Một số tình hình đặc điểm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu SEMINA BỆNH DẠI (Trang 37 - 40)

- Hình thức phối hợp giữa hai lực lượng

2.1. Một số tình hình đặc điểm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Nghệ An là một tỉnh miền Trung của nước ta, đất rộng người đông, có vị trí địa lý, kinh tế- xã hội quan trọng. Diện tích của toàn tỉnh Nghệ An là 16.380 km2, dân số 2.780.810 người, bình quân 175 người/km2. Có 19 huyện thị, thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi, 1 đô thị loại 2 (thành phố Vinh), 1 thị xã. Cư dân trên địa bàn đa số là người Kinh, ngoài ra còn có 355.302 người thuộc 16 dân tộc thiểu số như HMông, Thái, Tày... sống không tập trung, rải rác ở các huyện miền núi dọc theo dãy Trường Sơn.

Trong tổng số 9 huyện miền núi, thì 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn có dân số ít, mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, phần lớn là người HMông sống tập trung trên các triền núi cao, nghề nghiệp chủ yếu của họ là trồng cây thuốc phiện để sử dụng và bán lấy tiền sinh sống. Vấn đề đó đã trở thành phong tục, tập quán từ lâu đời của địa phương. Trước đây, việc trồng cây thuốc phiện để lấy rau ăn, lấy nhựa hút và chữa bệnh ở đây diễn ra công khai. Đặc biệt trong các ngày lễ, tân gia, hiếu, hỷ.... gia đình nào có đủ thuốc phiện để khách dự sử dụng thoải mái trong 3 ngày, thì mới coi đám tân gia, hiếu hỷ đó là to, thịnh soạn và dân bản mới coi trọng gia chủ...

Sở dĩ cây thuốc phiện được trồng nhiều ở các huyện trên, vì điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây rất phù hợp cho cây thuốc phiện phát triển, không cần có sự chăm sóc của con người cây thuốc phiện vẫn phát triển rất tốt, cây có thể cao tới 1,5 mét cho quả to và hàm lượng Alkaloit rất lớn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 1992 trong 4 huyện có 4.550 hộ với 33.516 khẩu của 23 xã trồng cây thuốc phiện với diện tích 3230 ha. Trung bình mỗi năm các hộ này thu hoạch trên 10 tấn nhựa thuốc phiện. Sau năm 1992, Nghệ An thực hiện Nghị quyết 06/BCT ngày 29/1/1993 của Bộ Chính trị về xóa bỏ cây thuốc phiện, Chính quyền

đã chi hơn 10 tỷ đồng cho công tác triệt xóa việc trồng cây thuốc phiện, nên diện tích trồng cây thuốc phiện giảm đáng kể. Đến cuối năm 1998 diện tích trồng thuốc phiện được xóa bỏ hoàn toàn, song số lượng cây thuốc phiện tàng trữ trong nhân dân vẫn còn. Đặc biệt hiện nay đã xuất hiện tình trạng tái trồng cây thuốc phiện ở vùng núi cao, tiếp giáp với biên giới Lào.

Do đó, tình trạng nghiện ma túy ở 4 huyện trên nói riêng và ở các địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An nói chung đang diễn biến phức tạp. Tình trạng nghiện thuốc phiện của dân ở các địa phương trên, mang tính tập quán truyền thống lâu đời. Có những gia đình, từ người già đến con trẻ tất cả mọi người đều nghiện ma túy, nghiện từ đời ông, cha đến đời con cháu.

