Sơ lược báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bánh phồng tôm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu sa giang (Trang 38)

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng doanh thu 197.795.972,35 179.952.685,67 202.193.664,7 (17.843.286,68) (9,02) 22.240.979,0 12,36

Các khoản giảm trừ doanh thu 97.541,92 419.791,13 1.179.536,71 322.249,21 330,37 759.745,57 180,98

Doanh thu thuần 197.698.430,43 179.532.894,54 201.014.128,0 (165.535,89) (0,08) 3.481.233,48 1,76

Giá vốn hàng bán 144.339.085,59 146.277.791,78 163.823.540,6 1.938.706,19 1,34 17.545.748,8 11,99

Lợi nhuận gộp 53.359.344,84 33.255.102,76 37.190.587,36 (20.104.242,08) (37,68) 3.935.484,59 11,83

Doanh thu hoạt động tài chính 10.046.446,08 359.403,39 747.495,25 (9.687.042,69) (96,42) 388.091,87 107,98

Chi phí tài chính 3.534.772,59 679.374,47 66.200,17 (2.855.398,12) (80,78) (613.174,30) (90,25)

+ Trong đó: chi phí lãi vay 2.957.614,05 525.848,33 9.188,22 (2.431.765,71) (82,22) (516.660,11) (98,25)

Chi phí bán hàng 5.619.971,88 6.302.611,12 8.056.739,83 682.639,25 12,15 1.754.128,70 27,83

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.974.956,94 5.897.885,12 6.283.278,73 (77.071,82) (1,29) 385.393,61 6,53

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 48.276.089,51 20.734.635,44 23.531.863,89 (27.541.454,08) (57,05) 2.797.228,45 13,49 Thu nhập khác 332.101,01 807.592,26 1.599.213,60 475.491,25 143,18 791.621,34 98,02 Chi phí khác 151.713,05 1.915.319,65 482.200,52 1.763.606,60 1.162,46 (1.433.119,1 (74,82) Lợi nhuận khác 180.387,96 (1.107.727,39) 1.117.013,09 (1.288.115,35) (714,08) 2.224.740,48 200,83 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 48.456.477,47 19.626.908,05 24.648.876,98 (28.829.569,43) (59,5) 5.021.968,93 25,59 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.622.880,09 2.658.053,87 2.108.725,42 1.035.173,78 63,79 (549.328,44) (20,67)

Lợi nhuận sau thuế TNDN 46.833.597,39 16.968.854,18 22.540.151,55 (29.864.743,20) (63,77) 5.571.297,37 32,83

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7,49 2,37 3,15 (5,11) (68,3) 0,78 32,86

Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2014 - 2013

Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng doanh thu 101.135.204,47 99.399.963,39 (1.735.241,08) (1,72)

Các khoản giảm trừ doanh thu 160.573,59 97.962,76 (62.610,82) (38,99)

Doanh thu thuần 100.974.630,89 99.302.000,63 (1.672.630,26) (1,66)

Giá vốn hàng bán 79.873.278,48 83.019.402,24 3.146.123,76 3,94

Lợi nhuận gộp 21.101.352,40 16.282.598,39 (4.818.754,01) (22,84)

Doanh thu hoạt động tài chính 505.072,75 394.418,99 (110.653,76) (21,91)

Chi phí tài chính 22.950,80 10.574,19 (12.376,61) (53,93)

+ Trong đó: chi phí lãi vay 9.188,22 - (9.188,22) -

Chi phí bán hàng 3.910.031,79 3.881.507,11 (28.524,68) (0,73)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.260.681,99 3.236.962,65 (23.719,35) (0,73)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 14.412.760,58 9.547.973,44 (4.864.787,14) (33,75)

Thu nhập khác 370.332,25 366.363,41 (3.968,84) (1,07)

Chi phí khác 146.092,20 259.688,96 113.596,76 77,76

Lợi nhuận khác 224.240,04 106.674,45 (117.565,59) (52,43)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14.637.000,62 9.654.647,89 (4.982.352,73) (34,04)

Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.194.673,46 742.799,08 (451.874,38) (37,82)

