Quản lí rủi ro tài chính tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích lợi nhuận và rủi ro tài chính tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh châu đốc (Trang 25 - 28)

7. Kết luận

2.1.3 Quản lí rủi ro tài chính tại ngân hàng

2.1.3.1 Sự đánh đổi thích hợp giữa lợi nhuận và rủi ro

Hoạt động quản lí rủi ro nhằm mục đích xác định, đo lƣờng và kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận đƣợc. Quản lí rủi ro một cách hiệu quả sẽ giúp cho ngân hàng có đƣợc mối tƣơng quan hợp lý giữa rủi ro mà ngân hàng mong muốn (ở mức chi phí tƣớng xứng) với rủi ro mà ngân hàng muốn giảm thiểu.

26

Khi rủi ro đƣợc kiểm soát hợp lý thì ngân hàng sẽ có điều kiện tối đa hóa lợi nhuận thu đƣợc từ những rủi ro đó thông qua nhiều cách: chấp nhận, giảm nhẹ, loại bỏ hay chuyển đổi rủi ro. Quản lý rủi ro giúp đảm bảo mức độ rủi ro mà ngân hàng gánh chịu không vƣợt quá khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng.

2.1.3.2 Nguyên tắc trong hoạt động quản lí rủi ro tại một ngân hàng

- Một ngân hàng cần phải quyết định và xác định càng rõ càng tốt mức độ rủi ro mà ngân hàng đó chấp nhận. Vấn đề này phải là một phần trong các mục tiêu chiến lƣợc tổng thể của ngân hàng. Ví dụ: một ngân hàng cho vay với tài sản đảm bảo là tài sản bất động sản thế chấp lần đầu và với tỷ lệ thấp giữa nợ vay và giá trị tài sản thế chấp sẽ chấp nhận một mức rủi ro hoàn toàn khác so với một ngân hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm phái sinh mới với số lƣợng lớn;

- Trên cơ sở mức độ rủi ro mà một ngân hàng có thể chấp nhận, ngân hàng đó cần xác định càng rõ càng tốt những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đó cung cấp. Ngân hàng cũng cần có cơ chế đảm bảo rằng bất cứ một sản phẩm mới nào cũng đều phải trải qua một quy trình đánh giá chính thức để xem sản phẩm đó có phù hợp với chiến lƣợc và mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận hay không. Trong trƣờng hợp này ngân hàng cũng nên xem xét các vấn đề tác nghiệp nhƣ ngân hàng có đủ nguồn lực cần thiết và năng lực về mặt kĩ thuật để triển khai hiệu quả sản phẩm đó.

- Một ngân hàng cũng phải đảm bảo rằng nhân viên của mình có đủ kiến thức để quản lý các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cũng nhƣ các rủi ro gắn liền với chúng. Kiến thức này cần phải đƣợc trang bị cho nhân viên tất cả các cấp, và không nên chỉ tập trung vào bộ phận giải quyết các sản phẩm và dịch vụ đang đề cập. Cụ thể, Hội đồng quản trị và ban điều hành cấp cao luôn luôn phải hiểu rõ và đầy đủ về hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó cũng nhƣ các chức năng của nhân viên trong ngân hàng.

- Một ngân hàng cần phải có đầy đủ các hệ thống để xử lý các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đó cung cấp và để có thể đo lƣờng, kiểm soát đƣợc rủi ro có lien quan. Các hệ thống bao gồm: công nghệ thông tin, phƣơng thức tổ chức và hành chính. Các hệ thống phải đƣợc đánh giá là một phần của quy trình đánh giá một sản phẩm mới và phải đƣợc đánh giá lại theo định kỳ.

2.1.3.3 Quản lí rủi ro tài chính tại ngân hàng

27

- Tính toán chính xác nhu cầu thanh khoản của ngân hàng để thực hiện dự trữ hợp lý, không nên để nguồn vốn quá dƣ thừa gây lãng phí vốn ảnh hƣởng đến lợi ích của ngân hàng.

- Xây dựng danh mục đầu tƣ hợp lí, có tỷ trọng hợp lí đầu tƣ vào chứng khoán, có khả năng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt với chi phí chuyển đổi thấp nhất hoặc bằng không.

