III Phương tiện vận tải 1 Tàu chở dầu HH
3.4.2. Về phía Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà.
Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐ trong hoạt động quản lý.Đồng thời, cần có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như những chuẩn mực, chế độ tài chính kế toán của Nhà nước.Bên cạnh quá, trên cơ sở những bất cập trong thực tế hoạt động Công ty phải kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách, chế độ kế toán của Nhà nước.
Bên cạnh đó yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng, tất cả các giải pháp chỉ có khả năng thực hiện tốt và có hiệu quả khi yếu tố con người được chủ trọng và quan tâm hàng đầu vì trong mọi vấn đề thì con người luôn là yếu tố trung lập. Chính vì vậy ngoài việc kiểm tra, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên kế toán, Công ty cũng cần chú trọng việc rèn luyện các yếu tố khác như đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, tư tưởng và bản lĩnh chính trị cho từng cán bộ, nhân viên kế toán. Công ty cần thực hiện các hình thức khen thưởng, đối với những nhân viên thực hiện tốt và có những sáng tạo trong công việc của mình, khiến họ có có tinh thần và có trách nhiệm trong công việc.
Nâng cao nhận thức về vai trò thông tin kế toán: Giám đốc và kế toán trưởng trong doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò, tác dụng của thông tin kế toán trong quản lý doanh nghiệp, qua đó mới thấy rõ sự cần thiết của việc phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán. Từ đó chủ động xây dựng một hệ thống kết hợp kế toán tài chính – kế toán quản trị phù hợp với doanh nghiệp để đưa ra nguồn cung cấp thông tin kế toán tài chính chính xác, kịp thời hiệu quả phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý. Góp phần xây dựng va hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp, đảm báo sự kết nối giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những thực trạng về kế toán TSCĐ đã đưa ra ở Chương 2 của Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà làm căn cứ để đưa ra những vấn đề đạt được và những tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ. Từ đó đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ trên phương diện kế toán tài chính về các mặt hạch toán, sổ sách, chứng từ, phân công trách nhiệm trong quản lý nhằm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các Doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà” học viên còn có những hạn chế nhất định về mặt thời gian, không gian và bản thân năng lực của tác giả, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và học viên chắc chắn cần nỗ lực bổ sung, hoàn thiện trong tương lai.
Những nội dung trình bày trong luận văn “ Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà” đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra cụ thể là:
Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến kế toán TSCĐHH trên cơ sở các văn bản pháp luật được ban hành mới.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân tích thực trạng kế toán TSCĐHH tại Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà.Từ những phân tích đó, đã đưa ra những kết luận về ưu nhược đang tồn tại tại Công ty. Luận văn đã căn cứ vào những kiến thức lý luận dựa trên các văn bản hướng dẫn của Nhà nước về kế toán TSCĐHH, để đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những nhược điểm đã nêu.
Từ việc nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà, học viên xin đề cập một số vấn đề xung quanh công tác kế toán TSCĐ mà trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu như sau: đặc biệt chú trọng nghiên cứu Kế toán quản trị TSCĐ vì nó là công cụ thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nội bộ Công ty. Kế toán quản trị có quan hệ chặt chẽ với kế toán tài chính trong việc thu thập và cung cấp thông tin ban đầu nhưng có sự độc lập nhất định với kế toán tài chính. Kế toán tài chính và kế toán quản trị khách nhau về đối tượng cung cấp thông tin, về nguyên tắc và phương pháp kế toán. Kế toán quản trị TSCĐ cung cấp thông tin cụ thể, kịp thời cho quản lý về số lượng, giá trị, chất lượng, tình trạng kỹ thuật và năng lực sản xuất của TSCĐ, từ đó phục vụ cho việc ra quyết định liên quan đến đầu tư, điều chuyển, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị TSCĐ xong do trình độ và hiểu biết có hạn nên học viên không đưa ra được nhiều giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ trên phương diện kế toán quản trị.
Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả vẫn chưa đề cập đến các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp. Trên thực tế việc đánh giá tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ mới chỉ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình sử dụng TSCĐ hiện đại của Công ty, đánh giá tính hợp lý hay bất hợp lý trong việc đầu tư và sử dụng TSCĐ mà chưa chỉ ra được những ảnh hưởng của nó tới hiệu quả hoạt động SXKD. Đây là vấn đề mà trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ của học viên còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính chất thực thi hơn.