Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓNG THẦN (Trang 40 - 43)

Chương 3 Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Việt Nam – chi nhánh Sóng Thần

3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hiện nay, quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 về việc “Ban hành quy chế bảo lãnh” của ngân hàng đã trở nên linh hoạt, có nhiều thay đổi phù hợp hơn so với các quy chế trước đây, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Song cần bổ sung thêm các quy định củ thể về các loại hình bảo lãnh mới khác đã xuất hiện trên thế giới như: bảo lãnh hải quan, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh giao hàng khi thiếu chứng từ sở hữu…nhằm thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế và các ngân hàng Việt Nam có cơ sở pháp lý để tiến hành mở rộng hoạt động bảo lãnh hơn nữa.

NHNN cần đẩy mạnh hoạt động và hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để hổ trợ thông tin cho các ngân hàng trong quá trình thẩm định khách hàng và thẩm định dự án. Nâng cao tầm hoạt động của CIC đảm bảo cung cấp thông tin chính xác cập nhập, nếu khách hàng có vấn đề với một TCTD nào thì các TCTD khác đều được biết. Muốn thực hiện được điều này thì NHNN phải đưa ra những quy định cụ thể về chế tài dành cho những NHTM cố tình che dấu thông tin khách hàng, gây ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của CIC. Như vậy, thông tin ở CIC mới thực sự phát huy hiệu quả của mình và trợ giúp đắc lực cho các NHTM trong quá trình thẩm định khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh.

Ngoài ra, NHNN cần tăng cương công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng. Từ đó đưa ra những đánh giá về tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng, rủi ro mà ngân hàng có khả năng gặp phải,

phát hiện kịp thời những sai sót, tồn tại để có biện pháp đề phòng rủi ro, xử lý sai sót. Để hoạt động thanh tra, giám sát đạt hiệu quả NHNN cần có một đội ngũ cán bộ thanh tra giỏi, có năng lực trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên NHNN cũng không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần

Để hoạt động bảo lãnh ở các chi nhánh của ngân hàng được diễn ra thuận lợi và đem lại lợi nhuận cao thì Ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần cần quan tâm, thực hiện các vấn đề sau:

- Xây dựng một quy trình nghiệp vụ bảo lãnh thống nhất cho cả hệ thống. Quy trình này phải đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nhiệp vụ nhằm phổ biến hướng dẫn các quy định mới đồng thời tạo điều kiện để các chi nhánh trực thuộc có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

- Ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần cần tiếp tục thực hiện hoàn thiện công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học sử dụng trong hoạt động bảo lãnh. Hợp tác với những nhà cung cấp công nghệ uy tín để có được những công nghệ ngân hàng hiện đại và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Ngày nay, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã và đang ngày càng phát triển, có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh, là nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Bảo lãnh vừa là dịch vụ vừa là một sản phẩm tín dụng, đóng góp đáng kể vào thu nhập của ngân hàng và góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tồn tại những rủi ro nhất định, vì vậy để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh mang lại hiệu quả cao thì ngân hàng VCB chi nhánh Sóng Thần cần phải quan tâm chú trọng hơn nữa.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓNG THẦN (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w