Tăng cường vai trò kiểm tra, chỉ đạo của lãnh đạo Công an các cấp nhằm nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ trong quan hệ phối hợp

Một phần của tài liệu SEMINA BỆNH DẠI (Trang 90 - 93)

- Quan hệ phối hợp trong chỉ đạo, chỉ huy giữa hai lực lượng

3.2.2. Tăng cường vai trò kiểm tra, chỉ đạo của lãnh đạo Công an các cấp nhằm nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ trong quan hệ phối hợp

nhằm nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ trong quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng để phát hiện, điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên quốc lộ 7

Quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với CSGT trong phát hiện, điều tra các tội phạm về ma túy là một hoạt động nghiệp vụ phức tạp, mang tính chiến thuật cao. Đòi hỏi cán bộ thực hiện mối quan hệ phối hợp trên vừa phải có nghiệp vụ vững, có khả năng phát hiện được diễn biến tình hình đột xuất bất ngờ để ứng phó linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống xảy ra, vừa phải có ý thức trách nhiệm cao vượt mọi khó khăn nguy hiểm để thực thi nhiệm vụ. Để thực hiện yêu cầu nêu trên, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo công an các cấp tại địa phương giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, sự chỉ huy, chỉ đạo kịp thời và thường xuyên là yếu tố quan trọng để mỗi lực lượng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực nghiệp vụ trong quan hệ phối hợp. Từ phát hiện, trao đổi cung cấp thông tin đến công tác điều tra, khám phá vụ án. Thực tế cho thấy, sự phối hợp giữa hai lực lượng khi có sự chỉ huy, chỉ đạo của lãnh đạo phòng nghiệp vụ và của Trưởng ban chuyên án, thì hoạt động phát hiện, điều tra giữa hai lực lượng luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, mỗi cán bộ đều phát huy được điều kiện khả năng nghiệp vụ riêng của mình trong phát hiện, điều tra khám phá vụ án. Ngược lại, nếu không có sự chỉ huy, chỉ đạo hoặc sự chỉ huy, chỉ đạo không thường xuyên, kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng "mạnh ai nấy làm" lực lượng CSGT trong các trường hợp này chỉ tham gia cho đủ thành phần mà ít phát huy được hiệu quả công tác của mình trong chặn dừng đuổi bắt đối tượng, cũng như trong cung cấp, trao đổi thông tin để phục vụ cho các yêu cầu: Hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng hoặc kiểm tra xác minh... làm hạn chế rất lớn đến kết quả điều tra, khám phá vụ án.

Vì vậy, để nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của mỗi bên quan hệ phối hợp, vấn đề lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo Công an các cấp cần được tiến hành thường xuyên và tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Trong tiếp nhận xử lý thông tin ban đầu về vụ phạm tội ma túy trên quốc lộ 7, nếu phát hiện có các yếu tố cần có sự phối hợp giữa hai lực lượng, lãnh đạo cấp có thẩm quyền của bên yêu cầu phối hợp cần phải trao đổi thông tin, đặt ra yêu cầu phối hợp với lãnh đạo của bên kia để cùng chỉ đạo hai lực lượng tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ những thông tin tài liệu về vụ án. Dựa vào kết quả xác minh và tùy theo diễn biến của vụ án, hai lực lượng có thể phối hợp trong việc xây dựng phương án, kế hoạch tiến hành các biện pháp phát hiện, điều tra tiếp, theo yêu cầu của vụ án.

- Trong việc cung cấp, trao đổi thông tin về tội phạm, công tác chỉ huy, chỉ đạo phải được lãnh đạo của cả hai bên thực hiện thường xuyên. Lãnh đạo của mỗi bên cần quán triệt cho từng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị mình về yêu cầu nghiệp vụ, về trách nhiệm phối hợp cung cấp trao đổi thông tin để thực hiện tốt các mặt công tác cơ bản của từng bên. Trên cơ sở đó, lãnh đạo của hai lực lượng phải tiến hành kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn việc thực hiện. Yêu cầu cán bộ tham gia phối hợp phải báo cáo kết quả trao đổi thông tin theo yêu cầu, kế hoạch đề ra. Đồng thời trực tiếp kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ các công tác cơ bản của mỗi bên. Tập trung kiểm tra chủ yếu vào các hồ sơ điều tra cơ bản, hồ sơ sưu tra, hồ sơ mạng lưới bí mật của CSĐT tội phạm về ma túy, cũng như sơ đồ, hồ sơ điều tra cơ bản về tuyến, địa bàn giao thông trọng điểm, các phương án kế hoạch TTKSGT, chặn bắt đối tượng ma túy khi có các tình huống bất lợi xảy ra... của lực lượng CSGT. Dựa vào kết quả kiểm tra lãnh đạo của từng lực lượng chỉ rõ những tồn tại hạn chế, yêu cầu bổ sung điều chỉnh, nhằm đảm bảo hồ, sơ tài liệu luôn phản ánh đầy đủ, chính xác về diễn biến của đối tượng giúp các lực lượng nghiệp chủ động trong đấu tranh, ngăn chặn cũng như điều tra khám phá tội phạm.

