Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bánh phồng tôm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu sa giang (Trang 31)

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG Tên tiếng Anh: SA GIANG IMPORT EXPORT CORPORATION

Tên giao dịch: SA GIANG IMPORT EXPORT CORPORATION Tên viết tắt: SAGIMEXCO

Logo của công ty:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5103000027 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 02/07/2004

Vốn điều lệ: 71.475.800.000 đồng

Địa chỉ: Lô CII - 3, Khu công nghiệp C, Tp. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại: 067.763155 - 067.763154 – 067.763153 – 067.763454 Fax: 067.763152 E-mail: sagiang@hcm.vnn.vn Website: www.sagiang.com.vn Mã cổ phiếu: SGC 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Sa Giang được thành lập năm 1960 mang tên là Nhà máy bánh Phồng Tôm Sa Giang dưới sự quản lý của tư nhân. Năm 1970 nhãn hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang đạt huy chương bạc tại hội chợ

OSAKA Nhật Bản, lúc đó Pháp là thị trường xuất khẩu chính và trước năm 1975 thương hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang rất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.

Ngày 08/12/1992 theo Quyết định 126/QĐTL của UBND tỉnh Đồng Tháp thì Công ty xuất nhập khẩu Sa Giang chính thức được thành lập là doanh nghiệp Nhà nước và được đăng ký kinh doanh theo giấy phép số 101209.

Tháng 07/1997, Sa Giang trở thành 1 trong 18 doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được cấp CODE xuất hàng đi Châu Âu.

Năm 1998, Công ty mở rộng thị trường, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm,… từ đó uy tín thương hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang trở nên nổi tiếng hơn trong nước và đặc biệt là thị trường nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi để mởđầu cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 1999, Công ty đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt

động một nhà máy sản xuất Bánh phồng tôm có công suất 800 tấn/năm với vốn

đầu tư là 3 tỉ đồng từ nguồn vốn tự có của đơn vị (nay là Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang 2). Đến nay, công ty đã nâng cấp, trang bị nhiều máy móc hiện đại và dây chuyền sản xuất tự động làm cho công suất của nhà máy tăng lên đến 2.300 tấn/năm.

Tháng 06/2003 Công ty tiếp tục hoàn thành và đưa vào sử dụng một nhà máy sản xuất Bánh phồng tôm có công suất 2.500 tấn/năm với vốn đầu tư 17 tỉ đồng (nay là Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang 1).

Đến tháng 07/2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Công ty xuất nhập khẩu Sa Giang trở thành Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang.

Hiện nay, Công ty có 2 Xí nghiệp tại Thành phố Sa Đéc, 1 Xí nghiệp Thực phẩm và một Chi nhánh tại TP.HCM. Ngoài ra, Công ty có tổ chức mạng lưới phân phối tại Hà Nội, TP.HCM và một sốđịa phương khác. Công ty còn có nhiều khách hàng nước ngoài ở thị trường Châu Âu, một số Quốc gia ở Châu Á và Châu Mỹ.

Sau 2 năm hoạt động có hiệu quả theo mô hình Công ty cổ phần, với năng lực tài chính lành mạnh, ngày 05/09/2006 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang chính thức niêm yết, giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM theo Quyết định phê duyệt số 258/QĐ. Ngày 14/06/2005 và Giấy phép niêm yết cổ phiếu Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo Quyết định số

59/UBCK-GPNY ngày 28/07/2006, với mã chứng khoán là SGC, số lượng cổ

phiếu đăng ký giao dịch là 4.088.700 cổ phiếu, tương đương giá trị theo mệnh giá là 40.887.000.000 đồng.

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

− Sản xuất và mua bán thực phẩm: bánh phồng tôm, hủ tiếu, bánh phở, đồ

sấy.

− Mua bán, chế biến thịt, mỡđóng gói và đóng hộp.

− Sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm, cho thuê mặt bằng.

