sánh với luật quốc tế về bảo vệ quyền con người
Việt Nam đã phê chuẩn và gia nhập hầu hết các công ước chủ chốt về nhân quyền. Việt Nam cũng đã gia nhập 17 công ước của ILO, trong đó có những công ước quan trọng với nhân quyền như Công ước về chống lao động cưỡng bức; Công ước về tuổi lao động tối thiểu; Công ước về hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất v.v... Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký gia nhập Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và ngày 07/11/2013 đã ký gia nhập Công ước chống tra tấn. Các VBPL trong nước được ban hành hoặc sửa đổi theo hướng nội luật hóa các công ước mà Việt Nam gia nhập, đồng thời không làm cản trở việc thực hiện các công ước này (Điều 3 và Điều 82 Luật ban hành VBQPPL năm 2008).
Có thể nói rằng ở Việt Nam, các quyền con người và tự do cơ bản của con người và công dân đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 và được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp năm 1946 - bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Lịch sử cho thấy rằng đối với các dân tộc thuộc địa nói chung và với Việt Nam nói riêng, quyền con người là thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc, gắn liền với quyền dân tộc tự quyết. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 đều ra đời
trước khi LHQ thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (1948) nhưng đã chứa đựng những giá trị và tiêu chuẩn nhân quyền mà được cộng đồng quốc tế thừa nhận và công bố sau đó. Điều này chứng tỏ Nhà nước Việt Nam đã có quan điểm rất tiến bộ về vấn đề quyền con người.
Kể từ khi đổi mới, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện trước hết qua việc hoàn thiện các thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật. Trong thực tế, Nhà nước Việt Nam nhất quán coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế-xã hội, xác định việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người là một yêu cầu và điều kiện cho sự phát triển mọi mặt của đất nước. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tiếp tục ghi nhận và đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật; quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa các quyền này. Như vậy, xét trên bình diện chung thì hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay đã tương thích với những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về quyền con người.
3.1.1. Nhóm các quyền dân sự và chính trị
Về quyền được sống của con người. Quyền sống đầu tiên được đề câ ̣p
trong Điều 3 UPHR, điều này gắn kết quyền sống với các khía ca ̣nh có liên quan khác thành mô ̣t quyền go ̣i là quyền sống, tự do và an ninh cá nhân. Điều 6 ICCPR cu ̣ thể hóa quy đi ̣nh về quyền sống trong Điều 3 UPHR, theo đó: Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luâ ̣t bảo vệ. Không ai có thể bi ̣ tước ma ̣ng sống mô ̣t cách tùy tiê ̣n (Khoản 1). Bên
cạnh ICCPR, mô ̣t số công ước quốc tế khác cũng đề câ ̣p đến quyền sống như Công ước về quyền trẻ em (Điều 6), Công ước về ngăn ngừa và trừng tri ̣ tô ̣i diê ̣t chủng (Điều 2), Công ước về trấn áp và trừng tri ̣ tô ̣i ác Apacthai (Điều 2).
Tương ứng với nô ̣i dung này , Điều 19 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy đi ̣nh rằng mọi người có quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai bi ̣ tước đoa ̣t tính mạng trái luật . Quy đi ̣nh trên được tái khẳng đi ̣nh ở Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 cũng xây dựng riêng một chương (Chương XII từ đ.93-122) quy đi ̣nh về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Cũng như một số quốc gia khác trên thế giới , xuất phát từ yêu cầu khách quan về phòng chống tội phạm , pháp luật Việt Nam hiê ̣n vẫn còn duy trì hình phạt tử hình. Tuy nhiên, điều này là không trái với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền:
Thứ nhất, ICCPR không bắt buô ̣c các quốc gia thành viên phải xóa bỏ
hình phạt tử hình, nhưng có nghĩa vu ̣ phải ha ̣n chế sử dụng nó và đảm bảo thủ tục tố tụng được thực hiện công bằng nhất;
Thứ hai, pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định chặt chẽ về những
giới ha ̣n và bảo đảm về thủ tu ̣c tố tu ̣ng khi áp du ̣ng hình ph ạt tử hình. Về giới hạn, điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 quy đi ̣nh về những bảo đảm tố tu ̣ng , Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy đi ̣nh … (đ.170, 57, 258);
Thứ ba, số điều luâ ̣t có khung hình pha ̣t tử hình trong pháp luâ ̣t Viê ̣t
Nam đã giảm dần đi đáng kể (từ 44 điều trong Bộ luật hình sự năm 1985 xuống còn 29 điều trong Bộ luật hình sự năm 1999 và 22 điều trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009).
