Các công ty tƣ vấn tài chính hiện nay đang hoạt động theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập, điều 2 mục C phần II Thông tƣ số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP; Điều 1 Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
95
sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Điều 1, Điều 3 Quyết định số 47/QĐ-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán.
Bƣớc đầu đã hình thành hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty này, tuy nhiên, việc giám sát và kiểm tra thực hiện cũng nhƣ cơ chế xử phạt còn lỏng lẻo, và kém tính hiệu lực. Hơn nữa, lĩnh vực hoạt động tƣ vấn ở đây chủ yếu tập trung vào tƣ vấn kế toán, tƣ vấn thuế và dịch vụ kiểm toán còn các dịch vụ về quản lý tài chính chuyên sâu nhƣ xây dựng cơ cấu vốn cho doanh nghiệp thì hầu nhƣ hạn chế. Mặt khác, việc thiếu hụt các Công ty nghiên cứu thị trƣờng một cách tổng quát để đƣa ra các hệ số nhƣ hệ số rủi ro của từng công ty, hệ số rủi ro ngành, hay các nhận định mang về thị trƣờng mang tính chuyên môn sâu,..đã gây những khó khăn nhất định cho hoạt động quản trị tài chính trong Công ty. Vấn đề đặt ra nhà nƣớc cần khuyến khích các loại hình doanh nghiệp này phát triển bằng việc ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hay đƣa ra những tiêu chuẩn nhất định cho đội ngũ chuyên gia tƣ vấn, cũng nhƣ có chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này thông qua các chƣơng trình đào tạo của các trƣờng đại học.