Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm – phƣơng thức tòa án tự

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước (Trang 57)

soát chính mình

52

sự xâm hại của các hành vi vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan công quyền thì những viên gạch xây dựng nên thành lũy đấy chính là phán quyết của tòa án. Do đó, để tòa án phát huy hiệu quả vai trò của mình trong kiểm soát quyền lực nhà nước thì bản án, các quyết định của tòa án phải thể hiện sự xét xử công minh và việc áp dụng pháp luật phải chuẩn xác. Tuy nhiên, hoạt động xét xử của Tòa án chỉ có thể diễn ra trong một thời gian nhất định nên quyết định của các thẩm phán khó tránh khỏi sai sót, làm thiệt hại đến lợi ích của người bị kết án, của các đương sự và những người có liên quan trong vụ án.

Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì pháp luật các nước trên thế giới đều quy định các đương sự trong vụ án có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm để được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, nếu có căn cứ cho rằng bản án đó là không công bằng, trái pháp luật. Theo nguyên tắc hai cấp xét xử, các tòa án cấp trên có quyền xét xử phúc thẩm các bản án chưa có hiệu lực pháp luật của các tòa cấp dưới. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp cả về hình thức lẫn nội dung của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Bằng việc xét xử lại vụ án, tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét, đánh giá lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ của vụ án được thể hiện trong hồ sơ vụ án do tòa án cấp sơ thẩm thu thập, và những tài liệu, chứng cứ được thu thập bổ sung trong giai đoạn phúc thẩm; từ đó tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Bản án phúc thẩm có giá trị chung thẩm, các đương sự, bị cáo không có quyền kháng cáo mà chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị.

Phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai nhằm mục đích phát hiện và sửa chữa sai lầm có trong bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới, qua đó đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động áp dụng pháp luật. Thủ tục phúc thẩm là hình thức kiểm tra của tòa án cấp trên đối với tòa án cấp dưới, có ý nghĩa góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng xét xử. Cụ thể hơn, hoạt động này sẽ thúc ép các vị phán phải nỗ lực nâng cao năng lực xét xử, cẩn trọng khi đưa ra những phán quyết của mình vì danh dự và uy tín của bản thân và của tòa án nơi mình làm việc.

53

Nếu bản án đã qua hai cấp xét xử mà vẫn còn sai sót, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì tòa án hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền có quyền xem xét và kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Về bản chất, giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị trong trường hợp có sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật. Còn tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án mà tòa án, đương sự không biết được khi tòa án ra bản án, quyết định đó. Khi xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tòa án sẽ không xét xử lại vụ án mà chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật của tòa án cấp dưới trên cơ sở hồ sơ vụ án. Do đó, thủ tục này không xét xử công khai, không bắt buộc phải có sự tham gia của người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, hội đồng giám đốc thẩm không có quyền sửa án, tức là ra phán quyết về quyền lợi trực tiếp của đương sự.

Khác với giám đốc thẩm, căn cứ kháng nghị tái thẩm là những tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án. Những tình tiết này có thể do những nguyên nhân khách quan mà người tiến hành tố tụng không thể nhận thức được hoặc do chính sai sót của người tiến hành tố tụng. Thủ tục tái thẩm thể hiện sự đặc biệt coi trọng tính chính xác của hoạt động xét xử, qua đó góp phần đảm bảo công bằng, công lý. Phiên tòa tái thẩm và thủ tục tái thẩm cũng được thực hiện như các phiên tòa giám đốc thẩm.

Như vậy, thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm thực chất là hoạt động tự giám sát của hệ thống tư pháp. Cụ thể, bản chất của giám đốc thẩm và tái thẩm là xem xét tính hợp pháp trong hoạt động áp dụng pháp luật của hệ thống tư pháp chứ không tập trung vào nội dung cụ thể của vụ án. Chính vì thế, đương sự không có quyền kháng cáo đối theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm mà chỉ có những cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan tư pháp

54

mới có quyền kháng nghị. Khách thể của hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm là hành vi của các cơ quan tư pháp, chứ không phải hành vi của công dân. Thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là hoạt động xét xử các tranh chấp trong xã hội mà là sự tự kiểm tra của bản thân nội bộ hệ thống tư pháp, do đó không phải là một cấp xét xử. Bởi vậy, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm thường chỉ được trao cho tòa án cấp cao nhất trong quốc gia nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc giải thích và áp dụng pháp luật.

