Kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội luận văn ths (Trang 84 - 86)

- Bộ Tài chính cần nghiên cứu, đánh giá lại và hoàn thiện cơ chế QLTC đối với CQHCNN, tạo điều kiện tăng cƣờng và hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN

74

tại các cơ quan này. Có thể nói đây là một điều kiện tiên quyết, tạo ra các cơ sở tiền đề phân tích và đánh giá hoạt động chi NSNN, do vậy mới có cơ sở đánh để tăng cƣờng công tác quản lý chi NSNN đối với các CQHCNN nói chung cũng nhƣ đối với Cục Bảo trợ xã hội nói riêng.

- Hệ thống hóa các chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán và thực hiện chi thƣờng xuyên NSNN. Đồng thời, đây cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lƣợng và hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói chung và tại các đơn vị đƣợc phân cấp quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN tại các CQHCNN còn nhiều bất cập, có nhiều khoản chi chƣa có định mức rõ ràng hoặc khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa quá lớn (nhƣ định mức chi lễ kỷ niệm, lễ hội), nhiều định mức xa thực tế nên khó thực hiện nghiêm túc... Do đó, trong thời gian tới Bộ Tài chính cần hoàn thiện và cập nhật hệ thống các định mức và tiêu chuẩn chi tiêu từ NSNN tại các CQHCNN. Để đối phó với tình trạng các nội dung, định mức chi tiêu của NSNN luôn bị lạc hậu và thấp hơn nhu cầu chi thực tế của nền kinh tế, cần nghiên cứu định mức chi theo tỷ lệ (%) với mức lƣơng cơ bản. Đối với những khoản chi chƣa ban hành đƣợc tiêu chuẩn định mức chi tiêu, áp dụng phƣơng pháp quản lý theo đầu ra của công việc.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình ban hành văn bản pháp quy về hoạt động tài chính để giảm thiểu tác động tiêu cực hay tác động phụ từ sự thay đổi chế độ và chính sách tài chính. Có thể thấy các văn bản về chế độ và chính sách tài chính trong thời gian qua đƣợc thƣờng xuyên bổ sung, cập nhật, thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và công tác QLTC là điều hoàn toàn phù hợp, khoa học. Song nhiều sự thay đổi, bổ sung đã gây ra những bất cập, khó khăn cho hoạt động của các đơn vị hành chính Nhà nƣớc. Khắc phục vấn đề này, cần xác định việc hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu đầy đủ, thống nhất, ổn định trong thời gian ít nhất là trung hạn. Trong trƣờng hợp cần điều chỉnh, cần nghiên cứu và đánh giá tác động ngoài ý muốn để có thể triển khai áp dụng một cách khả thi và hiệu quả nhất.

75

- Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cần tích cực hơn nữa trong việc cải cách các thủ tục hành chính trong phạm vi hoạt động tài chính và NSNN để đảm bảo đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Cải cách hành chính không chỉ đảm bảo tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nƣớc thông qua chế độ trách nhiệm và các chế tài quản lý nghiêm minh mà còn góp phần hạn chế tiêu cực trong hoạt động chi tiêu và quản lý chi tiêu NSNN. Đơn giản hóa về quy trình thủ tục hành chính một mặt làm cho mọi chủ thể quản lý dễ hiểu, dễ nhớ và dễ dàng chấp hành; mặt khác sẽ giảm bớt kẽ hở, hạn chế tiêu cực phát sinh thông qua các hình thức "lách luật".

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội luận văn ths (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)