Sự cần thiết phải bảo vệ quyền nhân thân của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 28)

Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân của NLĐ thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của NLĐ sẽ ảnh hƣởng sâu sắc và trực tiếp đến đời sống tinh thần của con ngƣời bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ trong trƣờng hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết không chỉ đối với mỗi cá nhân NLĐ mà còn đối với cả Nhà nƣớc và xã hội.

Luật lao động phải thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc

Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền XHCN – của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân – nông dân và đội ngũ trí thức. Với nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và phát triển toàn diện cho mọi công dân và NLĐ cũng là một trong những số ấy [1]. Do vậy, NLĐ không chỉ đƣợc hƣởng thành quả lao động phù hợp với sức lao động của mình mà còn đƣợc bảo vệ toàn diện về tính mạng

23

sức khỏe, danh dự nhân phẩm và cả các quyền khác. Tinh thần này luôn luôn đƣợc quán triệt trong chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Mọi hành vi xâm phạm đến các giá trị nhân thân của NLĐ đều đƣợc coi là trái với quy định của pháp luật và Hiến pháp. Do đó, bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ cũng chính là bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ chế độ pháp quyền XHCN của nhà nƣớc Việt Nam.

Đồng thời bảo vệ quyền nhân của NLĐ cũng luôn đƣợc quán triệt trong các văn kiện Đại hội Đảng từ trƣớc đến nay.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng, Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ có nêu rõ:

“Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho mọi lao động có việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện lao động.” Tƣ tƣởng của Nhà nƣớc XHCN trong thời kỳ này cũng coi mục tiêu và động lực của sự phát triển là “con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là NLĐ”[9]. Tiếp đó, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã chỉ ra đƣờng lối và chiến lƣợc phát triển trong giai đoạn tới, phải

“chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cho NLĐ…Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp”.

Trong nhiều văn kiện quan trọng, Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định chủ trƣơng “phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa”. Về mặt lý thuyết KTTT định hƣớng XHCN đƣợc

xác định với mục tiêu: “Thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, kỉ cương, xóa bỏ áp lực, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc” . Về phân phối trong nền kinh tế nói chung và trong quan hệ lao động nói riêng phải “lấy phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu kết hợp với hình thức phân phối khác như phân phối theo vốn và tài sản”. Đó là cách thức phân

24

phối thúc đẩy tăng cƣờng kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, KTTT tự nó không giải quyết các vấn đề xã hội một cách tổng thể, không đƣơng nhiên đạt đến tiến bộ xã hội trong lĩnh vực lao động mà không có sự can thiệp của Nhà nƣớc bằng pháp luật.

Thực tế cho thấy, Việt Nam chƣa có kinh nghiệm quản lý KTTT. Hầu hết, NSDLĐ chƣa nhận thức đầy đủ về NLĐ trong chiến lƣợc đầu tƣ lâu dài. Phần lớn giới NSDLĐ ở Việt Nam là những ngƣời làm ăn nhỏ, vốn ít, cần phải tranh thủ những cơ hội trƣớc mặt. Nhiều đơn vị tồn tại là nhờ những khoảng trống của cơ chế quản lý lợi dụng điều kiện cung cầu mất cân đối, lợi dụng sự không hiểu biết của NLĐ đang tìm việc mà NSDLĐ có những hành vi xâm hại đến quyền nhân thân của NLĐ. Thêm nữa là nhận thức về trình độ tổ chức tự thân của hai giới chủ, thợ còn thấp. Vì vậy, việc lựa chọn kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN với những chỉ tiêu trên là hƣớng phát triển phù hợp. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, Nhà nƣớc phải bằng pháp luật lao động để bảo vệ NLĐ. Có nghĩa là định hƣớng XHCN phải trên cơ sở luật pháp, với tƣ cách là công cụ của Nhà nƣớc pháp quyền. Các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ nói chung và quyền nhân thân của NLĐ nói riêng phải đƣợc pháp luật hóa, đảm bảo thực hiện trên các cơ sở của pháp luật.

Khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng:

Trong nền KTTT nhiều quan hệ lao động mới đƣợc hình thành rất đa dạng và phức tạp. Khi nhận xét về KTTT, ngƣời ta thƣờng nói về tính hai mặt của nó. Đó là những tác động tích cực không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế và các tác động tiêu cực không thể không có đến đời sống mỗi quốc gia. Mặt tiêu cực này thể hiện rất rõ trong quan hệ lao động vì bản thân lĩnh vực này vừa chứa đựng các yếu tố kinh tế, vừa thể hiện các vấn đề xã hội sâu sắc. Mặt khác, sức lao động còn đƣợc coi là một loại hàng hóa đặc biệt, không tách rời với bản thân NLĐ. Khi sức lao động của NLĐ bị lạm dụng thì các quy định pháp luật trở thành các chế tài bảo vệ NLĐ tránh khỏi những tác

