Bảo hiến – chức năng của tòa án nhằm bảo vệ Hiến pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước (Trang 45 - 54)

40

án thông qua một tiến trình có tên là “tài phán Hiến pháp” (judicial review). Tài phán Hiến pháp hay còn gọi là bảo hiến, được hiểu là “thẩm quyền của các tòa án của một quốc gia được xem xét tính hợp hiến của các đạo luật

hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp” [33, tr.278].

Bảo hiến là tư duy của nhà nước pháp quyền, với mục đích là hướng tới kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo vệ các quyền và tự do của con người.

Để quyền lực nhà nước không bị tha hóa, bị lạm dụng vì lợi ích của nhà cầm quyền thì quyền lực nhà nước phải bị pháp luật hạn chế trong phạm vi của một văn bản có tính pháp lý cao nhất. Đó chính là nguyên nhân ra đời của Hiến pháp, đạo luật tối cao dùng để giới hạn quyền lực nhà nước. Bằng Hiến pháp, nhân dân ủy thác quyền lực nhà nước cho những người đại diện; đồng thời chỉ ra những việc mà nhà nước phải làm và không được làm. Bởi vậy, quyền lập hiến thuộc về nhân dân, từ quyền lập hiến khai sinh ra các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. “Vì quyền lập hiến ấn định và tổ chức các quyền khác, vì các quyền khác đi từ quyền lập hiến, hậu quả đương nhiên là

tính cách ưu tiên của quyền lập hiến” [4, tr.53]. Do đó, mọi hoạt động trong

của nhà nước không được mâu thuẫn với Hiến pháp.

Để Hiến pháp là tối cao, hệ thống tòa án độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc nói lên ý nghĩa của Hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp trước những đạo luật bất hợp hiến. Trong Hội nghị lập hiến Philadelphia năm 1787, James Wilson – người ủng hộ việc thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Mỹ đã phát biểu: “Các thẩm phán là người giải thích luật nên phải có cơ hội bảo vệ các quyền hiến định… Luật pháp có thể bất công, có thể thiếu sự sáng suốt, có thể nguy hiểm, có thể có tính phá hoại, và còn có thể bất hợp hiến nên cần phải

để cho các thẩm phán phản ứng lại những điều đó” [22]. Madison, cha đẻ của

bản Hiến pháp Mỹ cũng ủng hộ việc cần có một cơ quan tòa án độc lập đứng giữa nghị viện lập pháp và nhân dân, để ngăn cản nghị viện lập pháp không vượt qua phạm vi quyền lực mà nghị viện được giao.

41

Sẽ là rất hữu dụng nếu để cho ngành tư pháp thêm cơ hội chống lại sự lạm quyền của ngành lập pháp… Nó cũng rất hữu dụng đối với cộng đồng vì là một cơ chế kiểm tra bổ sung đối với việc theo đuổi những mục đích thiếu khôn ngoan và bất công, một phần tai họa của chúng ta [22].

Chủ nghĩa hợp hiến không thừa nhận sự tối thượng của cơ quan lập pháp mà thay vào đó, chỉ thừa nhận quyền tối thượng của nhân dân. Ý chí của nhân dân được cụ thể hóa bằng Hiến pháp sẽ ở một cấp cao hơn ý chí của các ngành quyền còn lại. Vì vậy, các thẩm phán độc lập có quyền tuyên bố một đạo luật trái với tinh thần của Hiến pháp sẽ là một đạo luật vô hiệu lực. Trong một nhà nước dân chủ, tòa án độc lập chính là thiết chế căn bản chống lại mọi sự đe dọa đối với các nguyên tắc dân chủ được ghi nhận trong Hiến pháp.

Trên thế giới, Mỹ là quốc gia duy nhất có cơ chế tài phán Hiến pháp ngay từ khi có bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của mình. Rút kinh nghiệm từ nước Anh, sau khi giành được độc lập người Mỹ đã sớm có ý tưởng về cơ chế bảo vệ Hiến pháp vì họ nhận thấy rằng: sẽ không có tài phán hiến pháp trong một chế độ mà chủ quyền tối cao thuộc về Nghị viện. Học thuyết chủ quyền tối cao của Nghị viện đã trở thành trung tâm trong tư tưởng chính trị của người Anh, theo đó Nghị viện được toàn quyền trong việc bầu cử, lập pháp và tổ chức chính quyền. Hiến pháp của Anh – một bản Hiến pháp không thành văn không có sự mô tả rõ ràng vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị và quyền lực của Nghị viện. Vì hai lý do đó mà không tồn tại thiết chế bảo hiến đối với những đạo luật của Nghị viện.

