Cơcấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết

Một phần của tài liệu Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại việt nam luận văn ths 2015 (Trang 65 - 70)

Để đánh giá thực trạng cơ cấu vốn tại các công ty xây dựng niêm yết, ta xét đến một số chỉ tiêu quan trọng nhất về tài chính và nguồn hình thành lên vốn kinh doanh của các công ty này. Hệ số đòn bẩy tài chính theo giá trị sổ sách của các công ty xây dựng niêm yết giai đoạn 2010 – 2014 có thể minh họa theo biểu đồ sau:

54

Hình 3.9: Cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết giai đoạn 2010 - 2014

(Nguồn: Vietstock.vn 2014)

Biểu đồ trên cho thấy hầu hết các công ty xây dựng niêm yết duy trì hệ số nợ/tổng tài sản lớn hơn 70%, trong đó nợ vay chiếm gần 30%, còn lại là các nguồn vốn chiếm dụng từ bên thứ 3. Đây là một đặc thù của ngành xây dựng, nguồn vốn chiếm dụng lẫn nhau của các bên trong chuỗi giá trị của ngành là rất lớn so với ngành khác, vì vậy đối với các doanh nghiệp xây dựng thì các khoản phải thu và phải trả là rất lớn, đây là một trong những kênh huy động vốn ngắn hạn quan trọng của các doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên việc này cũng dẫn đến những rủi ro hệ thống khiến cho rủi ro của ngành có xu hƣớng cao hơn các ngành khác.

Đáng chú ý là hầu hết nợ vay của các công ty là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn mặc dù có xu hƣớng tăng lên trong những năm gần đây nhƣng vẫn không vƣợt quá 10% tổng tài sản. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hƣởng đến khả năng phát triển bền vững của công ty.

55

Xét về nguồn hình thành, nợ vay của các công ty hoàn toàn là tín dụng ngân hàng, kênh trái phiếu doanh nghiệp gần nhƣ không đƣợc sử dụng. Tính đến hết năm 2014, chƣa có một công ty xây dựng niêm yết nào phát hành trái phiếu để huy động vốn từ kênh này.

So với các ngành khác, hệ số nợ/tổng TS của các công ty ngành xây dựng niêm yết cao thứ hai, chỉ đứng sau ngành tài chính.

Hình 3.10: Hệ số Nợ/Tổng tài sản của các ngành

(Nguồn: Vietstock.vn 2014)

Tỷ lệ nợ cao sẽ có ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả kinh doanh các công ty trong ngành, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, vì biên lợi nhuận của 2 lĩnh vực này tƣơng đối thấp. Ví dụ, nhƣ LM8 có biên lợi nhuận gộp vào khoảng 8% nhƣng chi phí lãi vay đã chiếm 3%. Do đó, điều tiết nợ vay hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với các công ty xây dựng, vì với mức chi phí lãi vay thấp các doanh nghiệp có thể bỏ mức giá thầu hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Xét về sự phù hợp giữa cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản của các công ty xây dựng niêm yết, số liệu qua các năm nhƣ sau:

56

Hình 3.11: Tỷ trọng Nợ dài hạn và Tài sản dàn hạn

(Nguồn: Vietstock.vn 2014)

Mặc dù hệ số nợ của các công ty xây dựng niêm yết là rất cao, trên 70% tổng tài sản, nhƣng nợ dài hạn chiếm chƣa đến 10%. Trong khi đó, tỷ lệ tài sản cố định của các công ty này chiếm từ 17% đến 22% tổng tài sản. Điều này cho thấy các công ty xây dựng đang sử dụng chính sách tài trợ tƣơng đối mạo hiểm, vì một phần tài sản cố định đƣợc tài trợ bởi nguồn ngắn hạn.

Đòn bẩy tài chính của các công ty xây dựng niêm yết cao có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Đánh giá hiệu suất sinh lời của 14 công ty niêm yết vốn hóa lớn nhất năm 2014:

57

Hình 3.12: Hiệu suất sinh lời của 14 công ty xây dựng niêm yết tiêu biểu

(Nguồn: FPT Securities 2014)

HUT và LM8 là 2 doanh nghiệp có ROE cao nhất trong các công ty so sánh, với chỉ số lần lƣợt là 25,3% và 24,8%. Tuy nhiên, 2 công ty này đều có lƣợng vốn chủ sở hữu tƣơng đối thấp so với tổng tài sản. Trƣờng hợp của LM8, doanh nghiệp này chƣa thể tăng vốn đƣợc là do công ty mẹ (TCT Lilama) vẫn không chấp thuận kế hoạch tăng vốn, vì công ty này vẫn đang muốn giữ tỷ lệ nắm giữ hiện tại.

Tuy nhiên, các công ty xây dựng thƣờng sử dụng lƣợng vốn vay rất lớn tài trợ cho hoạt động kinh doanh, do đó ROA sẽ thể hiện tốt hơn hiệu quả hoạt động của ngành so với chỉ số ROE. CTD và FCN là 2 doanh nghiệp có ROA cao nhất lần lƣợt là 6,9% và 6,8%. Đều này cũng đã thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vƣợt trội của 2 công ty. Nhìn chung, các công ty thuộc nhóm xây dựng hạ tầng đa phần đều có ROA (trung bình ROA = 4%) cao hơn so với 2 nhóm công nghiệp và dân dụng (trung bình ROA = 2%). Một phần là do các công trình từ chính phủ nhƣ giao thông đƣờng bộ và các nhà máy điện đều có biên lợi nhuận tƣơng đối cao hơn so với các công trình dân dụng.

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến ROE của một công ty, bao gồm xu hƣớng theo thời gian và kết quả hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh, các nhà phân tích thƣờng sử dụng phƣơng pháp phân tích Dupont, là phƣơng pháp phân tích thành phần

58

của ROE thành một tích số của một chuỗi các tỷ số. Mỗi tỷ số thành phần đều có ý nghĩa riêng, và quá trình này nhằm tập trung sự chú ý của nhà phân tích vào các yếu tố riêng biệt ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động. Phân tích Dupont đối với 14 công ty niêm yết lớn nhất của ngành xây dựng cho kết quả nhƣ sau:

Hình 3.13: Phân tích Dupont 14 công ty vốn hóa lớn nhất ngành xây dựng

(Nguồn: FPT Securities 2014)

Nhƣ đã đề cập ở phần trên, LM8 và HUT có ROE cao nhất trong ngành chủ yếu là nguồn vốn thấp buộc các doanh nghiệp này phải sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. LCG là doanh nghiệp có ROE thấp nhất, đạt 0,3%, nguyên nhân chính là do công ty con licogi 16.8 chịu mức lỗ 18 tỷ ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của công ty mẹ khiến cho tỷ suất LNST chỉ đạt tầm 0,2%. ROE cũng có sự khác biệt giữa những nhóm ngành xây dựng khác nhau do chênh lệch tỷ suất lợi nhuận.

Nhóm xây dựng dân dụng và công nghiệp có ROE trung bình khoảng 10%, còn nhóm hạ tầng, do có biên lợi nhuận cao hơn, nên ROE trung bình của nhóm này đạt 14%.

Một phần của tài liệu Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại việt nam luận văn ths 2015 (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)