Bảng 4.17: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung quý I/2014 và quý I/2013
Khoản mục Quý/năm Chênh lệch I/2013 I/2014 Số tiền Tỷ lệ % Số lượng (kg) 505.705 364.731 (140.974) (27,88) Tổng chi phí (đồng) 1.521.007.915 1.122.319.170 (398.688.745) (26,21) Chi phí đơn vị (đồng/kg) 3.007 3.077 70 2,33
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang
Từ bảng phân tích trên, cho thấy chi phí sản xuất chung ở quý I/2014 có tổng chi phí sản xuất chung giảm khoảng 26,21% tương ứng với 398.688.745
đồng so với quý I/2013 nhưng cũng có chi phí đơn vị tăng nhẹ (tăng 2,33% tương ứng với 70 đồng/kg). Để đánh giá đúng hơn tình hình biến động chi phí sản xuất chung ta cần phải xem xét từng khoản mục trong chi phí này.
Bảng 4.18: Bảng phân tích chi tiết chi phí sản xuất chung
đối với 1 kg bánh phồng tôm D35 ĐVT: đồng Khoản mục Quý/năm Chênh lệch I/2013 I/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí vật liệu 785,6 776,2 (9,4) (1,2) Chi phí dụng cụ sản xuất 71,7 70,8 (0,9) (1,26) Chi phí khấu hao TSCĐ 311,5 460,7 149,2 47,9
Chi phí dịch vụ mua ngoài 524,5 460,5 (64) (12,2) Chi phí bằng tiền khác 1.313,7 1.308,8 (4,9) (0,37)
Tổng cộng 3.007 3.077 70 x
Qua bảng phân tích cho thấy hầu hết các khoản mục chi phí điều giảm so với quý I/2013 chỉ riêng khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định lại tăng
đến 47,9% tương ứng tăng 149,2 đồng/kg. Chi phí khấu hao tài sản tăng là do trong kỳ công ty có đầu tư máy móc thiết bị sản xuất mới, phương tiện vận tải truyền dẫn và hoàn thành xây dựng kho chứa nguyên vật liệu.
Vì công ty có đầu tư máy móc thiết bị sản xuất mới nên góp phần tiết kiệm chi phí dịch vụ mua ngoài nhất là điện và nước dùng trong sản xuất giảm khoảng 12,2% tương ứng với 64 đồng/kg , chi phí dụng cụ sản xuất giảm 1,26%, vật liệu cũng giảm khoảng 1,2% tương ứng với 9,4 đồng/kg.
Qua các phân tích trên cho thấy số lượng sản phẩm hoàn thành giảm dẫn
đến tất cả các khoản chi phí điều giảm so với quý I/2013, vì vậy làm cho tổng giá thành giảm theo. Nhưng giá thành đơn vị lại tăng 2.223 đồng/kg, nguyên nhân là do chi phí đơn vị của nguyên vật liệu trực tiếp tăng 1.132 đồng/kg mà chủ yếu là do giá tôm thẻ chân trắng tăng so với quý I/2013. Kế đến chi phí
đơn vị của nhân công trực tiếp cũng tăng 1.021 đồng/kg, nguyên nhân là do lương tối thiểu vùng tăng và tỷ lệ các khoản trích theo lương tăng. Chi phí đơn vị của sản xuất chung cũng tăng 70 đồng/kg góp phần nhỏ làm cho giá thành
đơn vị tăng, mà nguyên nhân chủ yếu là chi phí khấu hao tài sản đơn vị tăng
đến 149,2 đồng/kg do công ty đầu tư máy móc thiết bị mới, phương tiện vận tải truyền dẫn và hoàn thành xây dựng kho chứa nguyên vật liệu trong khi các khoản chi phí khác giảm 79,2 đồng/kg.
Nhìn chung công ty đã thực hiện tốt công tác kiểm soát giá thành, không
để giá thành tăng quá cao bằng cách giảm số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế lãng phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên nếu duy trì biện pháp giảm số lượng sản xuất trong thời gian dài thì không tốt vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, không đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh
đó, sản xuất không sử dụng hết năng suất làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm lợi nhuận và gián tiếp làm giảm sức cạnh tranh trên thị
trường. Vì vậy giải pháp này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, không phù hợp trong thời gian lâu dài.
4.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN