Phân tích chu kỳ ngành

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược công ty balfour beatty (Trang 25)

III. Phân tích tính hấp dẫn của ngành

3. Phân tích chu kỳ ngành

- Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế cùng với những hệ lụy của nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp xây dựng nước Anh. Khi nhu cầu và sự sẵn sàng đầu tư vào những công trình xây dựng luôn luôn được cân nhắc và dè chừng thì ta thấy nổi cộm lên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tập đoàn, công ty trong ngành để tìm kiếm khách hàng.

- Khi nhu cầu bị giảm sút thì làm cho các công ty rơi vào tình trạng dư thừa năng lực sản xuất ở những khâu sở trường của mình và các công ty đều đi tìm cho mình những hướng đi mới dựa trên năng lực cốt lõi để có thể đứng vững trong giai đoạn khó khăn này. Các công ty có khuynh hướng cải thiện và nâng cấp sản phẩm và cung cấp dịch vụ bằng cách tổ chức lại cơ cấu và lãnh vực hoạt động, tạo ra cho mình những điểm khác biệt so với các đối thủ, ngoài ra các tập đoàn lớn còn có những động thái cho việc mua lại và cả sáp nhập để thâu tóm những năng lực mới của các công ty nhỏ hơn mà họ thiếu sót để dần bành trướng quy mô cũng như năng lực của mình.

- Một số vụ mua lại, sáp nhập diễn ra như Carillion mua Mowlem plc, Kier mua Ashwood Homes vào năm 2005, Morgan Sindal mua Gleeson MCL vào năm 2006, Balfour Beatty mua lại Cetex Contruction, một phân nhánh của của công ty xây dựng thương mại nổi tiếng Cetex của Mỹ vào năm 2007. Vào năm 2008, công ty GMH Military Housing đã bị Balfour Beatty mua lại.

Sự tái cấu trúc ngành biểu hiện rõ rệt qua những dấu hiệu trên. 4. Động thái cạnh tranh

Với tình hình khó khăn chung của toàn nền kinh tế, mỗi thực thể kinh doanh đều có những động thái để hạn chế những tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động của mình. - Balfour Beatty hoạt động trên đa lĩnh vực, quá trình mua lại và sáp nhập của nó cho ta thấy được tầm nhìn và động thái cạnh tranh đối với các đối thủ khác. Balfour Beatty tạo sự khác biệt giữa bản thân bằng cách tập trung vào mối quan hệ hợp tác bền vững với các bên hữu quan.

- Giống như Balfour, Amec đặc biệt thành công trong thị trường khu vực công và đã bắt tay vào một chiến lược tăng trưởng thông qua mua lại và sáp nhập. Nhưng Amec không giống như Balfour Beatty ở chỗ, Amec có cơ sở sản xuất dầu khí ngoài khơi và nó tập trung vào xây dựng ngoại quốc, chứ không phải là phát triển bất động sản và nhà ở xã hội nội địa.

- Kier cũng có công ty đầu tư cơ sở hạ tầng của nó, nhưng nó còn tham gia vào khai thác mỏ lộ thiên và quản lý cơ sở. Tầm nhìn của Kier là công ty có uy tín nhất trong ngành công nghiệp.

- Các công ty lớn có lợi thế trong khả năng của mình thì tham gia vào nhiều dự án cùng một lúc và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, các công ty nhỏ có thể cạnh tranh hiệu quả bằng cách chuyên môn hóa, làm việc trong một giới hạn về địa lý hay chuyên biệt một lĩnh vực, hoặc phục vụ như các nhà thầu phụ cho các dự án lớn hơn.

Mỗi tổ chức là khả năng thích nghi và đủ linh hoạt để thích nghi với môi trường thay đổi của nó, và lần lượt, đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.

