Cục Bảo trợ xã hội đƣợc thành lập từ năm 2008 tại Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH. Theo đó, Bộ trƣởng Bộ LĐTBXH ban hành Quyết định số 179/QĐ-LĐTBXH ngày 25/01/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo trợ xã hội. Trong đó cơ cấu tổ chức của Cục có 05 phòng và tƣơng đƣơng (trong đó có Văn phòng Chƣơng trình MTQG về giảm nghèo).
Ngày 08/5/2009, Bộ trƣởng Bộ LĐTBXH có Quyết định số 579/QĐ- LĐTBXH về việc điều chuyển Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời tàn tật Việt Nam về trực thuộc Cục Bảo trợ xã hội; ngày 22 tháng 3 năm 2010, có Quyết định số 399/QĐ-LĐTBXH về việc thành lập Phòng Tài chính - Kế toán thuộc Cục Bảo trợ xã hội.
Tính đến thời điểm 30/5/2011, Cục có 7 phòng và đơn vị trực thuộc (Văn phòng Cục, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Chính sách xã hội, Phòng Trợ giúp đột xuất, Phòng Công tác xã hội, Văn phòng Chƣơng trình MTQG về giảm nghèo và Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ ngƣời khuyết tật) và đƣợc giao 43 biên chế công chức (tại Quyết định số 598/QĐ-LĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ trƣởng Bộ LĐTB&XH).
Từ tháng 5/2011 đến nay, Cục Bảo trợ xã hội đƣợc Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội giao thêm một số nhiệm vụ để triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chỉnh phủ và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tƣớng Chính phủ cụ thể nhƣ sau:
- Đầu mối tham mƣu và trực tiếp xây dựng và triển khai 03 đề án: đề án cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, đề án quy hoạch phát triển mạng lƣới các cơ sở trợ
38
giúp xã hội và đề án đổi mới chính sách trợ giúp xã hội (thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ ngày 01/11/2012 ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020).
- Trực tiếp theo dõi, triển khai thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt), trong đó có các nhiệm vụ: tham mƣu xây dựng kế hoạch triển khai đề án; khảo sát, đánh giá và thu thập thông tin về ngƣời rối nhiễu tâm trí, ngƣời tâm thần; xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật để trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho ngƣời rối nhiễu tâm trí, ngƣời tâm thần; phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội khu vực để chăm sóc, phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần; nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời rối nhiễu tâm trí, ngƣời tâm thần dựa vào cộng đồng; sơ kết, tổng kết thực hiện đề án và báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ.
- Chủ trì thực hiện dự án “Hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng”, chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Tiêu chuẩn về Hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng (Quyết định 504/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025; Quyết định số 484/QĐ-LĐTBXH ngày 22/4/2011 của Bộ LĐTBXH về việc triển khai nhiệm vụ của Bộ LĐTBXH).
- Bên cạnh các nhiệm vụ phát triển nghề công tác xã hội theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề ánphát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 nhƣ: xây dựng mạng lƣới cán bộ, nhân viên công tác xã hội và hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội thì việc nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với công chức, viên chức trong lĩnh vực công tác xã hội là một nhiệm vụ mới mà đề án phát triển nghề công tác xã hội phải thực hiện.
39
- Thực hiện Quyết định số 128/QĐ-LĐTBXH ngày 11/11/2013 của Bộ trƣởng Bộ LĐTBXH về việc giao nhiệm vụ thực hiện Kết luận của Phó Thủ tƣớng Vũ Văn Ninh, Trƣởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tại cuộc họp về tình hình ngƣời dân di cƣ tự do từ Campuchia về Việt Nam, Cục Bảo trợ xã hội đƣợc giao chủ trì: (1) nghiên cứu chính sách trợ giúp đột xuất để hỗ trợ ngƣời dân di cƣ tự do từ Campuchia về nƣớc gặp khó khăn, (2) nghiên cứu tiểu đề án Đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống sản xuất bền vững cho ngƣời dân di cƣ tự do từ Campuchia về nƣớc gặp khó khăn, (3) xây dựng đề án tổng thể đối với ngƣời dân di cƣ tự do từ Campuchia về nƣớc.