Bên cạnh đó, các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có vai trò là nguồn dữ liệu phong phú và thực tế nhất để Tòa án nhân dân tối cao có thể tổng kết, rút kinh nghiệm xét xử, nhằm nâng cao chất lượng xét xử, giảm những sai sót trong hoạt động của tòa án nhân dân các cấp. Các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được công bố công khai cũng là một nguồn tư liệu quý giá để các thẩm phán nghiên cứu, tự rút kinh nghiệm trong công tác xét xử của mình, tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Ngoài ra, tòa án cấp trên còn căn cứ vào lượng án bị hủy, án sửa thông qua hoạt động giám đốc thẩm để đánh giá chất lượng thẩm phán, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thẩm phán phù hợp với năng lực làm việc.

Tóm lại, bên cạnh những cơ chế kiểm soát hoạt động của tòa án từ bên ngoài của xã hội, thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm được thiết kế nhằm mục đích để tòa án cấp cao hơn kiểm tra tính hợp pháp trong hành vi của tòa án. Thông qua hoạt động tự kiểm tra trong nội bộ hệ thống tòa án, các thẩm phán và những người có thẩm quyền trong quá trình tố tụng có cơ hội để sửa chữa sai lầm, cẩn trọng trong việc đưa ra những phán quyết của mình, từ đó nâng cao năng lực chuyên môn. Qua đó sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt động xét xử được đúng đắn, tạo điều kiện cho việc giải thích và áp dụng pháp luật được thống nhất, củng cố niềm tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của tòa án.

55

Kết luận chƣơng 2

Trong một nhà nước dân chủ và hiện đại, mọi hành vi của các cơ quan nhà nước, các nhà cầm quyền phải đặt dưới sự phán xét công bằng của Tòa án – cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Được mệnh danh là thành trì bảo vệ công lý, Tòa án là nơi bảo vệ nhân dân khỏi sự xâm hại của những hành vi tùy tiện của nhà nước. Với bản tính độc lập của mình, tòa án tạo ra cơ chế kiểm soát hoạt động của các cơ quan lập pháp và hành pháp bằng hoạt động tài phán hiến pháp và giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc buộc các nhà cai trị phải chấp hành pháp luật và hạn chế sự tùy tiện của mình là một trong những đóng góp to lớn của tòa án đối với tự do và dân chủ của nhân loại. Bên cạnh đó, với cơ chế tự giám sát hoạt động của mình bằng thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm đã góp phần hạn chế sự tùy tiện của những cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tiến hành tố tụng, đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động tư pháp, bảo vệ công bằng và trật tự xã hội.

56

Chƣơng 3

TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÒA

ÁN TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC Ở NƢỚC TA 3.1. Đánh giá hiệu quả của Tòa án Việt Nam trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nƣớc

3.1.1. Thẩm quyền hạn chế của Tòa án trong hoạt động bảo hiến

Vấn đề giám sát và bảo vệ Hiến pháp, đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta được đề cập ngay từ Hiến pháp năm 1946 và tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013. Đồng thời, nguyên tắc này còn được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2007; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo đó, hoạt động này về cơ bản bao gồm việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; giám sát văn bản pháp luật và điều ước quốc tế; giải thích Hiến pháp; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật…

Khác với nhiều nước trên thế giới, việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam không được giao cho một cơ quan chuyên trách nào mà được giao cho nhiều cơ quan nhà nước. Cụ thể, nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp ở nước ta được phân công cho nhiều chủ thể thực hiện, bao gồm: các cơ quan dân cử (Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các ủy ban khác thuộc quốc hội, HĐND); các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND các cấp); các cơ quan tư

57

pháp (Tòa án nhân dân và VKSND) và chủ tịch nước. Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan này thực hiện một hoặc một số hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp, nhằm mục đích bảo đảm để Hiến pháp được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh trong thực tế.

Trong các thiết chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp, Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được coi là trung tâm của thiết chế bảo hiến. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước và “giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân

dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” [20, Điều 70].