5. Phân tích các lực lượng dẫn dắt thay đổi ngànha. Sự biến động nhu cầu a. Sự biến động nhu cầu

Những dịch chuyển tăng trưởng đi lên hoặc đi xuống của nhu cầu được xem là một lực lượng dẫn dắt thay đổi ngành xây dựng. Vì nó liên quan đến liên quan đến việc các doanh nghiệp sẽ nhập ngành hay rời ngành, hoặc phải tự cải thiện mình để duy trì vị thế.. và mức độ khó khăn để doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để gia tăng doanh số. Lấy ví dụ trong giai đoạn 2006 - 2010, nhu cầu về hạ tầng ngành xây dựng nước Anh được xem là đang ở trong giai đoạn bão hòa và đang có dấu hiệu đi xuống. Điều này phần lớn xuất phát từ các yếu tố vĩ mô như : chính sách cắt giảm chi tiêu vào các công trình công…., mà khách hàng chủ yếu của các công ty này là chính phủ. Trong giai đoạn này, với tình trạng sụt giảm nhu cầu kéo dài này, nhiều công ty buộc phải rời ngành, hoặc chịu bị các công ty khác thâu tóm, hoặc phải nỗ lực tự thay đổi mình trong khâu tối ưu chi phí để tăng cường độ cạnh tranh của mình.

b. Toàn cầu hóa

- Thứ nhất, ngành xây dựng nói riêng và tất cả các ngành nghề nói chung đã chứng kiến một sự toàn cầu hóa về thị trường; ranh giới của mỗi ngành không dừng lại ở biên giới quốc gia. Tất cả các công ty, tập đoàn xây dựng không những phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh quốc tế trên thị trường nước ngoài mà ngay cả trên chính thị trường nội địa của mình. Ví dụ: những tập đoàn xây dựng hoạt động trên phạm vi toàn cầu có thể kể đến như Bechtel, Balfour Beatty…

- Thứ hai, sự cạnh tranh trong ngành càng trở nên khốc liệt khi hiệu ứng toàn cầu hóa lan rộng. Mỗi công ty, tập đoàn đều phải thay đổi và tìm cho mình những cách thức cạnh tranh mới và hiệu quả hơn để có thể đứng vững trong ngành. Kier ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình thì nó còn tham gia vào việc khai thác mỏ để tìm kiếm nguồn nhiên liệu phục vụ lại cho khu vực chính. Balfour Beatty liên tục thức hiện các vụ sáp nhập và mua lại để đạt được những lợi thế của người dẫn đầu ngành công nghiệp xây dựng ở Anh.

- Thứ ba, sự toàn cầu hóa đã loại bỏ và đào thải một số thực thể yếu kém, ít có năng lực cạnh tranh để nhường chỗ cho những “ ông lớn ” thao túng thị trường. Quá trình mua lại mạnh mẽ của Amec cũng như Balfour Beatty đã minh chứng cho điều này. Những cái tên như GMH Military Housing, Parsons Brinckerhoff, Birse plc đã không còn nữa.

6. Các nhân tố then chốt thành công trong ngành

Có 3 nhân tố then chốt thành công trong ngành xây dựng:

a. Sự đảm bảo chất lượng

Sản phẩm mà ngành công nghiệp xây dựng cung cấp là những công trình công nghiệp, dân dụng hay những giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cũng như văn hóa…cho mọi người dân. Những sản phẩm này có giá trị rất lớn và được sử dụng trong thời gian dài. Sự bảo đảm về chất lượng gắn với sự an toàn là một yêu cầu cần thiết. Những nhà thầu có khả năng cung cấp những công trình vững chãi,

chất lượng sẽ có được vị thế vững chắc trong ngành và cũng góp phần nâng cao vị thế và tầm quan trọng ngành.

b. Tiềm lực tài chính

Chứng minh được khả năng tài chính là một yếu tố quan trọng không kém khi một công ty muốn đạt được gói thầu. Hơn nữa chi phí về thủ tục dự thầu trong ngành xây dựng cũng là một khoảng tương đối lớn so với các ngành khác. Nếu công ty không có khả năng tài chính hay là yếu kém hơn đối thủ thì cũng sẽ gặp khó khăn ngay lập tức! Vì vậy, theo xu hướng chung thì muốn đạt được sự cạnh tranh và phát triển bền vững, tất cả công ty trong ngành nói riêng cũng như mọi công ty thuộc những ngành khác đều tìm cho mình những hướng đi mới, hay là tìm kiếm những cách thức làm ăn mới (đa dạng hóa kinh doanh) dựa trên những năng lực cốt lõi của mình để phụ trợ, làm bàn đạp (ít nhất về tài chính) cho những lãnh vực hoạt động chính của mình.

c. Công nghệ

Với mục tiêu hướng tới chất lượng cũng như tiến độ công trình, các công nghệ hiện đại ứng dụng vào trong xây dựng cũng là một nhân tố rất quan trọng. Các công nghệ : Công nghệ đúc dầm nano…. Được ứng dụng rộng rãi hiện nay, đem đến sự chắc chắn, bền vững mà cũng không kém về thẫm mĩ. Đặc biệt đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các công trình hạ tầng quốc gia.

