1.3.1.1. Quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước
QLTC theo nghĩa rộng đƣợc hiểu là việc sử dụng tài chính làm công cụ quản lý hệ thống xã hội thông qua việc sử dụng những chức năng vốn có của nó. QLTC theo nghĩa hẹp là quản lý phần đầu vào và đầu ra của ngân sách thông qua các định mức, quy định chi tiêu hiện hành của Nhà nƣớc.
Sự tồn tại và phát triển của Nhà nƣớc đòi hỏi phải có nguồn tài chính đảm bảo để duy trì sự hoạt động bình thƣờng của các cơ quan trong bộ máy Nhà nƣớc. Các CQHCNN có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công, không đòi hỏi ngƣời đƣợc phục vụ phải trả thù lao. Do đó NSNN phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các CQHCNN.
Nhƣ vậy có thể hiểu, QLTC trong CQHCNN là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong CQHCNN để đạt được những mục tiêu đã định.
Đối với CQHCNN, việc quản lý các nguồn kinh phí và sử dụng các nguồn này phục vụ các hoạt động của cơ quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao đó là mục đích của QLTC. QLTC trong các CQHCNN là sự thiết lập hệ thống quản lý thực hiện các phƣơng pháp và biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tác động một cách có ý thức tới hoạt động tài chính nhằm đạt tới mục đích nhất định.
QLTC là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. QLTC đƣợc coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra đƣợc một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phƣơng hƣớng phát triển đã đƣợc hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các CQHCNN có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính.
15
1.3.1.2.Vai trò của quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước
QLTC là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Bởi vì, tài chính biểu hiện tổng hợp và bao quát hoạt động của đơn vị. Thông qua QLTC, chủ thể quản lý không chỉ kiểm soát đƣợc toàn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà còn đánh giá đƣợc chất lƣợng hoạt động của chúng. Tài chính còn biểu hiện lợi ích của các chủ thể tham gia và liên quan đến đơn vị. Thông qua QLTC, chủ thể quản lý sử dụng đƣợc công cụ kích thích lợi ích một cách hữu hiệu.
QLTC ở các CQHCNN cũng có vai trò quan trọng nhƣ thế. Ngoài ra, do hoạt động của các CQHCNN rất đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và theo đuổi không chỉ mục tiêu riêng, mà còn phục vụ mục tiêu chung của toàn xã hội nên QLTC khá phức tạp. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ công và hiệu quả hoạt động của các CQHCNN là những vấn đề còn mang tính phức tạp hơn nữa. Quản lý tốt tài chính của CQHCNN không những góp phần làm giảm bớt các khoản chi NSNN, mà còn khuyến khích cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao cho xã hội với chi phí tiết kiệm.
QLTC với CQHCNN có vai trò trong việc cân đối hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của CQHCNN.
QLTC với CQHCNN góp phần tạo hành lang pháp lý trong việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính của các CQHCNN cụ thể: từ việc xây dựng quan điểm thống nhất, hợp lý các định mức chi tiêu đến việc kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu nhằm phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của về việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, khi xây dựng cơ chế cần quan tâm tới tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ, thống nhất chỉ huy, trách nhiệm thủ trƣởng các đơn vị dự toán và các cấp các ngành trong lĩnh vực quản lý.
Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các CQHCNN liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế-xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân dân. Do đó, nếu tài chính của các CQHCNN đƣợc quản lý, giám sát, kiểm tra tốt, sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa
16
các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính công, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính của đất nƣớc.
Ngoài ra, QLTC các CQHCNN còn cung cấp thông tin để tái cơ cấu hoạt động cung cấp dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao… trong tƣơng quan với sự cạnh tranh của khu vực tƣ nhân.
Nhƣ vậy, QLTC đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các CQHCNN. Đặc trƣng hoạt động của các cơ quan này không trực tiếp sáng tạo ra các giá trị vật chất nhƣng bản thân nó có những ảnh hƣởng nhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng hay chậm chạp. Chính vì thế, kết quả của hoạt động này nhiều khi đƣợc đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính chứ không phải định lƣợng. Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố không thể định lƣợng một cách cụ thể, chính xác: chẳng hạn nhƣ năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sự am hiểu về các lĩnh vực xã hội cơ bản của chủ thể tiến hành hoạt động quản lý Nhà nƣớc.