Bất cập trong thẩm quyền và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước (Trang 71 - 74)

làm giảm hiệu quả của cơ chế tự giám sát của hệ thống Tòa án

Theo quy định tại Điều 20, 28 Luật Tổ chức TAND năm 2002 và các quy định tại Luật TTHC năm 2010, Luật TTDS năm 2004, Luật TTHS năm 2003, Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định của TAND cấp huyện bị kháng nghị. Các Tòa chuyên trách của TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị. Hội đồng thẩm phán TANDTC có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa phúc thẩm và Tòa chuyên trách TANDTC bị kháng nghị.

66

Như vậy, ở nước ta thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm được trao cho nhiều đơn vị xét xử. Quy định này dẫn đến hệ quả là thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm một vụ án có thể phải tiến hành rất nhiều lần. Như một vụ án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm ở TANDTC có thể phải tiến hành đến ba lần: lần một ở TAND cấp tỉnh, lần hai ở Tòa chuyên trách và lần ba ở TANDTC. Đây là một bất cập lớn trong tổ chức Tòa án cũng như quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm, làm cho thủ tục xét xử đặc biệt có xu hướng trở nên phổ biến và còn nhiều hơn số lần sơ thẩm, phúc thẩm trong vụ án. Một vụ án có thể được xét xử qua hàng chục phiên tòa, kéo dài hàng chục năm, dẫn đến một tình trạng gần như không có điểm dừng. Thực trạng quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm phân tán như hiện nay đã không đảm bảo được sự thống nhất pháp luật, gây nên tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn trong giải thích và áp dụng pháp luật.

Bên cạnh đó, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm được trao cho TAND từ cấp tỉnh đã dẫn tới mỗi cấp tòa án ở nước ta trở nên đa năng. Ngoài tòa án cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm thì tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử cả bốn thủ tục là sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Đặc biệt hơn, trong mỗi cấp tòa án lại có nhiều đơn vị xét xử và các đơn vị xét xử này lại có quyền xét lại những bản án, quyết định của đơn vị xét xử khác mặc dù chúng đều thuộc một cấp tòa án. Như theo tổ chức của TANDTC, Hội đồng thẩm phán TANDTC có thẩm quyền xét lại những bản án, quyết định phúc thẩm của tòa phúc thẩm hay các quyết định của tòa chuyên trách. Điều này đã biến mỗi cấp Tòa án thành đa cấp xét xử, làm giảm hiệu quả hoạt động của các tòa án cấp trên, kéo dài thủ tục tố tụng.

Mặt khác, số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bị TANDTC và TAND cấp tỉnh bác do không có căn cứ kháng nghị là tương đối lớn. Theo số liệu từ Báo cáo tổng kết công tác xét xử của TANDTC, năm 2011 có 4.110

67

đơn bị bác /5.145 đơn được giải quyết [24]; năm 2012 có 5.330 đơn bị bác/ 6.078 đơn được giải quyết [25]. Mặc dù những con số này chứng tỏ được công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được Tòa án có thẩm quyền giải quyết khá tốt, nhưng cũng khiến dư luận hoài nghi về “bệnh thành tích” trong ngành Tòa án. Bởi vì trong thực tế vẫn còn rất nhiều đơn thư khiếu nại của người dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhưng chỉ có rất ít vụ án kêu oan được kháng nghị. Với số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bị bác tỉ lệ nghịch với số lượng đơn được thụ lý thì việc dư luận nghi ngờ TAND cấp trên bênh vực cho kết quả xét xử của TAND cấp dưới là hoàn toàn có thể hiểu được.

Ngoài ra, căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm mặc dù đã được quy định trong pháp luật tố tụng, nhưng do chưa giải thích, hướng dẫn cụ thể nên cũng đã gây ra những ảnh hưởng không ít đến chất lượng kháng nghị. Ví dụ như căn cứ “có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng” được quy định tại Khoản 2 Điều 283 BLTTDS năm 2004 có rất nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau. Căn cứ này có thể được hiểu là những vi phạm về nguyên tắc cơ bản trong thủ tục tố tụng dân sự hoặc xác định sai tư cách đương sự hay thẩm quyền xét xử của Tòa án… Hay sự khác nhau giữa thuật ngữ “các đương sự đã không thể biết được” được quy định tại Khoản 1 Điều 305 và “các đương sự không biết được” được quy định tại Điều 304 BLTTDS năm 2004 đã gây những mâu thuẫn và sự thiếu chính xác về quy định căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Việc quy định những căn cứ kháng nghị thiếu cụ thể và chính xác đã dẫn đến những cách hiểu và vận dụng khác nhau trong thực tiễn. Đây cũng là kẽ hở của pháp luật tố tụng, dẫn đến thực tiễn có nhiều đương sự khiếu nại với mục đích kéo dài thời gian thi hành án mặc dù không có cơ sở khiếu nại.

68

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước (Trang 71 - 74)