Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về quản lý tài chính của Cục

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội luận văn ths (Trang 73 - 74)

trợ xã hội

Kiểm tra, kiểm sát QLTC trong thời gian qua đƣợc thƣờng đƣợc tập trung ở các vấn đề nhƣ: kiểm tra quá trình thực hiện đúng chính sách, văn bản liên quan đến QLTC; phát hiện các sai phạm và xử lý…

Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý thu, chi NSNN tại Cục Bảo trợ xã hội đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách, Luật Kế toán và Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính ban hành quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thu, chi luôn đƣợc Cục Bảo trợ xã hội quan tâm hàng đầu. Chứng từ quyết toán phải qua ít nhất 2 khâu là kiểm tra lần đầu và kiểm tra lại.

+ Kiểm tra lần đầu là công việc của kế toán thanh toán ở phòng Tài chính- Kế toán, Cục Bảo trợ xã hội. Trên thực tế khâu kiểm tra này rất quan trọng bởi tính kịp thời và việc trực tiếp góp phần ngăn ngừa sai phạm ngay từ khi lập chứng từ ban đầu. Các khoản chi tiêu trƣớc khi trình Cục trƣởng phê duyệt đƣợc phòng Tài chính - Kế toán kiểm tra, kiểm soát căn cứ theo các quy định của Nhà nƣớc và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan Cục Bảo trợ xã hội.

Hàng năm sau khi nộp báo cáo quyết toán cho Vụ Kế hoạch-Tài chính, Phòng Tài chính-Kế toán phải tổ chức công khai minh bạch báo cáo quyết toán tại đơn vị. Phải có phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân của việc các khoản chi tiêu chƣa hợp lý, chƣa thực sự hiệu quả.

Đối với các khoản chi trực tiếp đƣợc bộ phận kiểm soát chi của KBNN kiểm soát chặt chẽ theo đúng chế độ chính sách hiện hành, theo đúng hệ thống Mục lục NSNN đến tận các mục, tiểu mục.

Đối với các khoản chi tạm ứng: Hàng tháng phòng Tài chính-Kế toán lập kế hoạch đi công tác, mua nhiên liệu, văn phòng phẩm, chi khác... để gửi ra KBNN Hà Nội (nơi đơn vị giao dịch) xin tạm ứng, hết 6 tháng mới thực hiện quyết toán các khoản tạm ứng này (hoàn tạm ứng). Đôi khi vẫn xẩy ra tình trạng bảng kê thanh toán không đúng với thực tế các khoản chi nhƣng kho bạc vẫn không phát hiện ra.

63

+ Khâu kiểm tra lại thông thƣờng đƣợc thực hiện bởi Kế toán trƣởng của đơn vị nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, đảm bảo tuân theo các quy định về chế độ, chính sách tài chính, đồng thời xem xét lại công tác kiểm tra của kế toán viên..

Hiện nay, theo yêu cầu công tác QLTC, số lƣợng chứng từ kế toán ở các đơn vị phát sinh nhiều nên có những thời điểm khâu kiểm tra chứng từ không kỹ, chƣa kịp thời nên vẫn có những sai sót nhƣ nhầm lẫn nhƣ thiếu chữ ký, ngày tháng cón bị sai lệch.

Tự kiểm tra thƣờng xuyên (kiểm tra nội bộ): Trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị và kế toán trƣởng phải kiểm tra thƣờng xuyên công tác dự toán, công tác phân bổ và công tác tập hợp chứng từ quyết toán của các phòng thuộc Cục.

Kiểm tra định kỳ công tác dự toán, phân bổ và quyết toán theo kế hoạch (không thƣờng xuyên): Công tác kiểm tra hàng năm đều đƣợc lập kế hoạch và tiến hành theo đúng trình tự quy định..

Nội dung kiểm tra công tác tài chính kế toán bao gồm việc lập dự toán (căn cứ xác lập dự toán), phân bổ và giao dự toán, chấp hành ngân sách, mua sắm tài sản, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán và các quy định pháp luật hiện hành về kế toán nhƣ: việc lập, thu thập xử lý chứng từ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ và khóa sổ, lập báo cáo tài chính, thực hiện kiểm kê tài sản, kiểm tra tổ chức bộ máy, ….

Bên cạnh đó, cơ quan Cục Bảo trợ xã hội còn chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan khác nhƣ Kiểm toán Nhà nƣớc, Thanh tra Bộ Tài chính…

Cục Bảo trợ xã hội luôn chấp hành tốt các quy định về chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nƣớc, đảm bảo khách quan từ khâu tổ chức thực hiện kiểm tra đến khâu đƣa ra kết luận về kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội luận văn ths (Trang 73 - 74)