Nội dung của mối quan hệ phối hợp

Một phần của tài liệu SEMINA BỆNH DẠI (Trang 28 - 33)

Để phát hiện điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên đường giao thông, lực lượng CSGT và CSĐT tội phạm về ma túy có những phương pháp và biện pháp khác nhau. Mỗi lực lượng có những ưu thế và hạn chế riêng. Vì vậy, sự phối hợp giữa hai lực lượng sẽ phát huy tích cực năng lực chuyên môn, cũng như điều kiện công tác của từng lực lượng trong quá trình điều tra làm rõ tội phạm về ma túy hoạt động trên đường giao thông. Mối quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng trong điều tra các vụ phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thường được thể hiện trong một số nội dung cụ thể sau đây:

+ Phối hợp trong tiếp nhận xử lý tin báo, tố giác về tội phạm

Tin báo, tố giác về tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là rất cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc phát hiện điều tra, xử lý tội phạm. Theo qui định của pháp luật thì tin báo, tố giác về tội phạm là cơ sở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền điều tra xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm, phục vụ việc ra quyết định khởi tố, hoặc không khởi tố vụ án hình sự và tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra theo qui định của pháp luật. Vì vậy, "tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm là hoạt động của những cơ quan theo luật định, được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự nhằm ghi nhận, kiểm tra những tin báo, tố giác về tội phạm và những vụ việc có tính chất hình sự do công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chuyển đến hoặc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên cơ sở đó ra quyết định khởi tố vụ án nếu có những tài liệu cần và đủ, chỉ ra những dấu hiệu cơ bản của tội phạm trên thực tế đã xảy ra và những quyết định xử lý cần thiết khác" [29, tr. 606].

Tuy nhiên, CSGT là một lực lượng nghiệp vụ của ngành Công an trực tiếp làm nhiệm vụ trên mặt đường, cũng là lực lượng thường xuyên trực tiếp tiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy hoạt động trên đường giao thông nói riêng. Khi tiếp nhận tin báo về tội phạm về ma túy có tính chất phức tạp, liên quan đến

nhiều đối tượng.. thì lực lượng CSGT có trách nhiệm phải thông báo và phối hợp chặt chẽ với CSĐT tội phạm về ma túy để lập kế hoạch, tổ chức lực lượng, phương tiện, tiến hành các biện pháp kiểm tra xác minh, phát hiện bắt giữ tội phạm kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi tố điều tra và tính toán các chiến thuật tiếp theo trong hoạt động điều tra. Ngược lại, khi CSĐT tội phạm về ma túy nhận được tin báo về tội phạm ma túy hoạt động trên đường giao thông, căn cứ vào nội dung yêu cầu cụ thể của tin báo CSĐT có thể phối hợp với CSGT để bàn bạc các phương pháp chiến thuật phát hiện điều tra làm rõ vụ án. Để đảm bảo chất lượng của tin báo, hai lực lượng còn cần phải phối hợp với nhau trong việc xác định các nội dung của tin bán và hình thức phương pháp tiếp nhận.

+ Phối hợp trong trao đổi, kiểm tra xác minh thông tin, tài liệu có liên quan để phát hiện tội phạm

Trên các tuyến giao thông đường bộ, nhất là các tuyến nối liền các trung tâm sản xuất ma túy quốc tế qua cửa khẩu vào nội địa nước ta, là những nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm về ma túy lợi dụng vận chuyển, mua bán chất ma túy từ nước ngoài vào nước ta. Vì vậy, để phát hiện tội phạm ma túy hoạt động trên đường giao thông phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với CSGT - lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT và TTATXH trên tuyến. Trên thực tế, lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy muốn hoàn thành nhiệm vụ điều tra, họ luôn phải tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, thu thập thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, như: qua công tác điều tra cơ bản; sưu tra, xác minh hiềm nghi; xây dựng sử dụng đặc tình, mạng lưới bí mật; xác lập chuyên án đấu tranh... nhưng điều hạn chế lớn nhất đối với CSĐT tội phạm về ma túy là họ không có điều kiện đi sâu nắm được đặc điểm, cấu tạo tuyến, địa bàn giao thông trọng điểm, tình hình hoạt động của các đối tượng tham gia giao thông... Trong khi đó, CSGT là lực lượng trực tiếp nắm tình hình, quản lý hoạt động của các đối tượng tham gia giao thông, họ có điều kiện kiểm tra, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật (trong đó có các hành vi mua bán, vận chuyển chất ma túy trên các tuyến giao thông). Do vậy, để phát hiện tội phạm mua bán vận chuyển chất ma túy trên đường giao thông, giữa CSĐT tội phạm về ma túy với CSGT vừa phải có sự phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin, tài liệu có liên quan đến tội phạm, vừa phải chủ động trong xây dựng kế hoạch kiểm tra xác minh các thông tin tài liệu đã nhận

