Trong nền kinh tế thị trường từ khi có Bộ luật lao động đến nay (Từ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 37 - 39)

năm 1994 đến nay)

Để bảo vệ quyền lao động, quyền làm việc, lợi ích và quyền khác của NLĐ, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động đƣợc hài hòa, ổn định, Quốc hội đã thông qua BLLĐ ngày 23/06/1994. Sự ra đời của BLLĐ đầu tiên đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc trong việc xây dựng pháp luật lao động đồng thời tạo đà cho các quan hệ lao động phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. BLLĐ 1994 đã thể chế hóa đƣờng lối đổi mới của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp1992 về lao động, về sử dụng lao động và quản lý lao động, đề cập đến các nội dung trƣớc, trong và sau quá trình lao động nhƣ về việc làm, dạy nghề, hợp đồng lao động, tiền lƣơng, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội... Vấn đề cơ bản nhất của BLLĐ 1994 là chuyển quan hệ phân phối việc làm sang quan hệ hợp đồng lao động và hình thành các bên đại diện trong quan hệ lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội, các quy định của pháp luật cũng không ngừng đƣợc thay đổi và hoàn thiện. BLLĐ có các lần sửa đổi bổ sung năm 2002,2006 và mới đây nhất là năm 2012.

BLLĐ (sửa đổi) đƣợc Quốc hội thông qua (ngày 18-6-2012) đã thể chế hóa đƣờng lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008, của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng

32

khóa X, về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[12]. BLLĐ 2012 gồm 17 chƣơng,

242 điều; trong đó, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của NLĐ và của NSDLĐ, việc làm, hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, tiền lƣơng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn lao động, vệ sinh lao động, lao động nữ, lao động chƣa thành niên và một số lao động khác, bảo hiểm xã hội, vai trò và các quyền của công đoàn, giải quyết tranh chấp lao động, quản lý nhà nƣớc về lao động, thanh tra lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động.

Nhƣ vậy, BLLĐ 2012 đã nêu đƣợc những vấn đề quan trọng về quyền, nghĩa vụ của NLĐ và của NSDLĐ, quan hệ lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất; bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của NLĐ; đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động đƣợc hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của NLĐ, của ngƣời quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lƣợng và tiến bộ xã hội trong sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH đất nƣớc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thông qua các quy đinh đó, có thể thấy quyền nhân thân của NLĐ đã đang đƣợc quan tâm và sẽ ngày một phát triển.

Có thể thấy rằng các quy định về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam đã đƣợc hình thành từ rất lâu và theo sự phát triển chung của xã hội những quy định ấy cũng dần đƣợc hoàn thiện hơn. Các quy định của pháp luật đã phát huy một cách tích cực vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ…..Tuy nhiên, quan hệ lao động luôn phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo hƣớng ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp hơn, vì lẽ đó mà chúng ta vẫn chƣa thể kiềm chế và đi đến xóa bỏ những vi phạm về quyền nhân thân của NLĐ đƣợc. Trong

33

giai đoạn mới, để NLĐ thực sự có một vị thế bình đẳng, để nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở một xã hội ổn định, dân chủ, văn minh, chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, tạo một cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo đƣợc nhiệm vụ bảo vệ NLĐ trên mọi phƣơng diện của luật lao động.

2.2. Thực trạng các quy định pháp luật lao động hiện hành trong việc bảo vệ quyền nhân thân của ngƣời lao động và thực tiễn triển khai

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động ở việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)