25

động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng. Trong lĩnh vực lao động, kinh tế thị trƣờng đã mở ra điều kiện thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tạo nhiều việc làm cho NLĐ đồng thời thúc đẩy năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều đó đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng, năng động, có tốc độ phát triển cao. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của thị trƣờng, các nhà kinh doanh (NSDLĐ) thƣờng xuyên phải hay đổi kế hoạch, quy mô sản xuất…Đặc biệt khi mục đích cao nhất là lợi nhuận, NSDLĐ thƣờng có xu hƣớng kéo dài thời gian làm việc, giảm thời giờ nghỉ ngơi, cắt giảm chi phí liên quan đối với NLĐ... Điều đó không những ảnh hƣởng tới sức khỏe, tới khả năng tái sản xuất sức lao động mà còn ảnh hƣởng đến các nhu cầu khác trong đời sống, ảnh hƣởng đến khả năng phát triển toàn diện của NLĐ. Vì vậy, các quy định về quyền nhân thân của NLĐ đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong luật lao động ở các quốc gia, để sử dụng sức lao động hợp lý, làm cơ sở bảo vệ NLĐ trong những trƣờng hợp cần thiết.

Khắc phục vị thế bất bình đẳng của NLĐ trong quan hệ lao động

Bảo vệ NLĐ là nguyên tắc quan trọng nhất của pháp luật lao động. ngay từ những năm đầu phát triển kinh tế thị trƣờng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định động lực và mục tiêu chính của sự phát triển là “Vì con ngƣời, phát huy nhân tố con ngƣời, trƣớc hết là NLĐ”. Tuy nhiên, quan hệ lao động là quan hệ đặc biệt hƣớng tới đối tƣợng là con ngƣời và hoạt động mua bán hàng hóa sức lao động, trong đó, NLĐ luôn là bên yếu thế hơn so với NSDLĐ. Về phƣơng diện kinh tế, NSDLĐ là ngƣời bỏ vốn, đầu tƣ cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh, quyết định về công nghệ, quy mô hoạt động…nên họ hoàn toàn chủ động về kế hoạch việc làm, phân phối lợi nhuận cũng nhƣ sắp xếp, phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho NLĐ. Về mặt pháp lý, NSDLĐ “có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh” (Điều 6 BLLĐ). Nhƣ vậy ở một mức độ nhất định, NLĐ bị phụ thuộc vào NSDLĐ về phƣơng diện kinh tế cũng nhƣ về mặt pháp lý. Sự

26

phụ thuộc này vừa là bản chất cố hữu, vừa là đặc điểm riêng của quan hệ lao động, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế hay chế độ chính trị trong mỗi quốc gia. Đây không những là lý do chính để pháp luật lao động của các nƣớc không chỉ điều chỉnh các quy định liên quan đến quyền nhân thân của NLĐ mà còn là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Bên cạnh đó, khi thiết lập quan hệ lao động, NLĐ hƣớng tới tiền lƣơng, thu nhập, còn NSDLĐ hƣớng tới việc thu đƣợc lợi nhuận cao.Trong khi đó, năng suất lao động của NLĐ chủ yếu phụ thuộc vào tiền lƣơng, thu nhập của họ (đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy năng suất lao động tăng cao). Khi năng suất lao động của NLĐ tăng cao thì NSDLĐ cũng thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn. Điều đó cũng có nghĩa là để tiền lƣơng và thu nhập cao, NLĐ sẽ bất chấp tính mạng, sức khỏe của mình làm thêm giờ, làm ban đêm…Còn NSDLĐ vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận, họ có xu hƣớng tận dụng triệt để các biện pháp, các quy định pháp luật, các lợi thế để khai thác sức lao động của NLĐ trong đó có việc kéo dài thời gian làmviệc của NLĐ, cắt giảm chi phí, không trang bị đầy đủ phƣơng tiện để đảm bảo ATVSLĐ... Nhƣ vậy, từ các lý do trên, cần có sự điều chỉnh của pháp luật về quyền nhân thân của NLĐ để bảo vệ NLĐ, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía NSDLĐ.

27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nhƣ vậy, có thể thấy bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết – thu hút đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội, nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân NLĐ mà còn đối với cả NSDLĐ, nhà nƣớc và xã hội. Bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ không những thể hiện đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc mà còn giúp khắc phục vị trí bất bình đẳng giữa các bên trong quan hệ lao động giúp đảm bảo sự ổn định hài hòa trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó pháp luật lao động cũng quy định các biện pháp để bảo vệ cũng nhƣ đảm bảo cho quyền nhân thân của NLĐ đƣợc thực thi một cách có hiệu quả trên thực tế. Bảo vệ quyền lợi của NLĐ nói chung hay bảo vệ quyền nhân thân của ngƣời lao động nói riêng – đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ luật lao động, hầu hết các quy định của Bộ luật lao động đều thể hiện nội dung này. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cần phải dung hòa giữa lợi lích của NLĐ và NSDLĐ để tránh phá vỡ quan hệ lao động.