được, bàn bạc phân công lực lượng, phương tiện sử dụng, thời gian kiểm tra xác minh đánh giá các thông tin tài liệu về: Thời gian, địa điểm mua bán vận chuyển ma túy, đặc điểm phương tiện nghi vấn bỏ chạy; đặc điểm đối tượng có liên quan đến việc vận chuyển, cất giấu ma túy... Việc kiểm tra xác minh phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, xác định đúng giá trị của tin báo, tố giác tội phạm giúp cho mỗi lực lượng chủ động thực hiện các biện pháp phát hiện, điều tra làm rõ tội phạm theo chức năng nhiệm vụ của mình.

+ Phối hợp trong kiểm tra, khám xét người, tư trang hành lý và các phương tiện giao thông nghi vấn

Trong hoạt động điều tra các vụ án về ma túy, việc khám xét người, tư trang hành lý, phương tiện giao thông nghi vấn để phát hiện người vận chuyển ma túy và nơi cất giấu ma túy, có vai trò rất quan trọng trong việc chứng minh làm rõ tội phạm theo quy định của pháp luật. Bởi vì qua đó, cơ quan tiến hành khám xét (CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT) có khả năng phát hiện, thu thập các vật chứng, nhất là chất ma túy, những công cụ, phương tiện, tài liệu có liên quan, những tài sản, tiền bạc do đối tượng phạm tội ma túy mà có để chứng minh hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của đối tượng.

Như vậy, trong thực tế hoạt động khám xét người, tư trang hành lý, hàng hóa và phương tiện giao thông để phát hiện, thu giữ vật chứng liên quan đến đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy cần được tổ chức một cách cụ thể, khoa học và có sự phân công trách nhiệm rất cụ thể giữa lực lượng CSGT với CSĐT tội phạm về ma túy. Hai lực lượng phải trao đổi thông tin cho nhau trong suốt quá trình chuẩn bị lên phương án, cho đến việc thực hiện các biện pháp khám xét cụ thể đối với phương tiện, người cất giấu, vận chuyển trái phép chất ma túy. Sự trao đổi thông tin trong phối hợp khám xét phải được thực hiện bằng văn bản và có sự bàn bạc thống nhất cao giữa hai lực lượng.

Để khám xét thu giữ vật chứng có kết quả, đòi hỏi việc triển khai thực hiện kế hoạch khám xét phải đảm bảo thực hiện tốt các nội dung yêu cầu sau:

Việc khám xét phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp, phương tiện, chiến thuật kiểm tra khám xét

để đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, không để lộ nguồn tin, không để đối tượng bỏ chạy hoặc vứt hàng tẩu tán vật chứng gây khó khăn cho công tác đấu tranh.

Việc khám xét phải được tổ chức chặt chẽ, phân công hợp lý để vừa đảm bảo được tính hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tiến hành khám xét và quần chúng nhân dân xung quanh.

Trước khi thực hiện việc khám xét phải xây dựng các phương án phối hợp đấu tranh cụ thể trong một số tình huống bất trắc có thể xảy ra khi đang kiểm tra khám xét người, hàng hóa và phương tiện giao thông nghi vấn cất giấu, vận chuyển ma túy trên đường giao thông.

+ Phối hợp trong bắt, giữ đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoạt động trên đường giao thông

Trong hoạt động điều tra các vụ án vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thì việc bắt giữ đối tượng trong vụ án cùng với tang vật là ma túy có ý nghĩa rất quan trọng trong điều tra chứng minh làm rõ tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của pháp luật. Đối tượng vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy thường có nhiều thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan CSĐT. Trong nhiều trường hợp trên các phương tiện chở khách, đối tượng buôn bán ma túy ngồi ở một nơi, nhưng lại để ma túy ở nơi khác hoặc để lẫn ở những hàng hóa hợp pháp, hàng nặng, hàng bẩn thỉu khó kiểm tra kiểm soát và nếu thấy động chúng sẵn sàng "bỏ của chạy lấy người". Một điểm đáng chú ý là khi vận chuyển trên các phương tiện giao thông, bọn tội phạm luôn tận dụng mọi ngăn, hốc, khe hở sẵn có của phương tiện hoặc gia cố làm thêm để cất giấu ma túy. Vì vậy, quá trình phát hiện, bắt giữ đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy cùng với tang vật (ma túy) là hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với lực lượng CSGT trong việc phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu để xác định đối tượng, thời gian, địa điểm, phương pháp, chiến thuật bắt, giữ trong các trường hợp bắt quả tang, bắt khẩn cấp và bắt các đối tượng về ma túy đang có lệnh truy nã.