Lợi nhuận sau thuế TNDN 13.442.327,16 8.911.848,81 (4.530.478,35) (33,7)

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1,881 1,247 (0,634) (33,7)

a. Giai đoạn 2011 – 2013:

Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013 ta thấy lợi nhuận công ty tăng giảm không điều qua các năm. Cụ thể năm 2012 giảm đến 63,77% so với năm 2011. Đến năm 2013 tình hình kinh doanh của công ty có phần cải thiện hơn và có chiều hướng đi lên cụ thể lợi nhuận đã tăng 32,83% so với năm 2012. Để hiểu rõ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty ta tiến hành phân tích hai chỉ tiêu sau:

* Doanh thu

- Tổng doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì đã bắt đầu tăng trở lại, cụ thể tăng 12,36% so với năm 2012. Nguyên nhân sự gia tăng đó là do sức mua của thị trường tăng trở lại và đã từng bước cải thiện khâu cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm làm tình hình xuất khẩu khả quan hơn ở các thị trường tiềm năng như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,… Đồng thời công ty củng cố và xây dựng thị

trường trong nước rất tốt.

- Doanh thu tài chính chủ yếu là từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và chênh lệch lãi về tỷ giá ngoại tệ. Năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 cụ thể giảm

đến 96,42%. Nguyên nhân đó là do không thu được lãi tiền cho vay và khoản tiền gửi đã được rút ra để đầu tư vào sản xuất. Đến năm 2013 tăng trở lại, cụ

thể tăng 107,98% nguyên nhân là do chênh lệch lãi về tỷ giá ngoại tệ của các mặt hàng xuất khẩu sang nước ngoài. Tuy nhiên, khoản doanh thu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu.

- Thu nhập khác tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 143,18% so với năm 2011, năm 2013 tăng 98,02% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do các khoản nợ phải thu khó đòi được xử lý, các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng của khách hàng. Cũng giống như doanh thu tài chính thì đây là khoản thu nhập nhỏ, không thường xuyên nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu.

* Chi phí

- Giá vốn hàng bán liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 1,34% so với năm 2011, năm 2013 tăng 11,99% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng của giá vốn hàng bán là do ảnh hưởng của chi phí sản xuất tăng, chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu và tiền lương của nhân công.

Các chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, chi phí thuế TNDN hiện hành tăng qua các năm. Chi phí bán hàng trong năm 2012 tăng 682,639.247 nghìn đồng và năm 2013 tăng 1,754,128.703

nghìn đồng. Nguyên nhân là do chi phí chiếm tỷ trọng cao như chi phí vận chuyển, bao bì, kiểm điếm… tăng cao để phục vụ cho việc xuất khẩu ra thị

trường nước ngoài.

b. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014:

Qua bảng 3.2, ta thấy tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do trên thị trường xuất hiện nhiều

đối thủ cạnh tranh đặc biệt là công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi (đối với mặt hàng bánh phồng tôm). Trong khi tổng doanh thu giảm thì giá vốn hàng bán lại có chiều hướng tăng nhẹ, tăng 1,66%, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, đặc biệt là nguyên liệu chính (tôm) tăng.

Đối với các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác cũng có xu hướng giảm nhẹ và các chi phí khác cũng tăng rất ít so với 6 tháng

đầu năm 2013 vì vậy đã góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đến 33,7%.

Công ty chưa đưa ra các chính sách thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào thích hợp nhất để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, khi giá cả

trên thị trường biến động, công ty phải thu mua nguyên liệu với giá rất cao, mà nó lại chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm.

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải thiện dần qua các năm. Qua đó cho thấy công ty đã có sự nổ lực và phấn

đấu rất nhiều trong công tác quản lý và kiểm soát chi phí.

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi

Có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng hơn. Hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, thông qua các siêu thị chợ đầu mối để đến tay người tiêu dùng. Là một trong 18 doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được cấp code xuất hàng vào EU từ đó giúp mở

rộng thị trường nước ngoài và tăng thị phần.

Đồng bằng sông Cửu Long và vùng thổ nhưỡng được ưu đãi với hệ sinh thái phong phú. Đồng Tháp vốn có nguồn gạo và tôm dồi dào thích hợp cho việc sản xuất bánh phông tôm.