- Quản lý tài sản có hiệu quả, tạo tính ổn định cao để không tạo ra những cứu sốc tiền ồ ạt. Đồng thời phải dự báo tốt nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kì để có thể chuẩn bị nguồn vốn chi trả kịp thời.

b) Quản lí rủi ro tín dụng

Thực tế hoạt động của NHTM trong thời gian qua cho thấy, rủi ro tiềm ẩn lớn nhất là rủi ro tín dụng (RRTD). Nên quản lí rủi ro nói chung và quản lí RRTD nói riêng là một quá trình liên tục cần đƣợc thực hiện ở mọi cấp độ, và là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng. Để hạn chế đƣợc RRTD, vấn đề đặt ra đối với các NHTM là phải phân tích, đánh giá đƣợc những nguyên nhân chính gây nên RRTD để có những biện pháp thích hợp.

- Để kiểm soát chất lƣợng tín dụng, các NHTM cần xây dựng một bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của các ngành, thành phần, khu vực kinh tế, từ đó đƣa ra những hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế và hạn mức cho một khách hàng theo từng ngành phù hợp với xu hƣớng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó.

- Các ngân hàng phải nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng trong việc xem xét, thẩm định tính khả thi của dự án, của khoản vay. Cán bộ tín dụng phải có đủ năng lực để xem xét năng lực kinh doanh, năng lực pháp lí của khách hàng, phân tích khả năng tài chính, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của dự án…

- Trong chiến lƣợc kinh doanh, NHTM cần có định hƣớng rõ ràng trong việc phân tán rủi ro, không nên tập trung vốn quá lớn đầu tƣ vào một khách hàng. Thực hiện đúng qui định về giới hạn cho vay một khách hàng của NHNN; các khoản vay cần sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần xác định rõ cho vay cần thu hồi đƣợc vốn, không nên trông chờ vào việc phát mại tài sản bảo đảm; xây dựng bảng điểm tín dụng để đánh giá rủi ro và đánh giá khoản vay, việc xây dựng bảng điểm tín dụng cần phân biệt theo từng nhóm khách hàng, vì mỗi nhóm khách hàng có đặc điểm hoạt động khác nhau nên cần có những tiêu chí đánh giá khác nhau.

28

- Cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, mức độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng cần đƣợc xem xét đặt trong mức tăng trƣởng tín dụng chung của nền kinh tế, mức tăng trƣởng kinh tế của địa bàn để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Mức tăng trƣởng tín dụng quá lớn so với tăng trƣởng kinh tế và mức độ lạm phát sẽ dẫn đến khả năng thu hồi nợ khó khăn, gây rủi ro cho ngân hàng.

- Cần tổ chức tốt việc thu thập thông tin khách hàng, tăng cƣờng công tác kiểm tra sau khi cho vay. Đối với các khoản cho vay lớn trong hợp đồng tín dụng, NHTM cần cam kết đƣợc tham gia quá trình hoàn thành dự án nhƣ một cổ đông của dự án.

c) Quản lí rủi ro lãi suất

Quản lí rủi ro lãi suất giữ một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Có đƣợc một chiến lƣợc quản lí rủi ro lãi suất hiệu quả sẽ giúp nâng cao đƣợc vị thế của ngân hàng trong môi trƣờng cạnh tranh phức tạp, lợi nhuận của ngân hàng luôn ở mức cao và ổn định, đồng thời cũng đảm bảo duy trì bền vững cơ sở vốn hay giá trị vốn chủ sở hữu.

Ngân hàng cần áp dụng linh hoạt các kĩ thuật dự báo và phòng ngừa rủi ro lãi suất kết hợp với các nghiệp vụ phái sinh trên thị trƣờng tiền tệ để tạo ra hiệu quả tối ƣu trong hoạt động. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm của từng ngân hàng mà chiến lƣợc quản lí rủi ro có thể khác nhau dƣới góc độ tổ chức, chính sách và thủ tục quản trị rủi ro, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo một số nguyên tắc về quản lí rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích lợi nhuận và rủi ro tài chính tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh châu đốc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)