Kết luận về sức hấp dẫn của ngành:

Qua sự phân tích về môi trường như vậy thì ta thấy được sự khó khăn, trở ngại nếu một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng phải đối mặt nếu muốn gia nhập ngành, còn trên quan điểm của các công ty trong ngành thì ngành công nghiệp cây dựng có thể nói là một ngành hấp dẫn.

Tổng hợp cơ hội đe dọa:

Cơ hội:

Sự tăng trưởng về nhu cầu hạ tầng đối với các thị trường mới nổi để phù hợp với tăng trưởng kinh tế, cộng với các chính sách tái cấu trúc hạ tầng ở các nền kinh tế đã phát triển (Như đổi mới giao thông liên bang ở Mỹ….) được xem là một cơ hội lớn về mở rộng quy mô và gia tăng sản lượng trong tình hình kinh tế khó khăn và cạnh tranh dữ dội đối với các công ty trong ngành xây dựng toàn cầu.

Đe dọa:

- Xu hướng toàn cầu hóa nhanh và mạnh hơn bao giờ hết đã đem đến những đe dọa về các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn đến từ các công ty đa quốc gia.

- Nhu cầu về cơ sợ hạ tầng bị sụt giảm mạnh ở các nước Châu Âu và một số nền kinh tế lớn khác do tác động của chính sách thắt lưng buộc bụng chữa cháy cho tình hình khủng hoảng nợ công.

- Sự biến động tăng bất ổn của chi phí nguyên vật liệu đầu vào ở nước Anh những năm 2006-2010 được xem là ảnh hưởng lớn đến sự ổn định về lợi nhuận

- Các đạo luật về quản lý hợp đồng của chính phủ đã làm cho công ty trong ngành xây dựng đứng trước rủi ro để lộ dữ liệu và thông tin liên quan đến bí mật thương mại.

Nguy cơ về sụt giảm nguồn cung lao động đối với các công ty trong ngành xây dựng nước Anh.

Phần C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

I. PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA BALFOUR BEATTY

1. Chiến lược cấp công tya. Các lĩnh vực hoạt động a. Các lĩnh vực hoạt động

Đầu tư cơ sở hạ tầng: Điều hành danh mục đầu tư PPP dài hạn ở Vương Quốc

Anh và Mỹ, chủ yếu là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, ánh sáng đường phố, nhà ở quân đội và khu sinh hoạt sinh viên.

PPP chính là từ viết tắt (Public Private Partnerships-PPP) tạm gọi là hợp tác công tư mà theo đó, nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước.

Dịch vụ chuyên môn: Các dịch vụ chuyên môn của chúng tôi bao gồm tư vấn, lập

kế hoạch thiết kế dự án và các dịch vụ quản lý xây dựng.

Dịch vụ xây dựng: Với các kĩ năng được tích lũy cộng với những kinh nghiệm đã

được chứng minh, chúng tôi cung cấp cho khách hàng của chúng tôi các giải pháp ưu việt về xây dựng hạ tầng, xây dựng thương mại và dân dụng và các dịch vụ lắp đặt về điện và cơ khí.

Dịch vụ hỗ trợ: Chúng tôi giúp khách hàng của chúng tôi tối đa hóa các giá trị

được tạo ra từ tài sản của họ thông qua việc quản lý, nâng cấp và bảo trì mạng lưới giao thông, cơ sở vật chất , hệ thống chiếu sáng và khí đốt

Các lĩnh vực hoạt động của Balfour Beatty được xem là có liên quan và hỗ trợ với nhau. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu liên quan tới các giải pháp về cơ sở hạ tầng của toàn cầu: Hệ thống giao thông, điện chiếu sáng… Các lĩnh vực của Balfour Beatty xuyên suốt từ các khâu tư vấn để lên kế hoạch thiết kế xây dựng tới khâu xây dựng, quản lý xây dựng và bảo trì hệ thống.

Lĩnh vực cốt lõi của công ty là dịch vụ xây dựng, và đang gia tăng tỷ trọng trong dịch vụ chuyên môn, điều này giúp công ty có thể tập trung nâng cao bề rộng về kiến thức, bề sâu về chuyên môn để tạo sự khác biệt thực sự về chất lượng vượt trội.

