Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự Trung Quốc

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự theo pháp luật nước ngoài và luật quốc tế (Trang 29 - 31)

Bộ luật hình sự [10] Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (viết tắt là Trung Hoa) sửa đổi năm 2005 (hiện hành) đã quy định các hành vi xâm phạm đến quyền con người và trừng phạt trong nhiều chương, điều khác nhau.

chủ của công dân, cụ thể [19]: điều 232 về hành vi cố ý giết người quy định rằng người nào cố ý giết người khác, thì bị phạt; điều 233 về hành vi vô ý làm chết người quy định rằng người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt; điều 234 về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác quy định rằng người nào cố ý gây thương tích cho người khác, thì bị phạt; điều 235 về hành vi vô ý gây thương tích nặng cho người khác đã quy định rằng người nào vô ý gây thương tích nặng cho người khác, thì bị phạt.

Các hành vi cưỡng hiếp phụ nữ được quy định tại điều 236; các hành vi cưỡng dâm phụ nữ quy định tại điều 237; hành vi giam giữ trái pháp luật quy định tại điều 238; điều 239 quy định về hành vi bắt cóc người khác; điều 240 quy định về hành vi buôn bán phụ nữ, trẻ em; điều 241 quy định về hành vi mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán; điều 242 quy định về hành vi dùng bạo lực hoặc uy hiếp ngăn cản nhân viên thi hành công vụ Nhà nước giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán; điều 243 quy định về hành vi bịa đặt nhằm hãm hại người khác; điều 244 quy định về hành vi của đơn vị sử dụng người; điều 245 quy định về hành vi khám người, khám nhà bất hợp pháp; điều 246 quy định về hành vi làm nhục người khác; điều 247 quy định về hành vi bức cung của nhân viên tư pháp; điều 248 quy định về hành vi của nhân viên quản giáo.

Như vậy, nếu so sánh Bộ luật hình sự Trung Hoa với Bộ luật hình sự Việt Nam về các vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, chúng ta thấy có một vài điểm khác nhau, ví dụ như: Bộ luật hình sự Trung Hoa tập trung mô tả hành vi phạm tội ngay trong nội dung điều luật mà không có tên tội danh; nhiệm vụ của Bộ luật này chỉ xác định chung là bảo vệ các quan hệ xã hội, trong đó có quyền công dân; hoặc trong khái niệm tội phạm cũng chỉ nêu bảo vệ quyền nhân thân, tự do và các quyền khác; hoặc Chương IV có tên là các tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân, tuy nhiên

lại chủ yếu nhấn mạnh đến các hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền tự do thân thể; hoặc các tội xâm phạm tự do và an ninh cá nhân cũng có nhiều tội tương đồng với Việt Nam (ví dụ, điều 232 về hành vi cố ý giết người; điều 234 về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác; điều 236 về các hành vi cưỡng hiếp phụ nữ; điều 238 và 239 về hành vi giam giữ trái pháp luật và về hành vi bắt cóc người khác; v.v...; hoặc có quy định trách nhiệm hình sự của đơn vị (tổ chức), như đơn vị nào sử dụng người mà vi phạm quy định về quản lý lao động, hạn chế tự do thân thể, cưỡng bức nhân viên lao động và hành vi của người vi phạm quy định quản lý lao động, sử dụng trẻ em vị thành niên chưa đủ 16 tuổi lao động vượt quá sức lao động hoặc làm những công việc trên cao, dưới hầm hoặc lao động trong môi trường nguy hiểm, dễ nổ, dễ cháy, phóng xạ, độc hại, thì bị phạt (điều 244) [19, tr.162]; hoặc quy định tương đối đầy đủ hơn về các hành vi và các trường hợp phạm tội cụ thể đối với tội buôn bán phụ nữ, trẻ em (điều 240) và tội mua phụ nữ, trẻ em (điều 241).

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự theo pháp luật nước ngoài và luật quốc tế (Trang 29 - 31)