Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Cơ khí Thuỷ Trường

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH cơ khí Thuỷ Trường (Trang 38 - 40)

c. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Cơ khí Thuỷ Trường

Thuỷ Trường

Công ty TNHH Cơ khí Thuỷ Trường là một chủ thể quản lý và lãnh đạo thống nhất công tác kế toán. Phòng Tài chính - kế toán của công ty có chức năng tham mưu giúp Ban giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán. Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng Tài chính kế toán của công ty. Ở các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên làm nhiệm vụ thu thập các chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất rồi nộp về cho Phòng kế toán. Trên cơ sở toàn bộ chứng từ đã thu thập được, các nhân viên kế toán sẽ tiến hành công tác kế toán theo đúng chế độ kế toán đã ban hành.

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Cơ khí Thuỷ Trường được biểu hiện như sau:

Sơ đồ 09: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Cơ khí Thuỷ Trường

Ghi chú:

: Quan hệ chỉ huy

: Quan hệ cung cấp thông tin, kiểm tra đối chiếu Kế toán trưởng

Kế toán tiền mặt

Kế toán NVL, CCDC

Nhân viên kinh tế ở các phân xưởng

Kế toán ngân hàng &TSCĐ

Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng Tài chính kế toán): Là người do

Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty và pháp luật về tổ chức nhiệm vụ của mình.

Chức năng, nhiệm vụ của kế toán trưởng:

+ Phụ trách phòng Kế toán tài chính thực hiện công tác hạch toán kế toán, quản lý vốn, tài sản, thu chi các quỹ theo đúng chế độ của Nhà nước.

+ Tổng hợp báo cáo tài chính, thông tin kịp thời giúp giám đốc nắm nhành các hoạt động tài chính của công ty, báo cáo gửi lên các cơ quan cấp trên đúng thời hạn.

+ Kết hợp cùng phòng Kế hoạch sản xuất giúp Ban giám đốc tham khảo trong việc mua bán vật tư, làm thủ tục thanh lý các hợp đồng mua bán.

+ Cùng tổ công nợ giải quyết các tồn tại về công nợ cũ.

Kế toán tiền mặt (kiêm kế toán tiền lương, thuế, doanh thu và

chi phí)

Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tiền mặt: + Viết phiếu thu – chi tiền mặt.

+ Lập báo cáo thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. + Tập hợp doanh thu, chi phí.

+ Theo dõi các khoản phải thu, phải trả. + Theo dõi tiền lương

- Kế toán NVL, CCDC:

+ Theo dõi tình trạng nhập-xuất-tồn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

+ Nhận các chứng từ về nhập xuất vật tư, căn cứ vào đó để tính giá thành, vào sổ chi tiết, sổ nhập xuất nguyên vật liệu.

- Kế toán ngân hàng và TSCĐ:

+ Theo dõi tình hình rút tiền và gửi tiền vào ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ vay ngắn hạn và dài hạn ngân hang.

+ Theo dõi cơ cấu vốn về tài sản cố định, hiệu quả kinh tế, tình hình tăng giảm của tài sản cố định, trích khấu hao cơ bản và báo cáo thống kê định kỳ. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ

+ Thu, chi hàng ngày theo đúng chứng từ gốc lãnh đạo công ty duyệt. + Cuối ngày cập nhật thu chi – rút số dư tồn quý.

+ Niêm phong két, khóa cửa.

+ Khi cần thiết các điểm báo nộp tiền ngoài giờ phải trực tiếp đáp ứng đầy đủ.

- Nhân viên kinh tế ở các phân xưởng: có nhiệm vụ thu thập các chứng

từ có liên quan đến hoạt động xuất dùng vật tư sản xuất rồi nộp về cho phòng kế toán tổng hợp.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH cơ khí Thuỷ Trường (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w