Mục đích chiến lược: Chiến lược này sẽ cho phép công ty mở rộng nền tảng kinh doanh cũng như các hoạt động cung cấp các năng lực cốt lõi của mình thông qua việc sở hữu các công ty ở nước ngoài cũng như ở các thị trường mới hoặc các thị trường tiềm năng nhưng công ty có ít tầm ảnh hưởng. Mục đích cuối cùng của chiến lược này là tận dụng các kỹ năng của các công ty bị mua lại và thị phần của các công ty này, tạo đà cho việc phát triển bền vững và trở thành nhà dẫn đạo thị trường trong các lĩnh vực mà công ty hoạt động.

Các hình thức thực hiện:

 Mua lại liên quan: Các doanh nghiệp được mua lại này có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà công ty Balfour Beatty đang cạnh tranh.

 Mua lại xuyên quốc gia: Các doanh nghiệp được mua lại nằm ngoài phạm vi hoạt động truyền thống của Balfour Beatty.

Cách thức thực hiện: Thông qua các gói thầu tiếp quản, đàm phán và giành quyền

quản lý thông qua tiềm lực tài chính.

Các vụ mua lại trong thời gian nghiên cứu:

1. Vào năm 2003, Balfour Beatty đã hoàn tất mua lại bộ phận xây dựng của công ty Centex với giá trị lên đến 362 triệu đô (Kết hợp giữa mua lại xuyên quốc gia và mua lại liên quan). Công ty Xây dựng Centex là công ty con của Centex Plc, là công ty xây dựng hàng đầu ở các bang Florida, Texas, Washington DC và Bắc Carolina. Đây là những vị trí mà lúc bấy giờ Balfour có ít phạm vi ảnh hưởng ở thị trường Mỹ.

Balfour Beatty mua lại bộ phận xây dựng của Centex với mục tiêu tăng trưởng dài hạn và bền vững ở thị trường Mỹ trong lĩnh vực xây dựng và quản lý xây dựng. Sau lần mua lại này, Balfour Beatty đã nâng phạm vi ảnh hưởng của mình về lĩnh vực xây dựng và nhà ở quân đôi ra rộng hơn ở thị trường Mỹ về các bang ở phía Đông Nam

2. Vào năm 2008, Balfour Beatty đã mua lại Dean & DyBall, một nhà thầu hàng đầu của Vương Quốc Anh với trị giá 180 triệu đô la. (Mua lại có liên quan)

Trước khi bị mua lại, Dean & Dyball có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong thị trường xây dựng dân dụng ở phía nam của Vương quốc Anh: Ringwood, Exeter, Bristol, Maidstone, Coleshill (gần Birmingham) và Swansea.

Việc mua lại Dean & Dyball có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng phạm vi ảnh hưởng của nó lên khu vực miền Nam nước Anh, nơi mà sự hiện diện của Balfour Beatty rất hạn chế. Hơn nữa, lần mua lại này đã bổ sung thêm khả năng của Balfour Beatty trong lĩnh vực xây dựng.

3. Vào năm 2009, Balfour Beatty đã hoàn tất mua lại công ty Parsons Brinckerhoff với 626 triệu đô. (Kết hợp giữa mua lại xuyên quốc gia và mua lại liên quan)

Brinckerhoff là công ty xây dựng của Mỹ được xếp hạng thứ nhất về thiết kế đường bộ, đường cao tốc, cầu sân bay và các phương tiện vận chuyển. Đặc biệt đây là công ty hàng đầu thế giới (thứ 4) về lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải và dịch vụ tư vấn xây dựng toàn cầu.

Việc mua lại Parsons Brinckerhoff đã giúp Balfour Beatty trở thành một trong những đối thủ lớn trong dịch vụ chuyên môn toàn cầu . Hơn nữa, sau lần mua lại này, tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ chuyên môn đã gia tăng đáng kể, và BB đã trở thành nhà dẫn đạo thị trường Mỹ về lĩnh vực tư vấn và xây dựng các hệ thống giao thông vận tải.

c. Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều

• Năm 2004, Balfour Beatty mua lại công ty Mancell là công ty cung ứng nguyên vật liệu xây dựng lớn ở Anh.

• Năm 2005, mua lại công ty Halsall công ty cung ứng vật liệu xây dựng lớn

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược công ty balfour beatty (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w