Là cơ quan của Quốc hội, UBTVQH được trao nhiều thẩm quyển, đặc biệt là quyền giải thích Hiến pháp. Theo Điều 74, Hiến pháp năm 2013, UBTVQH có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ, TANDTC, VKSNTC, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan do Quốc hội thành lập; đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định bãi bỏ văn bản đó tại kì họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của các cơ quan trên nếu nó trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; bãi bỏ Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

Như vậy, với đặc trưng nổi bật của hoạt động bảo hiến được thực hiện chủ yếu bằng Quốc hội thông qua chức năng giám sát tối cao, Việt Nam đang đi theo con đường bảo hiến bằng một định chế chính trị. Tuy nhiên, mô hình trao thẩm quyền bảo hiến cho một cơ quan dân cử đã trở nên lỗi thời và không còn được áp dụng phổ biến trên thế giới, bởi vì các cơ quan dân cử thường chỉ thẩm định giá trị của một văn bản pháp lý bị nại ra là bất hợp hiến, theo một

58

quan điểm mang tính chính trị. Mà xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật lại là một hành vi pháp lý, nó đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về luật học, cùng với những kĩ năng và nghiệp vụ pháp lý đặc biệt. Do đó, nhiệm vụ bảo hiến phải được thực hiện bởi tòa án – cơ quan thực hiện quyền tư pháp với các vị thẩm phán chuyên nghiệp.

Mặt khác, do Quốc hội vừa nắm quyền lập hiến, lập pháp, đồng thời kiêm nhiệm cả quyền bảo hiến, dẫn đến hệ quả nội dung hoạt động của Quốc hội là quá lớn, làm cho Quốc hội không thể tập trung vào nhiệm vụ bảo hiến của mình. Điều này đã được chứng minh bằng thực tế, Quốc hội chưa từng tuyên bố về tính bất hợp hiến của một đạo luật hay văn bản quy phạm pháp luật nào. Ngoài ra, đa số các đại biểu quốc hội là kiêm nhiệm; và cơ chế hoạt động của Quốc hội là quyết định theo đa số, không giống với cơ chế hoạt động của cơ quan chuyên trách tài phán nên không phù hợp với hoạt động tài phán. Đặc điểm này đã dẫn đến hậu quả là các kết luận giám sát thường mang tính phân tán, thẩm quyền giám sát tối cao cũng bị lu mờ.

Sự tập trung quyền lập pháp và quyền bảo hiến vào Quốc hội còn dẫn đến một hệ quả chưa có quy định giám sát đối với luật, nghị quyết của Quốc hội, cũng như trách nhiệm phát sinh từ các đạo luật vi hiến mà Quốc hội ban hành. Như vậy, có thể hiểu rằng, Quốc hội nước ta thực hiện việc tự giám sát đối với các đạo luật, nghị quyết do mình ban hành. Thêm vào đó, quyền giải thích Hiến pháp lại thuộc về UBTVQH, một cơ quan thuộc Quốc hội. Do đó, nếu một đạo luật hay nghị quyết do Quốc hội ban hành bị nại ra là vi hiến thì Quốc hội cũng có thể làm cho nó hợp hiến bằng cách giải thích Hiến pháp để đảm bảo tính hợp hiến của đạo luật. Với cơ chế đó, việc xem xét tính hợp hiến trở nên vô nghĩa, trừ khi Quốc hội chủ động thực hiện xem xét sự vi hiến.

Bên cạnh đó, theo quy định của Khoản 2 Điều 76 Hiến pháp năm 2013 và Điều 46 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự

59

án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội và UBTVQH thông qua, Uỷ ban pháp luật thực hiện chủ trì thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc và các ủy ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra. Tuy nhiên, hoạt động “giám sát trước” này của Uỷ ban pháp luật chỉ dừng lại ở việc kiến nghị, báo cáo với Quốc hội, UBTVQH về tính hợp hiến. Cả quy định về pháp luật và thực tiễn ở nước ta đều chưa có câu trả lời trong trường hợp nếu văn bản đã ban hành mà phát hiện ra là bất hợp hiến. Trong khi đó, trên thế giới, các cơ quan bảo hiến có quyền tuyên bố tính bất hợp hiến của một dự thảo luật và buộc các chủ thể phải sửa đổi những quy định không phù hợp với Hiến pháp.

Mặt khác, thẩm quyền giám sát và bảo vệ Hiến pháp được trao cho

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)