+ Phối hợp trong chuyển hóa tài liệu trinh sát thành chứng cứ pháp lý phục vụ yêu cầu điều tra chứng minh làm rõ tội phạm

Tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm mua bán vận chuyển ma túy trên đường giao thông nói riêng thường hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt. Bọn chúng luôn tìm mọi cách lợi dụng tính chất của hoạt động giao thông công cộng: có đông người tham gia, với nhiều thành phần đối tượng khác nhau, phương tiện tham gia giao thông đa dạng, hàng hóa vận chuyển phong phú nhiều chủng loại... Vì thế bọn tội phạm về ma túy luôn tìm mọi cách trà trộn, ngụy trang, cất giấu để vận chuyển, buôn bán ma túy trên các phương tiện giao thông. Thông qua các hoạt động trinh sát như: sưu tra, đặc tình, xác minh hiềm nghi, nội tuyến, ngoại tuyến... lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy có thể phát hiện được nhiều đầu mối đối tượng nghi vấn, thậm chí đi sâu nắm chắc thời gian địa điểm đối tượng, phương thức buôn bán vận chuyển cũng như nơi cất giấu trao đổi thanh toán hàng. Song để khai thác sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích chứng minh làm rõ tội phạm theo quy định của pháp luật, thì toàn bộ các thông tin tài liệu của hoạt động trinh sát phải được chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý. Hoạt động TTKSGT phát hiện xử lý vi phạm; điều tra xử lý TNGT; kiểm tra phương tiện hàng hóa vận chuyển trên đường giao thông... là các công việc thực hiện theo quy định của pháp luật hành chính thuộc thẩm quyền CSGT. Các hoạt động mang tính hành chính đó rất thuận tiện cho việc đưa ra các sự việc, hiện tượng "ngẫu nhiên" để ngụy trang cho các phương pháp chiến thuật đấu tranh của cơ quan điều tra. Từ đó chuyển hóa các tài liệu trinh sát thành chứng cứ pháp lý thông qua việc xử lý vi phạm hành chính về TTATGT để bắt quả tang người, phương tiện vận chuyển ma túy trên đường giao thông phục vụ tốt cho yêu cầu điều tra.

Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với lực lượng CSGT để bàn bạc thống nhất trong việc lựa chọn thời gian, địa điểm, sự việc hiện tượng để bắt quả tang đối tượng vận chuyển, cất giấu ma túy trên các phương tiện giao thông "ngụy trang" cho việc chuyển hóa các tài liệu trinh sát thành chứng cứ pháp lý.

+ Phối hợp trong việc thực hiện các mặt công tác cơ bản của từng lực lượng phục vụ yêu cầu phát hiện tội phạm vận chuyển, mua bán ma túy trên đường giao thông.

CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT là hai lực lượng đều có trách nhiệm điều tra cơ bản tuyến địa bàn giao thông trọng điểm về hoạt động ma túy, nắm tình hình phát hiện

bắt giữ các đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy để xử lý theo pháp luật... Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ phát hiện loại đối tượng này, thì cả hai lực lượng nêu trên phải thường xuyên có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện một số mặt công tác cơ bản của từng lực lượng. Nội dung phối hợp giữa hai lực lượng trong một số mặt công tác cơ bản như sau:

Phối hợp trong điều tra cơ bản về tuyến, địa bàn giao thông công cộng trọng điểm về mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên đường giao thông: Lập hồ sơ, vẽ sơ đồ cấu tạo địa hình tuyến đường, cũng như tình hình hoạt động của các đối tượng nghi vấn...

Phối hợp trong việc phát hiện các đối tượng nghi vấn hoạt động ma túy, rà soát bổ sung hồ sơ, tài liệu quản lý đối tượng sưu tra về ma túy hoạt động trên đường giao thông theo chức năng của lực lượng CSĐT.

Phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu kiểm tra xác minh các đối tượng nghi vấn, xác lập hiềm nghi hoặc chuyên án đấu tranh đảm bảo yêu cầu đề ra.

Phối hợp trong việc xác định các cung tuyến tuần tra, địa bàn khu vực trọng điểm cần tăng cường bố trí cán bộ CSGT tuần tra thường xuyên hoặc bất ngờ đột kích tuần tra kiểm soát phát hiện bắt giữ đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy.

Một phần của tài liệu SEMINA BỆNH DẠI (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)