Không đồng ý với quan niệm Nghị viện là tối cao ở Anh, nhiều nhà tư tưởng Mỹ đã cho rằng phải giới hạn quyền lực của Nghị viện cũng như mọi cơ quan nhà nước trong một bản Hiến pháp thành văn. Hiến pháp phải là văn bản đứng trên các đạo luật, các định chế quyền lực. Với lối tư duy như vậy,

42

người Mỹ đã tìm ra giải pháp riêng cho họ: tách bạch giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp, quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân – chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cuối cùng để đảm bảo cho sự tối cao của Hiến pháp. Nếu Hiến pháp không được làm ra bởi Nghị viện nhưng những điều khoản trừu tượng được chứa đựng trong Hiến pháp lại được giải thích bởi Nghị viện thì cuối cùng Hiến pháp lại rơi vào tay Nghị viện. Và khi đó, Hiến pháp và luật lại ngang hàng nhau, quyền lực của Nghị viện sẽ không bị giới hạn bởi Hiến pháp.

Tiến trình bảo vệ Hiến pháp Mỹ được đánh dấu bằng quyết định trọng đại của Chánh án Tòa án tối cao liên bang John Marshal trong vụ Mabury chống Madison năm 1803. Đây là lần đầu tiên tòa án tối cao Mỹ tuyên bố một đạo luật của Nghị viện là vi hiến và là cơ sở pháp lý hình thành nên học thuyết về tài phán Hiến pháp ở Mỹ. Trong quá trình xét xử, Chánh án Marshall đã kết luận tính tối cao của Hiến pháp như sau:

Chắc chắn bất cứ ai thiết kế các Hiến pháp thành văn đều đặt vấn đề là đạo luật cơ bản và tối cao của quốc gia, thì tất yếu lý thuyết hình thành chính quyền trên nền tảng đó phải là một đạo luật thường trái với Hiến pháp sẽ bị coi là vô hiệu. Lý thuyết này nhất thiết phải gắn liền với các Hiến pháp thành văn, và do đó, nó phải được các tòa án công nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản trong xã hội chúng ta [9, tr.219].

Khẳng định trên đã thiết lập nên một nguyên tắc nền tảng của chế độ dân chủ, đó là: Hiến pháp là văn bản tổ chức nên chính quyền, cho nên bất cứ một đạo luật hay các hoạt động của chính quyền đều phải phù hợp với Hiến pháp, nếu trái thì sẽ bị vô hiệu. Tính tối cao của Hiến pháp chỉ được đảm bảo khi có một cơ chế tài phán hữu hiệu cho phép đặt tất cả hành vi ứng xử của mọi chủ thể trong đời sống chính trị, pháp lý dưới sự giám sát và phán xét

43

khách quan dựa trên những quy tắc lập hiến. Đó là vai trò của một hệ thống tòa án độc lập. Thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp của các tòa án không xuất phát từ việc trao quyền một cách rõ ràng trong Hiến pháp mà được coi là một trách nhiệm vốn có của các tòa án.