28

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG 2.1. Lƣợc sử quá trình phát triển chế định bảo vệ quyền nhân thân của ngƣời lao động

2.1.1.Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp (Trước năm 1986)

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp (1960-1985) pháp luật Việt Nam rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển. Ngoài ảnh hƣởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung thời kỳ đó pháp luật nƣớc ta còn chịu ảnh hƣởng của hoàn cảnh thời chiến. Nhiều quan hệ xã hội trong thời kỳ đó bị hành chính hóa nên không cần hoặc ít cần sự điều chỉnh của pháp luật. Mặt khác, khi đó vai trò của đƣờng lối, chính sách của Đảng, của các cơ quan tuyên huấn, tuyên truyền rất quan trọng trong việc quản lý xã hội vì vậy vai trò của pháp luật nói chung hay chế định bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ nói riêng chƣa đƣợc chú trọng và đẩy mạnh.

Sau khi Hiến pháp năm 1945 ra đời, hệ thống pháp luật nƣớc ta tuy trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn có một bƣớc phát triển mới. Trong lĩnh vực pháp luật lao động, một văn bản rất đáng chú ý đó là Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947, Sắc lệnh đƣợc coi nhƣ BLLĐ đầu tiên của nƣớc ta với các chế định rất tiến bộ về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền nhân thân NLĐ…Cụ thể, đó là việc cấm lao động cƣỡng bức, quy định thời hạn làm việc tối đa, các chế độ nghỉ ngơi và các vấn đề đảm bảo vệ sinh, an toàn cho NLĐ. Những quy định ấy bƣớc đầu thể hiện sự cố gắng của các nhà lập pháp để bảo vệ NLĐ trên mọi phƣơng diện tính mạng, sức khỏe, quyền lao động…Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả những vấn đề bảo vệ NLĐ trong thời kỳ này chỉ dừng lại ở các quy định pháp luật mà không đƣợc thực hiện trên thực tế. Bởi lúc này đất nƣớc mới giành đƣợc độc lập, phải giải quyết những tồn đọng của chế độ cũ, những bất ổn về kinh tế, xã hội và chiến tranh khiến cho mục tiêu của toàn thể nhà nƣớc và nhân dân lúc này là vấn đề

29

vận mệnh dân tộc. Nền kinh tế tập trung chỉ tồn tại hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể. Đây là giai đoạn mà chúng ta vẫn còn những hạn chế nhất định về quan điểm kinh tế nhƣng về cơ bản đã xây dựng đƣợc nền dân chủ và công bằng xã hội. Nhƣng các quy định pháp luật đã có những bƣớc phát triển mới đem lại quyền lợi cho NLĐ, bƣớc đầu đã đặt nền móng để xây dựng chế định nhằm đảm bảo quyền nhân thân của NLĐ

Tiếp đó,với sự ra đời của hai bản Hiến pháp 1959 và 1980 các quyền cơ bản về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền lao động…của NLĐ đều đƣợc ghi nhận. Đó là các quyền nghỉ ngơi, quyền làm việc, quyền đƣợc hƣởng bảo hiểm xã hội, cứu tế, y tế…Tuy nhiên, trong thời gian này Nhà nƣớc quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính , can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên đã kìm hãm sự phát triển của các quan hệ lao động. Tính đến trƣớc năm 1986 nhà nƣớc chỉ ban hành đƣợc một số văn bản điều chỉnh về vấn đề này nhƣ:

-Thông tƣ số 05/LĐ/TT của Bộ lao động ngày 13/02/1961 về đảm bảo an toàn toàn trong lao động khai thác đá;

-Thông tƣ số 15/LĐ/TT của Bộ lao động ngày 31/8/1967 quy định những biện pháp nhằm ngăn chặn tai nạn lao động chết đuối;

Nhƣ vậy, có thể thấy trong thời kỳ này các quy định về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ đã có nhƣng chƣa đƣợc thực hiện trong thực tế. Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, NLĐ hƣởng theo bình quân, không có sự đối lập về mặt lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ nên việc bảo vệ NLĐ chƣa thực sự cần thiết. Tuy vậy, các quy định liên quan đến bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ đã bắt đầu hình thành, phát triển và là nền tảng cho các quy định ở giai đoạn sau.

30

2.1.2. Trong nền kinh tế thị trường đến trước khi có Bộ luật lao động (Từ năm 1986 đến năm 1994)

Khi nƣớc ta tiến hành cải cách kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc thì những chính sách hay những quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này không còn phù hợp nữa.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam ngày 18/12/1986 đã khẳng định quyết tâm đổi mới của Đảng với chủ trƣơng chuyển hƣớng phát triển kinh tế: “Kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)