Chiến lược quốc tế

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược công ty balfour beatty (Trang 30 - 34)

III. Phân tích tính hấp dẫn của ngành

2. Chiến lược quốc tế

“Xây dựng một chiến lược quốc tế không cần phải chinh phục cả thế giới mà chỉ tập trung nỗ lực vào các vùng trọng điểm” (Theo Thom Gibbs)

 Chiến lược lâu dài của Balfour là, phát triển kinh doanh của mình thông qua việc mở rộng định cư ở nước ngoài, thông qua mua bán và thanh lý, nhượng bán. . .nó nhằm mục đíchlà dẫn đầu thị trường thông qua các mối quan hệ khách hàng lâu dài và chuỗi cung ứng cũng phát triển.

a. Bản đồ thị trường toàn cầu của Balfour Beatty

Tính đến năm 2010, các thị trường quốc tế của Balfour Beatty bao gồm - Châu Âu

- Bắc Mỹ và Nam Mỹ - Úc và Châu Á

- Châu phi và Trung Đông.

Thị trường chính của công ty là ở Châu Âu nhưng trong những năm gần đây cơ cấu doanh thu của công ty đang tăng dần tỷ trọng ở nước ngoài, và giảm dần tỷ trọng doanh thu trong nước. Tỷ trọng doanh thu trong nước vẫn là chủ yếu, chiếm trên 50% trong tổng doanh thu. Theo bản đồ thị trường trên ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của công ty ở Châu Âu là thấp, chỉ tăng trưởng khoảng 4%, trong khi ở các thị trường khác tốc độ tăng trưởng rất cao, nhất là ở châu Mỹ là 16%, ở Châu Phi và Trung Đông có tốc độ là 14% và ở châu Á là 9.5%.

Có thể kể đến một số thị trường quốc tế chính yếu là Hoa Kỳ, thị trường Châu Á trong đó có Ấn Độ và Hồng Kông

b. Hành động chiến lược tại các thị trường

Thị trường Hoa Kỳ

 Balfour Beatty bước vào thị trường Mỹ bằng hành động mua lại Heery International vào năm 1986. Đó là một công ty lớn có một mối quan hệ 40 năm với trường Đại học Iowa, một mối quan hệ 30 năm với thành phố Baltimore và mối quan hệ 20 năm với các trường học ở quận Bremerton (Washington).

 Ý nghĩa chiến lược:

Theo ông Tyler thì hành động mua lại đó không phải là một hành động xuất phát từ mục đích giản đơn mà là một hành động chiến lược của Balfour Beatty. Khi công ty chọn để đầu tư ở Mỹ thì họ đã quyết định thực hiện một chiến lược mua lại các doanh nghiệp “ lớp đầu tiên” hay là các nhà lãnh đạo thị trường trong khu vực và vùng lãnh thổ. Ông xác định lại rằng ưu tiên cao nhất của họ là việc mua lại các công ty có thể chia sẻ một truyền thống về tư duy sáng tạo và sự tín nhiệm.

 Năm 2007 - mua lại của công ty xây dựng Centex, một công ty xây dựng nhà ở hàng đầu của Mỹ, nó cũng là một công ty hàng đầu trong thị trường nhà đất quân sự, là một cột mốc quan trọng để Balfour Beatty trở thành một “người chơi chính “ trong thị trường xây dựng Mỹ.

 Ý nghĩa chiến lược

"Thành lập một sự hiện diện lớn trong thị trường xây dựng Mỹ, cùng với khả năng mạnh mẽ trong việc quản lý chương trình, dự án và vốn đầu tư, là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược tăng trưởng dài hạn của Balfour Beatty. Việc mua lại Centex cung cấp cho chúng tôi một khối lợi nhuận quan trọng tại thị trường Mỹ, là một bộ phận kinh doanh cốt lõi của Balfour Beatty. " (theo Andy Rose- CEO của Balfour Beatty tại Mỹ) => Việc mua lại Centex là một sự phù hợp về chiến lược và văn hóa.

 Năm 2008 - mua lại GMH- một công ty dẫn đầu trong thị trường nhà ở quân đội Mỹ ( khu vực PPP)

 Ý nghĩa chiến lược

 Có khả năng tạo ra lợi nhuận dài hạn và dòng tiền đáng tin cậy từ các danh mục đầu tư PPP chất lượng cao ở Mỹ.

 Thêm một đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm và thành công để phát triển sự hiện diện của Balfour Beatty trong một thị trường PPP đang phát triển.

 Thêm một khả năng về dịch vụ hỗ trợ mạnh mẽ để kết hợp danh mục kinh doanh ở Hoa Kỳ

 Tiếp tục tập trung hoạt động như là một nhà cung cấp hàng đầu về nhà ở cho quân nhân Hoa Kỳ và gia đình của họ trên khắp đất nước. Đây là một hành động làm cho Balfour Beatty tiếp cận gần nhất đến thị trường PPP của Mỹ- một lĩnh vực then chốt trên thị trường mục tiêu này. GMH sẽ là một bàn đạp xuất sắc vào mới nổi khác PPP và các ngành dịch vụ hỗ trợ tại thị trường Mỹ.