Vụ án Mabury kiện Madison đã tạo cơ sở thực tiễn trong việc hình thành nên mô hình bảo hiến kiểu Mỹ. Kể từ khi xuất hiện ở Mỹ năm 1803 đến nay, mô hình đã được áp dụng ở nhiều nước như Canada, Mehico, Thụy điển… Đây là mô hình bảo hiến phi tập trung với đặc trưng cơ bản là không thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách mà thay vào đó, thẩm quyền sẽ được trao cho tất cả các tòa án thường, trong đó tòa án tối cao là cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Việc trao quyền bảo hiến cho các tòa án thường xuất phát từ việc áp dụng triệt để học thuyết phân quyền, theo đó tòa án không chỉ có chức năng xét xử hành vi vi phạm pháp luật của công dân mà còn có chức năng hạn chế, kiểm soát quyền lực của các cơ quan thuộc nhánh lập pháp và hành pháp. Về thẩm quyền, các tòa án ở Mỹ trong quá trình xét xử có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật có liên quan và có quyền từ chối không áp dụng quy định đó nếu nó vi hiến. Trong một quốc gia coi trọng án lệ như Hoa Kì, việc từ chối không áp dụng này chính là sự tuyên bố một đạo luật vi hiến. Ngoài ra, tòa án còn có thể tuyên bố một hành vi của tổng thống, hay của bất kì cơ quan lập pháp, hành pháp nào là bất hợp hiến và không có giá trị pháp lý. Việc tôn trọng Hiến pháp và ưu tiên áp dụng Hiến pháp được coi là nhiệm vụ cốt lõi của hệ thống tư pháp. Alexis de Tocqueville viết:

Hiến pháp là bộ luật đầu tiên của mọi bộ luật, và không thể chỉ dùng một bộ luật để sửa nó cho được. Nó chính là cái mà một khi tòa án phục tùng Hiến pháp thì cũng coi như phục tùng tất cả các bộ luật khác. Đây chính là bản chất thực sự của quyền lực tư pháp: có thể nói cái quyền tự nhiên của người pháp quan là chọn lựa trong những công cụ pháp lý những cái nào trói quyền lực tư pháp chặt nhất [1, tr.186].

44

Tuy nhiên, tòa án Hoa Kỳ không có thẩm quyền thụ lý các vụ án mang tính trừu tượng, tức là xem xét một đạo luật là bất hợp hiến trên cơ sở đối chiếu các quy phạm của đạo luật đó với quy phạm của Hiến pháp mà không cần viện dẫn đến một hành vi xâm phạm quyền hiến định của một thể nhân cụ thể. Tòa án chỉ có thẩm quyền thụ lý các vụ việc cụ thể trong trường hợp có sự liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp hiến của đạo luật đã bị cơ quan công quyền áp dụng. Hoạt động giám sát cụ thể cho phép tòa án có khả năng bảo vệ các quyền con người, quyền công dân một cách linh hoạt và hiệu quả nhất. Quyền giám sát trừu tượng không được thực hiện ở Mỹ và quy định này đã được thẩm phán Sutherland kết luận trong vụ việc Frothingham chống Mellon (1923):

Chúng ta không có thẩm quyền xem xét và sửa đổi các đạo luật của Quốc hội với lý do chúng không phù hợp với Hiến pháp. Vấn đề này chỉ được nêu ra khi có việc bào chữa liên quan đến sự vi phạm quyền lợi được đưa ra để chống lại một đạo luật. Do đó, thẩm quyền xem xét tính hợp hiến chính là thẩm quyền xác định và tuyên bố đạo luật đó có hiệu lực đối với những kiến nghị đó [29]. Tòa án sẽ chỉ tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi và chỉ khi sự bất hợp hiến đó được chứng minh rõ ràng và không thể phủ nhận được. Nghĩa vụ chứng minh đó thuộc về bên có quyền và lợi ích liên quan đến việc áp dụng đạo luật đó. Ngoài ra, tòa án cũng chỉ xem xét về tính hợp hiến nếu nó hoàn toàn cần thiết với quyết định của vụ án đó. Điều đó có nghĩa là, vấn đề này chỉ được đưa ra nếu nó thật sự cần thiết với việc làm thay đổi các quyền và lợi ích của các bên. Nếu có cách khác làm thỏa mãn yêu cầu của một bên mà không cần xem xét tính hợp hiến của một đạo luật thì vấn đề tài phán Hiến pháp sẽ không được đặt ra.

