Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quản lý tài chính tại Cục

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội luận văn ths (Trang 76 - 78)

trợ xã hội

2.3.2.1 Hạn chế trong quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội trong thời gian qua

Bên cạnh những kết quả tích cực đáng ghi nhận, Cục Bảo trợ xã hội còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần đƣợc tháo gỡ và khắc phục, đó là:

Thứ nhất, cơ chế quản lý sử dụng nguồn tài chính có những khâu còn thiếu chặt chẽ, đối với nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN cấp, Cục chƣa lập kế hoạch chi đầu năm theo nhóm mục chi làm căn cứ điều hành hoạt động chi khiến đơn vị bị động trong cân đối nguồn vốn trƣớc những nhu cầu chi đột xuất. Vì chƣa có kế hoạch chi cụ thể theo nội dung kinh tế nên Cục thiếu cơ sở đánh giá tình hình sử dụng nguồn tài chính trong năm của đơn vị có phù hợp với chủ trƣơng phát triển của Cục hay không.

Thứ hai, việc chi lƣơng tăng thêm vẫn dựa vào hệ số lƣơng và phụ cấp chức vụ, nhƣ vậy đối với cán bộ, công chức những ngƣời cùng hệ số lƣơng sẽ nhận thu nhập tăng thêm nhƣ nhau. Cơ chế này chƣa phản ánh toàn diện sự đóng góp của mỗi cá nhân, không tạo động lực khuyến khích cán bộ nâng cao hiệu suất lao động.

Thứ ba, xuất phát từ tình hình nội bộ, nhƣ hạn chế về cơ sở vật chất và năng lực con ngƣời cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả công tác kế hoạch, tài chính của Cục. Hiện tại ở Cục chƣa có cán bộ chuyên trách về Kế hoạch tài chính vì vậy các kế toán viên thuộc phòng Tài chính-Kế toán kiêm nhiệm luôn cả công tác duyệt kế hoạch các hoạt động của các phòng mà mình chuyên quản trƣớc khi trình lãnh đạo phòng, lãnh đạo Cục và cơ quan cấp trên. Vì vậy trong quá trình xét duyệt kế hoạch và xét duyệt quyết toán không thể tránh khỏi một số sai sót nhƣ kế hoạch đôi khi còn chậm tiến độ, kế hoạch giữa các phòng thuộc cục có sự trùng lặp.

3.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội trong thời gian qua

- Số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu, chƣa đáp ứng kịp cho công việc, cán bộ, công chức của đơn vị chủ yếu là cán bộ trẻ chƣa có nhiều kinh nghiệm.

66

- Việc bình xét, khen thƣởng, đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức còn mang tính hình thức. Chƣa có quy chế đánh giá khen thƣởng hoàn chỉnh. Các chỉ tiêu đánh giá chƣa gắn với kết quả đầu ra, hiệu quả công việc.

- Đơn vị chƣa có hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập.

- Sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong Cục còn thiếu chặt chẽ.

- Các văn bản hƣớng dẫn, thông tƣ của Nhà nƣớc thƣờng xuyên thay đổi, có sự thay đổi liên tục, công tác tập huấn không đáp ứng kịp thời gây khó khăn cho đơn vị thực hiện.

- Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN đến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chƣa sâu sắc, chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.

Kết luận chƣơng 3

Chƣơng 3 đề cập đến thực trạng công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. Chƣơng 3 nêu lên quá trình hình thành và phát triển cũng nhƣ chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy quản lý của Cục Bảo trợ xã hội. Chƣơng này còn nêu rõ thực trạng của công tác QLTC của đơn vị.

67

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI - BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ

XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội luận văn ths (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)