III Phương tiện vận tải 1 Tàu chở dầu HH
3.4.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán góp phần yạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán.
Hệ thống pháp luật về kế toán chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay có thể phân ra 3 tầng pháp lý sau: thứ nhất là Luật Kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, Thứ hai là hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thứ ba là Chế độ, hướng dẫn kế toán cụ thể.
Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán do Quốc hội ban hành ( Ngày 17/6/2003 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XI), có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004. Luật Kế toán quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nền tảng để xây dựng Chuẩn mực kế toán và chế độ hướng dẫn kế toán.
Sau khi Luật kế toán được ban hành, Chính phủ cũng đac ban hành các Nghị định nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều của Luật kế toán. Đồng thời, trên cơ sở những quy định chung ở Luật kế toán, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ra các quyết định ban hành 26 chuẩn mực kế toán quy định những nguyên tắc và phương pháp, kế toán cơ bản làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập Báo cáo tài chính.
Chế độ kế toán là những văn bản kế toán quy định và hướng dẫn các vấn đề cụ thể về nghiệp vụ kế toán ( Nội dung, phương pháp kế toán cụ thể về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính…). Hiện nay Nhà nước ta đã ban hành 2 chế độ kế toán ( theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC) làm cơ sở cho các doanh nghiệp tổ chức HTKT một cách khoa học, thống nhất.
Luật kế toán, các Nghị định, Chuẩn mực, chế độ kế toán đã ban hành phần nào đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển nền kinh tế đất nước đã góp phần cho hoạt động kế toán của Việt Nam phát triển sẽ theo kịp các nước có nền kinh tế thị trường. Đồng thời tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, trong những năm tới, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời phải đối mặt với không ít thách thức khó khăn. Do đó, tiếp tục hoàn thiện khôn khổ pháp lý về kế toán là công việc hết sức cần thiết, góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh, và hỗ trợ cho
việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán. Để làm được điều đó, đòi hỏi Nhà nước ta cần tiếp tục rà soát cập nhật và hoàn thiện nội dung của 26 Chuẩn mực kế toán đã ban hành, hoàn chỉnh, bổ sung những điểm còn chưa phù hợp hoặc chưa thống nhất do các Chuẩn mực được ban hành thành 5 đợt trong 5 năm khác nhau. Những điểm chưa phù hợp còn do trong thời gian qua Chuẩn mực kế toán quốc tế đã có những thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải cập nhập đảm bảo sự nhất quán với Chuẩn mực kế toán quốc tế mới nhất. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo, ban hành mới các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cần thiết cho nền kinh tế trên cơ sở Chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về vai trò của kế toán đối với doanh nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh việc ban hành và hoàn thiện Luật kế toán, các Chuẩn mực, Chế độ kế toán,… Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ chế độ, chuẩn mực cho người dân nói chung và những người làm nghề kế toán nói riêng, đặc biệt cho chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm định hướng cho sự phát triền của doanh nghiệp và chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy nếu chủ doanh nghiệp nhận thức rõ được vai trò của kế toán thì công tác kế toán trong doanh nghiệp sẽ được chú trọng đúng mức.
Thứ ba, tiếp tục cải cách, hình thành và phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Trước hết phải quy định rõ chức năng nhiệm vụ của Hội đồng quốc gia về kế toán và mối quan hệ giữa hội đồng với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động nhằm giảm tính công quyền và nâng cao tính nghề nghiệp trong quản lý hoạt động kế toán, kiểm toán. Tiếp theo là hỗ trợ Hội kế toán Việt Nam nâng cao tính nghề nghiệp trong hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ tư, phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, mở rộng thị trường kế toán, kiểm toán, đa dạng hóa dịch vụ; nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.
trình hội nhập kế toán, kiểm toán.