GIẢI PHÁP CHUNG CHO HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu phân tích lợi nhuận và rủi ro tài chính tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh châu đốc (Trang 61 - 63)

7. Kết luận

5.1GIẢI PHÁP CHUNG CHO HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI NGÂN

NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC

- Ngân hàng nên có những chính sách nhằm tăng thêm các khoản thu khác ngoài lãi. Vì cho vay luôn là nghiệp vụ chứa nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của ngân hàng, trong khi đó, các nghiệp vụ khác nhƣ: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tài trợ thƣơng mại… vẫn có thể đem lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng nhƣng hầu nhƣ không phải chịu rủi ro gì. Ngân hàng nên có những chiến lƣợc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh nghiệp vụ cho vay thì ngân hàng nên mở rộng hoạt động, tăng thêm nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ hiện đại có khoản lợi nhuận ổn định và ít rủi ro, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác tín dụng để hạn chế các rủi ro có liên quan đến nghiệp vụ này.

- Ngân hàng cần nghiên cứu để có chiến lƣợc kinh doanh đa dạng, bao gồm đa dạng hoá hình thức, phƣơng thức, phƣơng thức thời hạn, lãi suất, đối tƣợng, địa bàn, ngành nghề… trong huy động vốn, cho vay, đầu tƣ và kinh doanh khác.

- Ngân hàng cần quan tâm đến chính sách quản lí tốt đầu vào (huy động vốn) cũng nhƣ đầu ra (cho vay) để đạt đƣợc một cơ cấu phù hợp cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó phải tăng cƣờng việc quản lí từng khoản mục chi phí trong ngân hàng, hạn chế các khoản chi phí không cần thiết và theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí tạo thu nhập cao nhằm duy trì các khoản này ở mức hợp lý, không làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu chiến lƣợc lâu dài là phát triển nguồn tiền gửi dân cƣ, tiền gửi các doanh nghiệp, giảm dần nguồn vốn điều chuyển.

- Ngân hàng cần xây dựng chính sách lãi linh hoạt, phù hợp với cung cầu, biến động lãi suất trên thị trƣờng nhƣng vẫn có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Hiện nay, nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn. Vì vậy, ngân hàng cần tăng cƣờng hơn nữa nguồn vốn này. Muốn thế, ngân hàng cần có chính sách lãi suất huy động vốn hấp dẫn sao cho vừa thu hút đƣợc lƣợng tiền gửi vào ngân

62

hàng, nhƣng vẫn không ảnh hƣởng lớn đến lãi suất cho vay, bởi vì nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ cho vay, nếu tăng lãi suất cho vay sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến chỉ tiêu dƣ nợ của ngân hàng, làm giảm thu nhập từ lãi và hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, chiến lƣợc lãi suất mà ngân hàng xây dựng thay đổi linh hoạt nhƣng phải tuân theo lãi suất cơ bản của NHNN quy định, và trong biên độ dao động cho phép, vừa đảm bảo đƣợc quyền lợi cho khách hàng và cả ngân hàng.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mại, thực hiện tốt chính sách khách hàng, xây dựng danh mục khách hàng chiến lƣợc nhằm duy trì và thu hút tối đa nguồn vốn địa phƣơng. Chú trọng đẩy mạnh công tác thu hút vốn tiền gửi dân cƣ, phát triển dịch vụ tại các phòng giao dịch nhằm tạo lợi thế cạnh tranh của NHNTCĐ.

- Phát triển tín dụng gắn liền với dịch vụ ngân hàng để đảm bảo tính thanh khoản, tăng nguồn vốn. Tập trung tốt công tác tiếp thị khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ cá thể, hộ kinh doanh, để thu hút tài khoản tiền gửi vãng lai của khách hàng (tập trung đối tƣợng sử dụng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu).

- Thực hiện nghiêm túc các quy định quy trình tín dụng, nợ xấu, khi cho vay cần chú ý đến các yếu tố pháp lý của hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng, tài sản đảm bảo, sự ràng buộc, liên quan đến tính pháp lý giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản vay vốn, tránh rủi ro khi tranh chấp và xử lí thu nợ.

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng đi đôi với việc lựa chọn khách hàng để đầu tƣ, chú trọng đầu tƣ phát triển kinh tế tƣ nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp, dịch vụ, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống kể cả thành thị và nông thôn, đầu tƣ theo nguyên tắc thƣơng mại và thị trƣờng, xây dựng khách hàng chiến lƣợc, khách hàng truyền thống, nâng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo.

- Ngân hàng cần quan tâm đầu tƣ thời gian và sức lực để hoạch định chiến lƣợc quản trị rủi ro sao cho an toàn và hiệu quả, phù hợp với những loại rủi ro đặc thù và với điều kiện của ngân hàng trong xu thế hội nhập ngày nay.

- Tăng cƣờng quản lí chất lƣợng tín dụng: quản lí chặt chẽ nợ trong hạn, thƣờng xuyên phân tích đánh giá tình hình chung của khách hàng, quan sát quá trình sử dụng vốn vay, chủ động thu nợ gốc và lãi đúng hạn, không để phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn dẫn đến phải trích dự phòng rủi ro cao, ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

63

- Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép, đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế; khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ cần phân chia phù hợp nguồn vốn của ngân hàng với mức độ rủi ro cho phép.

- Nâng cao chất lƣợng chuyên nghiệp của các cán bộ nhân viên, nâng cao chất lƣợng quản trị nhân lực. Ngân hàng cần nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng, đảm bảo thanh khoản trong mọi điều kiện, tiến hành nhanh chóng các thủ tục thanh toán cho khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích lợi nhuận và rủi ro tài chính tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh châu đốc (Trang 61 - 63)