Nghiên cứu về sự tồn tại hình phạt tử hình, về cơ bản có hai quan điểm: (i) quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình lập luận rằng việc duy trì hình phạt tử
hình là không nhân đạo, vi phạm nhân quyền, không còn điều kiện cải tạo người phạm tội, gây tổn thương đến người thân; (ii) quan điểm duy trì hình phạt tử hình lập luận rằng tính nhân đạo thể hiện ở việc trừng trị người phạm tội (số ít) để bảo vệ tính mạng và lợi ích của số đông. Hai quan điểm này đã, đang và vẫn sẽ là những cuộc tranh cãi bất phân tranh, tuy nhiên xu hướng chung là hạn chế và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình, hướng tới quyền sống của con người. Phần lớn giới luật học Việt Nam cho rằng tại thời điểm hiện nay và thời gian tiếp theo, Việt Nam vẫn nên duy trì hình phạt tử hình do những tiền đề, điều kiện để xóa bỏ hình phạt tử hình chưa hình thành rõ nét, tuy nhiên cần thu hẹp phạm vi áp dụng hơn nữa. Điều kiện để xóa bỏ hình phạt tử hình bao gồm: i) kinh tế đất nước phát triển ở trình độ tương đối cao; ii) xã hội ổn định, an sinh và phúc lợi xã hội đảm bảo đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân; iii) trình độ văn hóa, nhất là văn hóa pháp lý, văn hóa ứng xử của người dân cao; iv) có nhà nước pháp quyền mạnh để thực hiện quyền lực nhân dân; v) Nhà nước, xã hội tạo ra được nhiều biện pháp có thể thay thế hình phạt tử hình. Việc thu hẹp phạm vi hình phạt tử hình cần được tiến hành trên các bình diện sau:
(1) Ở bình diện lập pháp, cần có sự khảo sát, đánh giá toàn diện để có cơ sở tiếp tục loại bỏ thêm một số điều luật có quy định hình phạt tử hình trong BLHS hiện hành. Việc khảo sát cần phải lấy ý kiến trực tiếp người dân theo hình thức trưng cầu dân ý. Đề xuất bỏ hình phạt tử hình ở những tội phạm sau trong tổng số 22 điều luật quy định hình phạt này của Bộ luật hình sự:
Về nhóm các tội phạm có tính chất kinh tế, đề xuất loại bỏ hình phạt tử
hình đối với tội tham ô tài sản; tội nhận hối lộ; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Thay vào đó là áp dụng hình phạt tù (chung thân hoặc tù có thời hạn), tăng hình phạt tiền, biện pháp tịch thu tài sản liên quan đến việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có.
Về nhóm các tội phạm ma túy, đề xuất loại bỏ hình phạt tử hình đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh, do những tội phạm này mang tính chất chính trị - pháp lý nhiều hơn
tính thực tiễn và các văn kiện pháp lý quốc tế về những tội phạm này không quy định hình phạt tử hình áp dụng với người phạm tội này nên chúng ta nên cân nhắc loại bỏ hình phạt tử hình ở các tội này.
(2) Ở cấp độ áp dụng pháp luật, cần có hướng dẫn cụ thể để tòa án áp dụng hình phạt này như là biện pháp cuối cùng sau khi đánh giá chính xác, cụ thể mọi tình tiết vụ án, giả định vô tội. Mọi trường hợp áp dụng hình phạt tử hình cần qua các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm để xem xét tính hợp pháp, hợp lý và sự cần thiết khi áp dụng hình phạt này [8, tr. 42-48].
Liên quan đến khía ca ̣nh thứ 2 (viê ̣c bảo đảm các điều kiê ̣n tồn ta ̣i của con người, đă ̣c biê ̣t là những đối tượng khó khăn ), pháp luật Việt Nam từ lâu đã xác lâ ̣p các chế đi ̣nh về bảo trợ xã hô ̣i . Khuôn khổ pháp luâ ̣t về vấn đề này đã khá toàn diê ̣n (do cả Nhà nước và các tổ chức từ thiê ̣n điều hành ) và ngày càng được hoàn thiện nhằm giú p đỡ những nhóm đối tượng có hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t khó khăn như người già neo đơn , trẻ em mồ côi , người khuyết tâ ̣t không nơi nương tựa, không thể tự lo cho cuô ̣c sống bản thân.