- Trong đấu tranh chuyên án, căn cứ vào các yêu cầu nhiệm vụ của mối quan hệ phối hợp đã được Ban chuyên án duyệt, lãnh đạo CSGT và lãnh đạo CSĐT tội phạm về ma túy cần bàn bạc, trao đổi để đi đến thống nhất kế hoạch tổ chức thực hiện từng công việc cụ thể. Từ đó, lãnh đạo của từng bên trực tiếp chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ thuộc quyền thực hiện các công việc được phân công. Trường hợp thực hiện những công việc

mà cần có cả hai lực lượng cùng tiến hành, thì công việc đó thuộc lĩnh vực nghiệp vụ nào sẽ trực tiếp do lãnh đạo của lực lượng nghiệp vụ đó chỉ đạo chung theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Chẳng hạn, trong các trường hợp CSĐT tội phạm về ma tuý phải hoá vụtrang để cùng CSGT chặn dừng kiểm tra các phương tiện giao thông nghi vấn, thì việc tổ chức chặn dừng do lãnh đạo đơn vị CSGT trực tiếp chỉ đạo, còn việc kiểm tra khám xét do cán bộ CSĐT hóa trang CSGT trực tiếp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan CSĐT. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo hai lực lượng phải thường xuyên trao đổi thông tin để chủ động áp dụng các phương pháp, chiến thuật phù hợp với diễn biến tình hình, đồng thời phải phát hiện và xử lý ngay những trường hợp thực thi nhiệm vụ không nghiêm túc, kém hiệu quả, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ khi tham gia phối hợp.

- Trong việc phối hợp thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của tố tụng hình sự, như: bắt quả tang đối tượng vận chuyển ma túy, khám xét hàng hóa, phương tiện giao thông; nhận dạng; thu giữ bảo quản vật chứng và các tài liệu có liên quan... thì sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp các bên tham gia phối hợp thuộc về Thủ trưởng cơ quan điều tra, lãnh đạo đơn vị CSGT phải quán triệt cán bộ thuộc quyền tuân thủ nghiêm túc kế hoạch phân công của Thủ trưởng cơ quan điều tra. Đặc biệt, phải thực hiện đầy đủ, chính xác các yêu cầu nghiệp vụ, các phương pháp, chiến thuật và các chỉ dẫn nghiệp vụ mà cán bộ điều tra yêu cầu. Chẳng hạn, các hướng dẫn nghiệp vụ khi thực hiện việc kiểm tra ngụy trang, trước khi đi vào kiểm tra những nơi có ma túy, những đối tượng có cất dấu ma túy trong người, trong tư trang hành lý hoặc kết hợp giữa kiểm tra với quan sát, giữa kiểm tra với giám sát các đối tượng trọng điểm... đều phải được CSGT thực hiện nghiêm túc.

- Trong việc cung cấp các thông tin tài liệu phục vụ yêu cầu kiểm tra, xác minh của CSĐT tội phạm về ma túy, lãnh đạo CSGT vẫn có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng CSGT thuộc quyền thực hiện nghiêm túc, như: trong kiểm tra, xác minh nguồn gốc phương tiện vận chuyển ma túy bị bắt giữ hoặc bỏ chạy, thời gian phương tiện hoạt động, đặc điểm nhân dạng của các đối tượng có liên quan... Trong các trường hợp này, cũng cần có sự bàn bạc, trao đổi thống nhất giữa lãnh đạo hai bên để chỉ đạo kiểm tra xác minh

đối tượng, thu thập các thông tin tài liệu cần thiết cung cấp cho CSĐT tội phạm về ma túy làm cơ sở cho việc bổ sung hồ sơ, điều tra mở rộng vụ án.

- Quá trình lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo hai lực lượng cần phối hợp chặt chẽ với việc phân loại cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ chiến sĩ trong quan hệ phối hợp

Một phần của tài liệu SEMINA BỆNH DẠI (Trang 90 - 93)