− Sản xuất mua bán đồ uống có cồn và không cồn.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

Hình 3.1 Sơđồ cơ cấu tổ chức của công ty

Đại hội cổđông: cơ quan thẩm quyền cao nhất có quyền thảo luận và thông qua các vấn đề: Báo cáo tài chính hàng năm, Báo cáo của ban kiểm soát về quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, kế hoạch phát triển ngắn và dài hạn.

Ban kiểm soát: Giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc điều hành và quản lý Công ty.

Hội đồng quản trị: Cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện quyền nhân danh Công ty, giám sát Tổng giám đốc và những người quản lý khác trong năm tài chính. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT XÍ NGHIỆP SA GIANG 1 CHI NHÁNH TP.HCM XÍ NGHIỆP SA GIANG 2 XÍ NGHIỆP THỰC PHẨM

Tổng Giám đốc: là người điều hành chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt

động kết quả sản xuất kinh doanh trước cổ đông và tập thể cán bộ công nhân viên công ty.

Phó Tổng Giám đốc: là người giúp Tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành hoạt động theo sự phân công của giám đốc.

Phòng Kế toán: lập kế hoạch tài chính tổng hợp và tổ chức công tác kế toán.

Phòng tổ chức hành chính: tổ chức nhân sự, tham mưu cho giám đốc về

nhân sự và hành chính văn phòng.

Phòng kinh doanh: tiếp nhận đơn đặt hàng, lập kế hoạch và triển khai sản xuất, tổ chức thu mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hợp đồng đã ký kết.

Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu mẫu mã sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm.

Xí nghiệp Sa Giang 1, xí nghiệp Sa Giang 2, xí nghiệp Thực Phẩm: tổ chức sản xuất bánh phòng tôm, thực phẩm…

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: giao dịch với khách hàng, xuất nhập khẩu, mua phụ liệu cho sản xuất.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơđồ tổ chức

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

Hình 3.2 Sơđồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán vật tư hàng hóa Kế toán TSCĐ CCDC Kế toán tiền lương Kế toán bán hàng Kế toán giá thành Thủ quỹ

Kế toán trưởng: là người giúp Tổng giám đốc ở lĩnh vực quản lý tài chính và tổ chức hướng dẫn công tác ghi chép hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

ở doanh nghiệp. Kiểm tra mọi hoạt động kinh tế, phát hiện ngăn ngừa những vi phạm trong việc quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi hoạt động tài chính của đơn vị.

Kế toán tổng hợp: tập hợp toàn bộ các chi phí chung của công ty và các hoạt

động dịch vụ khác của công ty. Tổng hợp các chứng từ, kế toán viên cung cấp cập nhật vào sổđăng ký chứng từ ghi vào sổ cái, lập báo cáo trình Kế toán trưởng.

Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với người mua, người bán thông qua quan hệ mua bán giữa công ty với khách hàng. Đồng thời kế toán thanh toán còn theo dõi các khoản tạm ứng của cán bộ - công nhân viên trong công ty do mua hàng phải tạm ứng.

Kế toán vật tư hàng hóa: theo dõi mọi biến động của các loại vật tư như giá cả, khả năng cung cấp đồng thời đối chiếu với kho. Kiểm tra chứng từ ban đầu

đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, hợp lý, hợp pháp. Cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp.

Kế toán TSCĐ, CCDC: theo dõi sử dụng công cụ dụng cụ, giám sát việc tăng giảm tài sản cốđịnh, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến công cụ dụng cụ, tài sản cốđịnh và trích khấu hao tài sản cốđịnh.

Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành cho các cán bộ - công nhân viên trong công ty theo quyết

định của giám đốc, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Kế toán tính giá thành: hàng quý tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, hạch toán và theo dõi sản phẩm, sản phẩm dở dang, đối chiếu với thủ kho thành phẩm.

