều.

- Cấu trúc củ, quả chắc, quả dính cuống, không bị héo.

- Những củ, quả có vết dập nát, hư cần loại bỏ riêng để tránh làm ảnh hưởng đến những quả khác.

8.1.2. Kiểm tra nguyên liệu trong quá trình bảo quản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm trong quá trình bảo quản cho khoai tây và cam.

8.1.3. Kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến- Phải đảm bảo độ chín kĩ thuật. - Phải đảm bảo độ chín kĩ thuật.

8.1.4. Kiểm tra nguyên liệu phụ

Nguyên liệu phụ là maltodextrin, gia vị cho chip khoai tây.

8.2. Kiểm tra các công đoạn sản xuất8.2.1. Dây chuyền sản xuất bột cam 8.2.1. Dây chuyền sản xuất bột cam

8.2.1.1. Kiểm tra công đoạn xử lý nguyên liệu

- Quá trình lựa chọn và phân loại: yêu cầu phải loại bỏ hết được những quả hư hỏng, tạp chất, cuống quả nếu có. Nếu sau khi kiểm tra nguyên liệu không đạt chất lượng thì phải điều chỉnh quá trình làm việc của công nhân.

- Quá trình rửa: kiểm tra chất lượng nước rửa, hàm lượng nước và thời gian rửa, độ sạch của bề mặt cam.

8.2.1.2. Kiểm tra công đoạn chần, hấp

Kiểm tra lưu lượng nguyên liệu vào, nhiệt độ chần và thời gian chần, lượng hơi và nước nóng đưa vào thiết bị, độ mềm của quả sau chần. Yêu cầu quả có độ mềm thích hợp để bóc vỏ.

8.2.1.3. Kiểm tra công đoạn bóc vỏ

Kiểm tra lưu lượng nguyên liệu vào. Kiểm tra độ sạch của vỏ, của xơ múi. Quả không bị dập nát, chảy nước sau khi bóc vỏ.

8.2.1.4. Kiểm tra công đoạn ép

Kiểm tra lượng nguyên liệu vào, hiệu suất ép.

8.2.1.5. Kiểm tra công đoạn lọc

Kiểm tra lượng nguyên liệu vào, kiểm tra máy lọc và lượng tạp chất, cặn có trong nước cam sau lọc. Yêu cầu nước quả phải có đạt độ trong yêu cầu.

8.2.1.6. Kiểm tra công đoạn gia nhiệt

Kiểm tra nhiệt độ sau gia nhiệt.

8.2.1.7. Kiểm tra công đoạn cô đặc

Kiểm tra quá trình cô đặc, thông số nhiệt độ, áp suất, nồng độ nước cam sau cô đặc.

8.2.1.8. Kiểm tra công đoạn phối chế

Kiểm tra hàm lượng maltodextrin cho vào, kiểm tra hoạt động cánh khuấy của thiết bị, độ đồng đều, nồng độ của dung dịch sau phối chế.

8.2.1.9. Kiểm tra công đoạn sấy

- Kiểm tra thông số của quá trình sấy: nhiệt độ, thời gian, tốc độ phun dịch.

- Kiểm tra sản phẩm sau sấy: màu sắc, độ ẩm bằng cảm quan để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.

8.2.1.10. Kiểm tra công đoạn đóng gói

- Kiểm tra bao bì đưa vào máy đóng gói. Yêu cầu bao bì phải sạch, đủ số lượng, không bị rách hỏng. Sau khi đóng gói phải cân để kiểm tra khối lượng tịnh của gói sản phẩm.

- Khi đóng thùng carton phải kiểm tra độ kín của thùng, kiểm tra ở các mép thùng. Khi xếp sản phẩm phải kiểm tra đúng số lượng gói trong thùng. Sau khi xếp và dán nắp phải kiểm tra độ kín của nắp thùng.

8.2.2. Dây chuyền sản xuất chip khoai tây8.2.2.1. Kiểm tra công đoạn xử lý nguyên liệu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến bột cam và chip khoai tây ( full bản vẽ ) (Trang 87)