Biện pháp tự bảo vệ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 81 - 82)

Trƣớc hết, khi tham gia vào quan hê ̣ lao đô ̣ng, NLĐ có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về các nội dung của hợp đồng lao động. Điều 23 BLLĐ 2012 quy định những nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng lao động. Theo quy định này, pháp luật cho phép NLĐ có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ATVSLĐ...để bảo vệ các quyền nhân thân của mình. Hơn ai hết, NLĐ sẽ có trách nhiệm để bảo vệ các quyền nhân thân của mình và hợp đồng lao động là nội dung chỉ liên quan đến họ và NSDLĐ nên họ sẽ phải tự cân nhắc về các nội dung trong hợp đồng lao động sẽ ký kết.

NLĐ cũng có một số quyền khác để tự bảo vệ mình trƣớc các hành vi của NSDLĐ nhƣ: quyền tự bào chữa cho mình khi bị NSDLĐ tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động; quyền yêu cầu NSDLĐ bảo đảm điều kiện lao động

76

an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình; quyền khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khi NSDLĐ vi phạm quy định của Nhà nƣớc hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động; và quyền khởi kiện tại tòa để yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân của mình.

Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép NLĐ hành xử một cách hợp lý khi bị NSDLĐ xâm phạm các quyền nhân thân của mình. Đó là việc NLĐ đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn trong một số trƣờng hợp đƣợc quy định tại Điều 37 BLLĐ 2012 mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ NSDLĐ, trƣớc khi thực hiện, NLĐ cũng phải thông báo trƣớc cho NSDLĐ trong một khoảng thời gian theo quy định pháp luật.

Nhƣ vậy, với vị trí là ngƣời trực tiếp chịu ảnh hƣởng của các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân, NLĐ đƣợc pháp luật quy định cho một số quyền nhất định để có thể bảo vệ mình trƣớc những hành vi xâm hại đó. Đây cũng là biện pháp đơn giản nhất để bảo vệ các quyền nhân thân của NLĐ.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 81 - 82)