Thách thức lớn nhất trên thị trường này đó là sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ quốc tế. Vì thị trường Hoa Kỳ là một thị trường rất hấp dẫn, mặt khác Hoa Kỳ là một thị trường tự do nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế hiện diện trên thị trường này.

Chiến lược sử dụng

Chiến lược mà Balfour Beatty sử dụng là mua lại các công ty nội địa có tầm ảnh hưởng lớn tại Hoa Kỳ như Centex hay là GMH. Công ty cố tình xây dựng một mô hình kinh doanh tự như mô hình kinh doanh rất thành công ở Anh. Việc làm chiến lược này giúp công ty di chuyển được lợi thế về kinh nghiệm quản lý của mình và cùng sự am tường về kiến thức địa phương của các đơn vị nội địa sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ sau này.

Thị trường Ấn Độ

 Cách đây 30 năm, Balfour Beatty liên doanh với Dutco ( Công ty giao thông vận tải ở Dubai). Đó là một hành động đánh dấu sự kiện Balfour Beatty bước chân vào thì trường Châu Á.

 Năm 2002, Balfour Beatty sáp nhập Dutco và đổi tên thành Dutco Balfour Beatty (DBB), thành công gần đây nhất là đã xây dựng trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, Burj Mall. Công ty hiện nay sử dụng 18.500 người lao động trong cả nước.

Thách thức:

Thách thức lớn nhất ở thị trường đầy hứa hẹn này là sự khác biệt về văn hóa. Balfour Beatty là một công ty phương Tây mà hoạt động ở một thị trường cách xa về mặt địa lý và cả ý thức hệ, biểu hiện của thách thức này là hầu hết người lao động đều tôn thờ một tôn giáo nào đó và có một số ngày trong tuần ngày nghỉ ngơi bắt buộc của họ và không ai có thể vi phạm quy định này. Điều này đã có ảnh hưởng lớn đến tiến độ các dự án ,công trình chưa kể việc nghỉ làm bất thường khi có những hoạt động tôn giáo của họ.

Chiến lược sử dụng

Trong những giai đoạn đầu khi mới xâm nhập thì các chiến lược chủ yếu của Balfour Beatty là liên doanh với các công ty trong nước. Mục đích là một mặt có thể đưa năng lực cạnh tranh của mình đến thị trường này và mặt khác cũng tận dụng sự am hiểu về văn hóa địa phương của các công ty liên doanh để Balfour Beatty không bị bỡ ngỡ và bị hất cẳng ra khỏi thị trường vốn có nền văn hóa khác biệt này.

Sau đó, cùng với sự kiện sáp nhập Dutco vào Balfour Beatty vào năm 2002 cho ta thấy được rằng BB đã biến sự am hiểu địa phương đó thành của riêng mình. Việc quản lý ở đây là theo hình thức chuyển giao quyền quản lý cho Dutco.

Thị trường HỒNG KONG, Singapore

Năm 2004 Balfour Beatty mua lại một phần của Gammon - một tập đoàn kỹ thuật xây dựng hàng đầu ở Hong Kong, 50% giá trị thuộc sở hữu của Balfour Beatty trong khi đó Jardine Matheson sở hữu 50% khác của công ty.

Thách thức

Chúng tôi nhận định tệ tham nhũng của quan chức ở một số quốc gia trong khu vực này là giới hạn sự tiến bộ. Danh tiếng cũng là một yếu tố quan trọng cho sự thành công ở khu vực này. Đây cũng là một yếu tố thuộc văn hóa, nếu không có sự quản lý chặt chẽ thì sẽ hạn chế ưu điểm của những chiến lược liên minh này. Theo lời một vị quản trị cấp cao

“Chúng tôi cần để có thểlàm việc ở đó một cách an toàn và không có bất kỳ sự thiệt hại về danh tiếng nào.”

Ý nghĩa chiến lược:

Cần nhắc lại rằng Gammon là tập đoàn kỹ thuật xây dựng lớn mạnh và dẫn đầu thị trường ở Hồng Kông. Nó cũng đã thành lập các doanh nghiệp ở Trung Quốc và Singapore. Kinh doanh chính của Gammon là trong xây dựng dân dụng, kỹ thuật cơ bản và thi công xây dựng những công trình tòa nhà lớn. Nó cũng sở hữu một số doanh nghiệp nhỏ hơn có hỗ trợ các hoạt động ký kết hợp đồng chính.

Theo Giám đốc điều hành của Balfour Beatty, Mike Welton, cho biết: "Chiến lược của Balfour Beatty là mở rộng năng lực cốt lõi của mình trong thị trường có triển vọng về dài hạn. Trong khi đó Gammon là một nhà lãnh đạo trong thị trường này, cùng với một đối tác mạnh mẽ là Jardine Matheson, đây là điều tuyệt vời để Balfour Beatty triển khai những năng lực của mình đã có trong thị trường mới này và phát triển hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình trong ngành xây dựng nói chung"

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược công ty balfour beatty (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w