Công nghệ sản xuất tiên tiến với công suất lớn, máy móc thiết bị sản xuất theo hướng hiện đại.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín thương hiệu của công ty đã đi sâu vào tâm trí của người tiêu dùng vì vậy có được thị trường tiêu thụ ổn định và

không ngừng được mở rộng. Bên cạnh đó công ty áp dụng chính sách bình ổn giá từ 3 đến 5 năm nên tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng và củng cốđược mối quan hệ giữa khách hàng và công ty.

Được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo, chủ trương của chính phủ khuyến khích sản xuất và xuất khẩu.

Nội bộ công ty luôn đoàn kết, đóng góp ý tưởng sáng kiến để phát triển sản phẩm của công ty. Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm.

3.6.2 Khó khăn

Có nhiều công ty gia nhập vào ngành, tham gia vào thị trường, xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế, dẫn đến cạnh tranh cao, thị phần bị thu hẹp. Nhiều

đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đặc biệt là Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi. Tình hình cạnh tranh ngày càng gây gắt, các đối thủ luôn đưa ra các hình thức dịch vụ khách hàng tốt hơn (do sản phẩm của công ty chủ yếu bán ở các cửa hàng, siêu thị nên khâu dịch vụ khách hàng không được công ty đầu tư và quan tâm) điều đó có thể làm mất khách hàng trung thành và không lôi kéo

được khách hàng tiềm năng.

Sự bất thường của giá cả nguyên liệu đầu vào gây khó khăn cho công tác tính giá thành sản phẩm của công ty.

Sự thay đổi về cơ cấu cây trồng vật nuôi làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguyên liệu.

3.6.3 Phương hướng hoạt động

Do công ty sản xuất các loại sản phẩm ăn liền cho nên chất lượng sản phẩm được đặc lên hàng đầu. Chính vì vậy công ty luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng vẫn tiết kiệm chi phí và hạ giá thành ở mức hợp lý.

Đẩy mạnh hoạt động marketing, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, phòng thí nghiệm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến chất lượng, mẫu mã để tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thực hiện chiến lược thâm nhập vào thị trường mới và tiềm kiếm thị

trường tiềm năng.

Không ngừng nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG 4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG

4.1.1 Đặc điểm thu mua nguyên liệu:

Các nhà cung cấp nguyên liệu:

- Bột mì, bột gạo: Công ty khoai mì Tây Ninh cung cấp.

- Nguyên liệu hải sản: Công ty TNHH Thanh Hùng thuộc khu công nghiệp C – Sa Đéc cung cấp.

- Bao bì: Công ty TNHH Thiên Minh Phúc thuộc khu công nghiệp C – Sa Đéc cung cấp.

- Đường dùng cho sản xuất: Công ty đường Biên Hòa.

- Ngoài ra một số nguyên liệu, phụ gia khác do các nhà cung cấp nhỏ lẻ

cung cấp.

Yêu cầu kỹ thuật:

- Bột mì dùng để sản xuất phải mịn, không bị vón cục, không bị sâu mọt, không lẫn các tạp chất khác và phải có mùi đặc trưng của bột mì. Trong quá trình bảo quản bột mì thì kho phải giữ thật khô, không được ẩm thấp, tránh hút

ẩm sâu mọt phá hỏng, bột phải đạt độẩm từ 10% - 13%.

- Tôm được bảo quản trong tủ trữ với nhiệt độ 180C để tránh tình trạng hôi thối xảy ra. Thẻ tôm khi lấy ra đem đi xay phải có độ cứng nhất định, không có mùi hôi.

- Đường, muối và một số chất phụ gia khác cũng được kiểm tra chặc chẽ

về mặt chất lượng, độ ẩm, an toàn vệ sinh, hạn sử dụng…trước khi đưa vào sản xuất.

Quy trình sản xuất bánh phồng tôm:

Trong quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt về chương trình quản lý chất lượng, về quy phạm vệ sinh để đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bánh phồng tôm được sản xuất trải qua hàng loạt các công đoạn chế biến tuy giản đơn nhưng khó thực hiện để tạo ra bánh phồng tôm có chất lượng cao,

màu sắc đẹp, hương vị thơm ngon, khô giòn. Trong suốt quá trình chế biến luôn có các bộ phận thường xuyên theo dõi kiểm soát, kiểm tra sản phẩm đặc biệt là bộ phận kỹ thuật và KCS đểđảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

Hình 4.1 Quy trình sản xuất bánh phồng tôm Tôm, phụ gia và gia vị (đường, muối, tỏi...)

Nghiền mịn Phối trộn Định hình Hấp Làm nguội Điều hòa Làm lạnh Cắt Sấy Phân loại Cân/bao gói Bảo quản Tinh bột khoai mì

4.1.2 Tài khoản sử dụng

Căn cứ vào loại hình kinh doanh, sản xuất sản phẩm thì Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang phát sinh một số chi phí như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tài khoản 621, được mở chi tiết như

sau:

Tài khoản 6211: chi phí nguyên vật liệu chính. Tài khoản 6212: chi phí nguyên vật liệu phụ. Tài khoản 6213: chi phí bao bì.

Tài khoản 6214: chi phí nhiên liệu. - Chi phí nhân công trực tiếp: tài khoản 622.

- Chi phí sản xuất chung: tài khoản 627, được mở chi tiết bao gồm: Tài khoản 6272: chi phí vật liệu.

Tài khoản 6273: chi phí dụng cụ sản xuất.

Tài khoản 6274: chi phí khấu hao tài sản cốđịnh. Tài khoản 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản 6278: chi phí khác bằng tiền.

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: tài khoản 154, được dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm.

4.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: theo từng xí nghiệp.

Phương pháp tính giá thành: được thực hiện theo phương pháp hệ số, tuy nhiên có 2 loại bánh có giá cốđịnh là bánh chay và bánh B.

Phương pháp phân loại chi phí: các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất được sắp xếp theo 3 khoản mục bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: trong kỳ, toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sẽđược tập hợp và hạch toán chi tiết theo từng xí nghiệp để tính giá thành.

Đối tượng tính giá thành: là thành phẩm bánh D35, bánh D25, bánh B và bánh chay.

4.1.4 Kỳ tính giá thành

Quy trình sản xuất bánh phồng tôm trải qua nhiều công đoạn bao gồm các hoạt động như xử lý nguyên liệu, phối chế và nhào bột, định hình, hấp, làm nguội, điều hòa, cắt, sấy…tuy trải qua nhiều công đoạn như trên, nhưng có chu kỳ sản xuất ngắn chỉ từ khoảng 6 đến 7 ngày thì đã hoàn thành một lô sản phẩm. Vì vậy mà công ty chọn kỳ tính giá thành theo quý.

Các chứng từ kế toán như: phiếu xuất kho, nhập kho nguyên liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, bảng tính lương nhân viên, bảng trích khấu hao tài sản cố định…ở mỗi phân xưởng sẽ được gởi về phòng kế toán công ty. Kế

toán giá thành sẽ tiến hành tập hợp các chi phí phát sinh thực tế vào các tài khoản tương ứng (TK621, TK622, TK627), kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK154) và tính giá thành cho từng loại sản phẩm vào cuối mỗi quý.

4.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

4.1.5.1 Tập hợp và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

a) Nguyên vật liệu tại công ty

Trong quá trình sản xuất sản phẩm thì nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Chính vì vậy chất lượng của nguyên liệu sẽảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của quá trình sản xuất đó.

Tại xí nghiệp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh chủ yếu là bột mì, bột nổi, tinh bột biến tính, tôm, mực, ghẹ, cua, đường cát, bột ngọt, muối, tỏi,…và một số chất phụ gia khác.

Do công ty sản xuất thực phẩm nên chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm (khoảng 70%). Chính vì thế, công việc tập hợp và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc tính giá thành.

b) Chứng từ sử dụng

Để theo dõi, phản ánh được tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, công ty sử dụng các chứng từ như:

- Giấy đề nghị xuất kho

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bánh phồng tôm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu sa giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)