Biê ̣n pháp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 86 - 87)

phạm pháp luật về lao động

Việc bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ còn đƣợc thực hiện thông qua sự can thiệp của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, đó chính là thanh tra nhà nƣớc về lao động. Điều 237 BLLĐ 2012quy địnhThanh tra Bộ LĐTB&XH, Thanh tra Sở LĐTB&XH có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động; điều tra tai nạn lao động và những vi phạm ATVSLĐ; tham gia hƣớng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động ATVSLĐ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về lao động.

Theo đó, Thông qua thanh tra nhà nƣớc về lao động, NSDLĐ sẽ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật để đảm bảo quyền nhân thân của NLĐ. Đồng thời, những doanh nghiệp không chấp hành các quy định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc quy định về thanh tra nhà nƣớc về lao động, pháp luật còn quy định rất cụ thể về các hình thức xử lý, các hành vi vi phạm của NSDLĐ trong từng lĩnh vực, và mức xử lý vi phạm đối với từng hành vi vi phạm. Qua

81

đó, cơ quan nhà nƣớc có thể dễ dàng xác định hành vi vi phạm và mức độ xử lý đối với các hành vi đó. Từ đó giúp bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân của NLĐ trƣớc những hành vi vi phạm pháp luật của NSDLĐ.

Tuy nhiên, trong thời gian qua việc thanh tra giám sát và xử lý vi phạm liên quan đến xâm hại quyền nhân thân của NLĐ cũng có những hạn chế nhất định. Số lƣợng thanh tra viên trong cả nƣớc còn tƣơng đối ít. Việc xử lý các vụ án lao động vẫn còn chƣa nhanh chóng, tình trạng tồn đọng án vẫn còn. Hoặc khi đã có phán quyết nhƣng lại chƣa thi hành đƣợc.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 86 - 87)