Tính đến nay toàn tỉnh có khoảng 2.500 người nghiện ma túy, trong đó 4 huyện miền núi trên đã có 1.615 người nghiện, chiếm tỷ lệ 65% tổng số người nghiện trong toàn tỉnh. Việc cai nghiện ma túy đối với những người này gặp rất nhiều khó khăn. Một là, do tập quán từ lâu đời để lại, các phong tục tập quán, các thói hư xấu có liên quan đến việc dùng thuốc phiện chưa được đấu tranh ngăn chặn kiên quyết. Hai là, tỷ lệ tái nghiện cao, có lúc có nơi lên đến hơn 80%. Ba là, trình độ dân trí, cũng như đời sống kinh tế của người dân, nhất là của những người nghiện ma túy ở đây rất thấp. Bốn là, công ăn, việc làm không có, trong khi lãi suất do trồng thuốc phiện, mua bán vận chuyển trái phép chất ma túy lại rất lớn. Vì thế, một số người dân xuất hiện tâm lý để thoát khỏi cảnh nghèo đói họ đã trồng lại cây thuốc phiện hoặc tham gia vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Theo thống kê chưa đầy đủ của PC17 Công an tỉnh Nghệ An, trung bình mỗi năm ma túy được vận chuyển, mua bán trái phép trên địa bàn tỉnh là hàng trăm kg heroin, hàng tấn nhựa thuốc phiện và hàng chục ngàn ống thuốc tân dược gây nghiện. Sơ bộ tính toán mỗi kg nhựa thuốc phiện vận chuyển từ biên giới Việt - Lào về thành phố Vinh thu chênh lệch từ 2-3 triệu đồng, vận chuyển một bánh heroin từ khu vực Tam giác vàng vào đến thành phố Vinh được từ 30-40 triệu đồng. Đây là món lợi kếch sù, đã thúc đẩy một số người thực hiện hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Ước tính trung bình mỗi năm có khoảng trên 1.000 kg nhựa thuốc phiện và hàng chục kg heroin thẩm lậu vào huyện Kỳ Sơn. Đây chính là nguồn ma túy lớn nhất vận chuyển, mua bán trái phép từ

Lào vào Việt Nam qua tuyến quốc lộ 7, sau đó được vận chuyển đi một số nước khác trong khu vực.

Quốc lộ 7 là một trong năm quốc lộ lớn đi qua tỉnh Nghệ An. Với tổng chiều dài 225 km, chạy qua bảy huyện phía Tây của tỉnh Nghệ An, đó là các huyện: Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn và nối liền với các tỉnh Thượng Lào của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua cửa khẩu Nậm Cắn. Quốc lộ 7 được bắt đầu từ ngã Ba thị trấn Diễn Châu thuộc huyện Diễn Châu, đến km 225 giữa cầu Nậm Cắn thuộc xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn. Trong tổng số 225 km đường, có 40 km đường bê tông nhựa hoặc trải nhựa chiều rộng mặt đường từ 7 đến 10 m, đáng chú ý trong số còn lại có đến trên 60 km đường chất lượng kém, gồ ghề chiều rộng mặt đường có chỗ chỉ 4,5 m, nằm cheo leo bên sườn núi, dọc theo sông Lam, sông Nậm Mô. Trên các đoạn đường xấu có nhiều khúc "cua tay áo" bán kính đường cong R < 50 m, thậm chí có chỗ R < 25 m, rất nguy hiểm cho người và xe qua lại.

Xét về mặt địa lý, quốc lộ 7 là con đường độc đạo nối các tỉnh phía Tây Nghệ An với trung tâm thành phố Vinh. Đây là tuyến vận tải hàng hóa chủ yếu giữa các huyện đồng bằng Nghệ An với các huyện phía Tây và các tỉnh Thượng Lào. Chính vì vậy quốc lộ 7 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của địa phương và của quốc gia.

Do tầm quan trọng của quốc lộ 7 nên lưu lượng xe cơ giới qua lại nơi đây thường rất lớn, trung bình mỗi ngày có khoảng từ 180-200 xe ô tô, 1000 xe máy và 2.500 xe thô sơ các loại (điểm thống kê tại cầu Tương Dương). Hoạt động giao thông diễn ra suốt ngày đêm 24/24 giờ, với đủ chủng loại phương tiện và đối tượng tham gia giao thông khác nhau. Thực trạng trên làm cho việc kiểm tra, kiểm soát các phương tiện đi lại trên tuyến là rất khó khăn, phức tạp. Trong khi đó lực lượng, phương tiện kiểm tra, kiểm soát để phát hiện các hành vi vi phạm và hoạt động phạm tội của các cơ quan chức năng còn rất hạn chế. Lợi dụng tình hình đó, nhiều chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và các đối tượng tham gia giao thông khác đã cất giấu, vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng lớn trên các phương tiện giao thông.

Tóm lại, từ những đặc điểm phân tích trên đây, có thể nói quốc lộ 7 thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Nó không chỉ thuận lợi cho việc gom hàng, cất giấu, vận chuyển hàng đến nơi tiêu thụ, mà còn rất thuận lợi cho việc bỏ chạy khi bị phát hiện truy đuổi của cơ quan Công an. Ngược lại, các đặc điểm nêu trên lại gây rất nhiều khó khăn cho việc điều tra nắm tình hình địa bàn, tình hình đối tượng và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để truy đuổi, bắt giữ người phạm tội, cùng chất ma túy mang theo phục vụ cho yêu cầu điều tra chứng minh, làm rõ tội phạm và người phạm tội theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu SEMINA BỆNH DẠI (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)