45

thông thường. Bất kì vụ án nào trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự đều có thể dẫn đến vụ án Hiến pháp nếu như công dân nại ra rằng quyền của anh ta được ghi nhận trong Hiến pháp bị xâm hại. Do đó, phán quyết của tòa án về tính hợp hiến thường chỉ có hiệu lực bắt buộc với các bên liên quan. Trong phán quyết của tòa án sẽ có thêm phần đánh giá về tính hợp hiến của một đạo luật mà tòa án cho là vi hiến và không thể được áp dụng để xem xét vụ việc mà tòa án đang giải quyết. Mặc dù về mặt hình thức, đạo luật mà tòa án tuyên bố là vi phạm Hiến pháp vẫn có giá trị pháp lý nhưng trên thực tế, vì các tòa án khác sẽ không áp dụng đạo luật đó trong các vụ việc tương tự đã làm cho nó vô hiệu. Nguyên tắc án lệ có ý nghĩa đối với việc giải thích Hiến pháp một cách thống nhất của tòa án, tránh việc chồng tréo trong các quyết định của tòa án khi giải quyết các vụ việc Hiến pháp.

Bên cạnh mô hình tài phán phi tập trung như ở Mỹ, các quốc gia trên thế giới còn áp dụng mô hình tài phán tập trung như các nước châu Âu (Áo, Đức, Nga, Hungari…) và một số nước châu Á (Nhật Bản, Thái Lan…). Đây là mô hình mà chức năng bảo vệ Hiến pháp được giao cho một cơ quan chuyên trách là Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến. Đó là thiết chế tồn tại độc lập với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, có thẩm quyền xem xét, ra phán quyết về tính hợp hiến của các đạo luật và các điều ước quốc tế; giải quyết các khiếu khiện về Hiến pháp; giải thích Hiến pháp; các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực… Hệ quả của vụ án Hiến pháp là tòa án sẽ tuyên bố một đạo luật là vi hiến và chính thức hủy bỏ nó.

Tư tưởng về tòa án Hiến pháp bắt nguồn từ tư tưởng của nhà luật học Hans Kelsen, đó là sự kết hợp giữa nguyên tắc về tính tối cao của Hiến pháp và thẩm quyền tối cao của Nghị viện. Để tránh xung đột với nguyên tắc “Nghị viện là tối cao” đang có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của các chính trị gia đương thời, giáo sư Hans Kelsen đã có một cách giải thích mới về tài phán hiến pháp. Theo ông, tài phán Hiến pháp không phải là tư pháp mà là lập pháp phủ định:

46

Việc hủy bỏ một đạo luật có đặc điểm quy phạm như việc ban hành một đạo luật. Việc hủy bỏ một đạo luật tương được với việc ban hành một đạo luật nhưng chỉ thêm dấu trừ (dấu phủ định) ở đằng trước. Bởi vậy, việc hủy một đạo luật cũng là thực hiện chức năng lập pháp và một tòa án hủy một đạo luật cũng là một cơ quan thuộc quyền lực lập pháp. Do vậy, chúng ta có thể tưởng tượng việc hủy bỏ một đạo luật thông qua tòa án tương đương một cuộc giải phẫu quyền lực lập pháp và trao quyền lực lập pháp cho hai cơ quan [10, tr.97].

Là “bản âm của lập pháp”, tòa án Hiến pháp vừa thực hiện giám sát cụ thể vừa thực hiện giám sát trừu tượng; đồng thời thực hiện cả giám sát trước và giám sát sau. Với vai trò là chủ thể duy nhất có quyền đưa ra kết luận về tính hợp hiến của một đạo luật, tòa án Hiến pháp đã đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và quyền lực tối cao của Hiến pháp. Bởi vì theo giáo sư Hans Kelsen: “Sự thiếu thống nhất trong quyết định về một vấn đề một đạo luật có hợp hiến hay không, hay Hiến pháp có bị xâm phạm hay không, là một

mối nguy hiểm rất lớn đối với quyền lực Hiến pháp” [23, tr.340].

Về phạm vi bảo hiến, các tòa án này không có quyền chọn lọc các vụ án mà phải thụ lý tất cả các vụ án Hiến pháp; và chỉ có quyền từ chối, sau khi chứng minh được nguyên đơn còn có con đường khác để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc vụ việc là tầm phào. Điều này đã dẫn đến hệ quả là mặc dù mô hình này có ưu điểm là gọn, nhẹ, kinh tế, và hiệu quả nhưng lại khá ôm đồm, dễ dẫn đến tình trạng quá tải. Đây cũng là điểm khác biệt so với mô hình của Hoa Kỳ, các tòa án Mỹ có quyền lựa chọn thụ lý những vụ án mà họ cho rằng

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước (Trang 45 - 54)