Kinh nghiệm quản lý tài chính của Cục Viễn Thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội luận văn ths (Trang 39 - 40)

Cục Viễn thông thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là Vụ Viễn thông và Cục quản lý chất lƣợng Công nghệ thông tin và truyền thông, kế thừa đƣợc những kinh nghiệm thực thi quản lý Nhà nƣớc của Cục Quản lý chất lƣợng Công nghệ thông tin và truyền thông và kinh nghiệm tham mƣu xây dựng chính sách, văn bản pháp luật của Vụ Viễn thông.

Về cơ chế QLTC, từ năm 2009 Cục chính thức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Từ năm ngân sách 2012 cơ chế QLTC của Cục áp dụng theo Thông tƣ số 188/2011/TT-BTC ngày 19/11/2012 hƣớng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Viễn thông, có quy định: “Cục Viễn thông là cơ quan quản lý Nhà nƣớc, do đặc thù về tổ chức và hoạt động đƣợc áp dụng cơ chế tài chính nhƣ đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động có tính đến các yếu tố về đầu tƣ, chi thƣờng xuyên, lao động, tiền lƣơng”

Từ khi áp dụng cơ chế tự chủ, đơn vị đã mở rộng đƣợc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cụ thể là:

29

Từng bƣớc phân biệt rõ hơn cơ chế quản lý Nhà nƣớc đối với đơn vị sự nghiệp có thu với cơ chế quản lý Nhà nƣớc đối với CQHCNN theo hƣớng cơ quan Nhà nƣớc không làm thay, không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của đơn vị.

Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với sự nghiệp công lập trong tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động gắn với chất lƣợng và hiệu quả công việc, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ có chất lƣợng.

Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị, về sử dụng tổng hợp các nguồn lực của đơn vị để phát triển hoạt động sự nghiệp, chi trả tiền lƣơng, thu nhập gắn với kết quả, năng suất và chất lƣợng công việc.

Các văn bản quy định về định mức thu phí, lệ phí viễn thông theo quy định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền qua từng giai đoạn.

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác QLTC tại đơn vị, Cục đã vận dụng các văn bản quy định về định mức chi nhƣ hệ số lƣơng cấp bậc và mức lƣơng tối thiểu; phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp lãnh đạo, công vụ; định mức tính lƣơng làm thêm giờ; định mức sử dụng ô tô, sử dụng điện thoại; chế độ công tác phí...đồng thời cụ thể hóa ban hành trong các nội dung chi tiết của Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm thực hiện thống nhất, đúng quy định trong toàn Cục.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội luận văn ths (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)