Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH cơ khí Thuỷ Trường (Trang 50 - 52)

c. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2.2.2.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Quản lý nguyên vật liệu là công việc không thể thiếu được trong bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào. Tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau, quy mô doanh nghiệp khác nhau nên mức độ phương pháp quản lý nguyên vật liệu cũng khác nhau.

Nền kinh tế nước ta hiện nay chưa phát triển, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chưa dồi dào, chưa ổn định do đó yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu cũng tương đối khó khăn phức tạp đặc biệt là ở khâu thu mua.

Xuất phát từ đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất Công ty cần thiết phải tổ chức việc quản lý và hạch toán một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu từ khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Quản lý tốt các khâu trên là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tại Công ty TNHH Cơ khí Thủy Trường nguyên vật liệu mua về được quản lý về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, giá mua và chi phí thu mua, tình hình thực hiện kế hoạch thu mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất, thường xuyên tìm kiếm nguồn hàng mới đảm bảo cho công ty luôn có nguồn hàng dự trữ và có được nguồn hàng với chi phí thấp nhất.

Ở khâu bảo quản: Do các đặc tính của nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất của công ty là chất lượng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời

tiết nên việc bảo quản nguyên vật liệu ở Công ty cũng được thực hiện tương đối tốt. Công ty đã xây dựng hệ thống kho khô ráo, an toàn, đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm giảm thiểu hư hao, mất mát, thuận tiện cho quá trình nhập - xuất - kiểm tra. Thủ kho cũng là người đã qua đào tạo về chuyên môn đảm bảo việc thực hiện tốt quản lý nguyên vật liệu tồn kho, thực hiện chức năng tồn kho, thực hiện các nghiệp vụ nhập - xuất kho.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ phận sản xuất hoặc bộ phận khác có nhu cầu sử dụng liệu ước tính nguyên vật liệu cần sử dụng và lập Giấy đề nghị cấp phát vật tư. Trên cơ sở Giấy đề nghị cấp phát vật tư đã được duyệt, bộ phận lập phiếu viết Phiếu xuất kho, Thủ kho căn cứ vào Phiếu xuất kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu của công ty đã được xây dựng từ rất lâu nhưng hiện tại công ty sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm mới, mẫu mã, thiết kế của sản phẩm cũ cũng có sự thay đổi. Do vậy, nếu tính toán số lượng nguyên vật liệu xuất dùng theo định mức công ty đã từng xây dựng thì không còn phù hợp.

Như vậy, việc xác định số lượng nguyên vật liệu xuất chỉ dựa vào nhu cầu sử dụng ước tính mà Công ty không tính toán đến yếu tố định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, các xưởng sản xuất đã tổ chức thu hồi phế liệu như các đầu thép, sắt thừa không sử dụng… nâng cao ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí NVL của công nhân và góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận doanh nghiệp.

Xuất phát từ công tác quản lý nguyên vật liệu ở trên, nên việc xác định số lượng nguyên vật liệu trong khâu dự trữ cũng được ước tính trên cơ sở kế hoạch sản xuất của Công ty để tiến hành mua thêm vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường mà không xác định mức tồn kho tối thiếu, mức tồn kho tối đa. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến đôi khi

việc dự trữ vật tư của Công ty trong tình trạng quá nhiều hoặc quá ít một loại nguyên vật liệu nào đó gây ra ứ đọng hoặc khan hiếm vật liệu ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn và tiến độ sản xuất.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH cơ khí Thuỷ Trường (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w