0
Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓNG THẦN (Trang 37 -39 )

Chương 3 Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Việt Nam – chi nhánh Sóng Thần

3.3.3.2 Phát triển nguồn nhân lực

Yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành bại của bất kỳ hoạt động kinh tế nào và hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng không ngoại lệ. Các cán bộ ngân hàng chính là người đại diện cho bộ mặt ngân hàng trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc và giao dịch với khách hàng. Hình ảnh của ngân hàng cũng được xây dựng bởi từng cán bộ, nhân viên của ngân hàng đó. Do vậy mà công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo lãnh không chỉ về chuyên môn mà còn về phong cách giao tiếp và đạo đức nghề nghiệp. Để có được lực lượng nhân lực mạnh ngân hàng có thể thực hiện một vài biện pháp sau:

Tiêu chuẩn hóa khâu tuyển dụng:

Được biết, ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần hiện nay đã thực hiện tuyển dụng nhân viên thông qua thi tuyển, với ba vòng thi để lựa chọn những người có đức, có tài cho ngân hàng. Không phải ngẫu nhiên mà khâu tuyển dụng của ngân hàng lại trải qua nhiều vòng thi mà vì ngân hàng đã nhận thấy được tầm quan trọng của tuyển dụng. Nếu tuyển dụng không đạt yêu cầu thì ngân hàng lại mất thời gian và chi phí đào tạo lại. Có thể đề ra các tiêu chuẩn để trở thành các bộ ngân hàng giúp quá trình tuyển dụng diễn ra thuận lợi hơn. Ứng viên cần phải có:

- Được đào tạo chính quy ở các trường đại học uy tín: đây là tiêu chuẩn quan trọng vì hiện nay có rất nhiều trương đại học, cao đẳng đào tạo

sinh viên ngành tài chính ngân hàng, tuy nhiên không phải chất lượng đào tạo ở các trường là như nhau. Những sinh viên được đào tạo ở các trường có uy tín, môi trường tốt, chuyên sâu…đa phần sẽ là việc tốt hơn. Một số trường đại học uy tính trong đào tạo mà ngân hàng có thể tham khảo như: Đại học Ngoại thương, Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế luật, Đại học Kinh tế…

- Trình độ nghiệp vụ, sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp: bất kỳ nghiệp vụ nào của ngân hàng cũng cần có những cán bộ giỏi và nghiệp vụ bảo lãnh cũng không ngoại lệ. Vì thế, để hoạt động bảo lãnh đạt chất lượng cao thì ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên đầy đủ phẩm chất đạo đức cũng như khả năng nghiệp vụ, nắm bắt thông tin và công nghệ.

- Khả năng ngoại ngữ, tin học: trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới, thì ngoại ngữ có vai trò quan trọng không thể thiếu. Là cán bộ ngân hàng thì ngoại ngữ chính là yếu tố mà mỗi người phải trang bị cho mình, không chỉ ngoại ngữ mà trình độ tin học cũng cần được trau dồi, bắt kịp những thay đổi liên tục của công nghệ.

- Khả năng giao tiếp và hiểu biết xã hội: nếu cán bộ ngân hàng có khả năng giao tiếp tốt thì đó chính là thế mạnh trong quá trình làm việc, đặc biệt là tiếp xúc với khách hàng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, quản lý cán bộ:

Ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần nên đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo dài hạn trong và ngoài nước, kết hợp với đào tạo tại chỗ. Ngoài đạo tạo về chuyên môn, ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và pháp luật cho cán bộ ngân hàng. Đồng thời bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao.

Việc bố trí nhân sự hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực và nguyên vọng của mỗi người sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc, phát huy tối đa khả năng của nhân viên.

Chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý:

Ngân hàng xây dựng chính sách đãi ngộ thông qua lương, thưởng, số ngày nghỉ phép hợp lý sẽ kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Chính sách đãi ngộ có thể dựa trên các tiêu chí như hiệu quả công việc, kinh nghiệm, trình độ, thái độ làm việc, thái độ phục vụ khách hàng…Đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc, ngân hàng nên khen thưởng kịp thời nhằm động lực làm việc cao độ cho nhân viên.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓNG THẦN (Trang 37 -39 )

×