Kế toán bán hàng: hàng ngày dựa vào hợp đồng, lệnh xuất kho, tiến hành kiểm tra và lập hóa đơn bán hàng theo đúng quy định, nhập dữ liệu vào máy tính và lưu giữ chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng.

Thủ quỹ: có trách nhiệm bảo quản tiền mặt, theo dõi các khoản thu, khoản chi tiền mặt hàng ngày và phản ánh vào sổ quỹ. Cuối tháng tính ra số tồn quỹ gửi cho kế toán trưởng.

3.4.2 Chếđộ kế toán và hình thức kế toán

Công ty áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.

Hình thức kế toán tại công ty là Nhật ký chung. Niên độ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các loại sổ: sổ nhật ký chung, sổ

cái, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệđối chiếu kiểm tra

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu

đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối kỳ (quý), cộng số liệu Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân

đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ

Nhật ký cùng kỳ.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy tính được đưa vào sử dụng,

đặc biệt là phần mềm kế toán Lạc Việt đã được áp dụng trong công tác kế toán tại công ty và mang lại hiệu quảđáng kể.

3.4.3 Phương pháp kế toán

− Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

− Phương pháp tính giá nhập – xuất hàng tồn kho: bình quân gia quyền.

− Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ.

− Trích khấu hao tài sản cốđịnh: phương pháp đường thẳng.

3.5 SƠ LƯỢC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng doanh thu 197.795.972,35 179.952.685,67 202.193.664,7 (17.843.286,68) (9,02) 22.240.979,0 12,36

Các khoản giảm trừ doanh thu 97.541,92 419.791,13 1.179.536,71 322.249,21 330,37 759.745,57 180,98

Doanh thu thuần 197.698.430,43 179.532.894,54 201.014.128,0 (165.535,89) (0,08) 3.481.233,48 1,76

Giá vốn hàng bán 144.339.085,59 146.277.791,78 163.823.540,6 1.938.706,19 1,34 17.545.748,8 11,99

Lợi nhuận gộp 53.359.344,84 33.255.102,76 37.190.587,36 (20.104.242,08) (37,68) 3.935.484,59 11,83

Doanh thu hoạt động tài chính 10.046.446,08 359.403,39 747.495,25 (9.687.042,69) (96,42) 388.091,87 107,98

Chi phí tài chính 3.534.772,59 679.374,47 66.200,17 (2.855.398,12) (80,78) (613.174,30) (90,25)

+ Trong đó: chi phí lãi vay 2.957.614,05 525.848,33 9.188,22 (2.431.765,71) (82,22) (516.660,11) (98,25)

Chi phí bán hàng 5.619.971,88 6.302.611,12 8.056.739,83 682.639,25 12,15 1.754.128,70 27,83

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.974.956,94 5.897.885,12 6.283.278,73 (77.071,82) (1,29) 385.393,61 6,53

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 48.276.089,51 20.734.635,44 23.531.863,89 (27.541.454,08) (57,05) 2.797.228,45 13,49 Thu nhập khác 332.101,01 807.592,26 1.599.213,60 475.491,25 143,18 791.621,34 98,02 Chi phí khác 151.713,05 1.915.319,65 482.200,52 1.763.606,60 1.162,46 (1.433.119,1 (74,82) Lợi nhuận khác 180.387,96 (1.107.727,39) 1.117.013,09 (1.288.115,35) (714,08) 2.224.740,48 200,83 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 48.456.477,47 19.626.908,05 24.648.876,98 (28.829.569,43) (59,5) 5.021.968,93 25,59 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.622.880,09 2.658.053,87 2.108.725,42 1.035.173,78 63,79 (549.328,44) (20,67)

Lợi nhuận sau thuế TNDN 46.833.597,39 16.968.854,18 22.540.151,55 (29.864.743,20) (63,77) 5.571.297,37 32,83

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7,49 2,37 3,15 (5,11) (68,3) 0,78 32,86

Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2014 - 2013

Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng doanh thu 101.135.204,47 99.399.963,39 (1.735.241,08) (1,72)

Các khoản giảm trừ doanh thu 160.573,59 97.962,76 (62.610,82) (38,99)

Doanh thu thuần 100.974.630,89 99.302.000,63 (1.672.630,26) (1,66)

Giá vốn hàng bán 79.873.278,48 83.019.402,24 3.146.123,76 3,94

Lợi nhuận gộp 21.101.352,40 16.282.598,39 (4.818.754,01) (22,84)

Doanh thu hoạt động tài chính 505.072,75 394.418,99 (110.653,76) (21,91)

Chi phí tài chính 22.950,80 10.574,19 (12.376,61) (53,93)

+ Trong đó: chi phí lãi vay 9.188,22 - (9.188,22) -

Chi phí bán hàng 3.910.031,79 3.881.507,11 (28.524,68) (0,73)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.260.681,99 3.236.962,65 (23.719,35) (0,73)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 14.412.760,58 9.547.973,44 (4.864.787,14) (33,75)

Thu nhập khác 370.332,25 366.363,41 (3.968,84) (1,07)

Chi phí khác 146.092,20 259.688,96 113.596,76 77,76

Lợi nhuận khác 224.240,04 106.674,45 (117.565,59) (52,43)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14.637.000,62 9.654.647,89 (4.982.352,73) (34,04)

Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.194.673,46 742.799,08 (451.874,38) (37,82)

Lợi nhuận sau thuế TNDN 13.442.327,16 8.911.848,81 (4.530.478,35) (33,7)

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1,881 1,247 (0,634) (33,7)

a. Giai đoạn 2011 – 2013:

Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013 ta thấy lợi nhuận công ty tăng giảm không điều qua các năm. Cụ thể năm 2012 giảm đến 63,77% so với năm 2011. Đến năm 2013 tình hình kinh doanh của công ty có phần cải thiện hơn và có chiều hướng đi lên cụ thể lợi nhuận đã tăng 32,83% so với năm 2012. Để hiểu rõ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty ta tiến hành phân tích hai chỉ tiêu sau:

* Doanh thu

- Tổng doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì đã bắt đầu tăng trở lại, cụ thể tăng 12,36% so với năm 2012. Nguyên nhân sự gia tăng đó là do sức mua của thị trường tăng trở lại và đã từng bước cải thiện khâu cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm làm tình hình xuất khẩu khả quan hơn ở các thị trường tiềm năng như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,… Đồng thời công ty củng cố và xây dựng thị

trường trong nước rất tốt.

- Doanh thu tài chính chủ yếu là từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và chênh lệch lãi về tỷ giá ngoại tệ. Năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 cụ thể giảm

đến 96,42%. Nguyên nhân đó là do không thu được lãi tiền cho vay và khoản tiền gửi đã được rút ra để đầu tư vào sản xuất. Đến năm 2013 tăng trở lại, cụ

thể tăng 107,98% nguyên nhân là do chênh lệch lãi về tỷ giá ngoại tệ của các mặt hàng xuất khẩu sang nước ngoài. Tuy nhiên, khoản doanh thu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu.

- Thu nhập khác tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 143,18% so với năm 2011, năm 2013 tăng 98,02% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do các khoản nợ phải thu khó đòi được xử lý, các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng của khách hàng. Cũng giống như doanh thu tài chính thì đây là khoản thu nhập nhỏ, không thường xuyên nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu.

* Chi phí

- Giá vốn hàng bán liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 1,34% so với năm 2011, năm 2013 tăng 11,99% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng của giá vốn hàng bán là do ảnh hưởng của chi phí sản xuất tăng, chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu và tiền lương của nhân công.

Các chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, chi phí thuế TNDN hiện hành tăng qua các năm. Chi phí bán hàng trong

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bánh phồng tôm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu sa giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)