Như vậy, từ Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp 2013, quyền sống đã được ghi nhận trực tiếp rõ ràng. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có các quy định ghi nhận và đảm bảo quyền sống của cá nhân trong các luật chuyên ngành, về cơ bản là phù hợp với các quy định của luật quốc tế. Để đảm bảo thực thi quyền sống, pháp luật Việt Nam cũng ngày càng được hoàn thiện, từng bước xóa bỏ những bất cập, chồng chéo, loại bỏ các quy định không phù hợp với
luật quốc tế, bổ sung các quy định còn thiếu để đảm bảo thực hiện quyền sống, đặc biệt đã có nhiều nỗ lực hạn chế tối đa các hành vi xâm phạm tính mạng con người.
Các quy định của luật hình sự Việt Nam đã có các quy định ngày càng phù hợp với các quy định của luật quốc tế, một mặt chỉ quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, mặt khác, có các quy định về ân giảm, không tử hình đối với một số đối tượng như người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng. Đặc biệt, pháp luật hình sự đã có các quy định nhằm trừng trị các hành vi xâm phạm quyền sống của con người thông qua việc mở rộng các quy định nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sống của cá nhân.
Pháp luật Việt Nam cũng đã có những nguyên tắc thể hiện rõ mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh. Người phạm tội phải bị đưa ra xét xử, chịu hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội. Đồng thời, các quy định của pháp luật thể hiện mục đích của hình phạt không chỉ là trừng trị mà còn chủ yếu là giáo dục, cải tạo răn đe và phòng ngừa tội phạm, đây là yêu cầu cơ bản để đảm bảo quyền con người trong nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sống còn bộc lộ một số bất cập, cụ thể như sau:
Thứ nhất, luật thi hành án hình sự (2010) mặc dù đã có hiệu lực nhưng
việc triển khai áp dụng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn như các quy định hướng dẫn về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, hướng dẫn các quy định về hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, hướng dẫn quy định thi hành án tử hình, hướng dẫn quyết định thi hành án tử hình;
Thứ hai, khoản 3 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy
định là hình thức tiêm thuốc độc là còn chưa thống nhất giữa hai luật, cần sửa đổi cho thống nhất;
Thứ ba, các quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp xâm
phạm quyền sống cũng chưa đạt hiệu quả do còn chưa coi trọng những tổn thất vô hình xâm phạm quyền sống; và
Thứ tư, pháp luật Việt Nam cũng chưa có các quy định riêng liên quan
đến thủ tục giải quyết vụ việc về bắt cóc người và đưa đi mất tích mà chỉ quy định tội bắt cóc chung như mọi tội phạm khác, hay cũng chưa có các quy định thống nhất, xác định trách nhiệm của các cơ quan cứu hộ, cứu nạn cụ thể trong việc tìm kiếm người mất tích, nạn nhân của các tai nạn do thiên tai.
Về quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoạch trừng phạt tàn bạo,
vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Điều 7 Công ước ICCPR cụ thể hóa Điều 5 UDHR,
trong đó nêu rõ, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó.
Bên cạnh các quy định trên của UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984). Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là, chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế (international custom law) về quyền con người, bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó có là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không.
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có các quy định liên quan đến hành vi tra tấn cả về thể chất và tinh thần tại nhiều điều
khoản như quy định về tội bức cung; tội dùng nhục hình; tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, tội hành hạ người khác; tội làm nhục người khác; tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; tội làm nhục, hành hung đồng đội; tội ngược đãi tù binh, hàng binh... nhưng chưa quy định "tra tấn" thành một tội danh riêng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần sửa đổi, bổ sung, quy định rõ khái niệm tra tấn, bao gồm cả tra tấn về thể xác lẫn tinh thần và tra tấn thành một tội danh trong bộ luật hình sự phù hợp với định nghĩa tra tấn quy định tại Công ước và các quy định trong tố tụng hình sự về bồi thường những tổn thất về tinh thần của nạn nhân bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người.
Liên quan đến việc đảm bảo quyền của người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ đề điều tra, Việt Nam luôn tôn trọng các quyền con người cơ bản của những người bị tạm giữ, tạm giam. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người bị tạm giữ, tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể