∗ Phân tích chung
Do công ty thực hiện tính giá thành theo phương pháp hệ số chỉ đối với hai loại bánh D35 và bánh D25, còn hai loại bánh còn lại sử dụng giá cố định và sản lượng bánh D35 chiếm tỷ trọng cao nhất vì vậy chỉ tập trung phân tích biến động chi phí, giá thành của bánh D35 tại nhà máy Sa Giang 1.
Để biết được tình hình biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm thì ta tìm hiểu xem khoản mục chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn.
∗ So sánh với quý trước liền kề
Bảng 4.11: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất quý I/2014 và quý IV/2013
ĐVT: đồng Chi phí sản xuất Quý/năm Chênh lệch IV/2013 I/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí NVL trực tiếp 10.131.449.438 6.584.811.591 (3.546.637.847) (35,01) Chi phí nhân công trực tiếp 2.124.728.429 1.728.800.034 (395.928.395) (18,63) Chi phí sản xuất chung 1.567.482.461 1.311.274.734 (256.207.727) (16,35) Tổng giá thành 13.823.660.328 9.624.886.359 (4.198.773.969) (30,37) Số lượng thành phẩm 527.805 364.731 (163.074) (30,9) Giá thành đơn vị 26.191 26.389 198 0,76
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang
Qua bảng tổng hợp chi phí sản xuất trên, ta thấy tất cả các khoản mục chi phí ở quý I/2014 điều giảm so với quý IV/2013, mà trong đó giảm mạnh nhất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bên cạnh đó tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là lớn nhất, kế đến là chi phí nhân công trực tiếp và nhỏ nhất là chi phí sản xuất chung. Vì vậy khi chi phí nguyên vật liệu giảm 35,01% dẫn
đến tổng giá thành giảm đi rất nhiều, cụ thể là quý I/2014 giảm 30,37% so với quý IV/2013 tương ứng với 4.198.773.969 đồng. Trong đó số lượng thành phẩm quý I/2014 thấp hơn đáng kể khoảng 30,9% tương ứng với 163.074 kg. Nguyên nhân của vấn đề này là do quý IV bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 12, mà thời điểm này là cận tết dương lịch, công ty nhận được nhiều đơn hàng từ nước ngoài, cho nên công ty đã đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sản lượng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp tết dương lịch. Bên cạnh đó thì giá nguyên liệu đầu vào vẫn còn ổn định ở mức hợp lý cho nên giá thành sản phẩm thấp nhưng vẫn bảo
đảm chất lượng. Nhưng đến quý I/2014, đây là thời điểm tết nguyên đán, cho nên giá thành nguyên liệu đầu vào tăng cao, mặt khác do nhà cung cấp nguyên
liệu lại gặp một số khó khăn không cung cấp đủ nhu cầu nên công ty đã tìm nhà cung cấp khác làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên chính vì vậy mà giá thành có phần tăng nhẹ, trong khi số lượng sản phẩm sản xuất lại giảm do xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh (đặc biệt là công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi) đối với mặt hàng bánh phồng tôm nên công ty chủ động giảm số
lượng sản phẩm để tránh tình trạng cung lớn hơn cầu gây bất lợi cho công ty. Qua phân tích trên, ta thấy đây là sự biến động mang tính chất chu kỳ do các tác động bên ngoài, cho nên công ty chỉ hạn chếđược phần nào sự tăng giá thành sản phẩm, và bảo đảm sản xuất không bị ngừng trệ bằng một số chính sách, quan trọng nhất là dự trữ nguyên vật liệu đầu vào. Để hạn chế sự tác
động của các yếu tố bên ngoài và thấy rõ được sự biến động của các khoản mục chi phí và giá thành sản phẩm ta tiến hành so sánh giữa quý I/2013 và quý I/2014.
∗So sánh cùng kỳ năm trước
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất quý I/2014 và quý I/2013
ĐVT: đồng Chi phí sản xuất Quý/năm Chênh lệch I/2013 I/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí NVL trực tiếp 8.557.436.742 6.584.811.591 (1.972.625.151) (23,05) Chi phí nhân công trực tiếp 2.142.672.085 1.917.755.598 (224.916.487) (10,5) Chi phí sản xuất chung 1.521.007.915 1.122.319.170 (398.688.745) (26,21) Tổng giá thành 12.221.116.742 9.624.886.359 (2.596.230.383) (21,24) Số lượng thành phẩm 505.705 364.731 (140.974) (27,88) Giá thành đơn vị 24.166 26.389 2.223 9,2
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang
Qua bảng số liệu ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm nhiều nhất khoảng 23,05% tương ứng với 1.972.625.151 đồng, kếđến là chi phí sản xuất chung giảm 26,21% tương ứng với 398.688.745 đồng, cuối cùng là chi phí
nhân công trực tiếp giảm 10,5% tương ứng với 224.916.487 đồng . Điều đó đã làm cho tổng giá thành cũng giảm khoảng 21,24% tương ứng với 2.596.230.383 đồng. Nguyên nhân là do số lượng thành phẩm giảm, làm cho các khoản mục chi phí giảm dẫn đến tổng giá thành cũng giảm theo. Số lượng thành phẩm giảm là do xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường như
các loại bánh snack, có hương vị thơm ngon hơn và đặc biệt không phải qua giai đoạn chế biến nào cả mà có thể sử dụng ngay, chính vì vậy làm cho nhu cầu giảm dẫn đến số lượng sản xuất ra giảm.
Tuy tổng giá thành và các khoản mục chi phí giảm nhưng giá thành đơn vị vẫn không giảm mà lại tăng khoảng 9,2% so với quý I/2013 cụ thể tăng 2.223 đồng/kg. Điều này có thể lý giải một phần là do sản lượng đầu ra giảm nhưng giá cả nguyên liệu đầu vào lại có chiều hướng tăng khiến cho giá thành
đơn vị sản phẩm cũng tăng theo. Để thấy rõ nguyên nhân chính ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí như sau.