X 100 Thời gian trích khấu hao
2.3.2. Kế toán chi tiết TSCĐ tại Công ty TNHH vận tải thủy bộ HảiHà
Trên cơ sở việc phân loại TSCĐ hữu hình thì toàn bộ TSCĐ hữu hình của Công ty được theo dõi chặt chẽ cả ba loại: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Nhờ đó phản ánh được tổng số vốn đầu tư mua sắm TSCĐ và trình độ trang bị, hiện trạng cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà, TSCĐ được xác định đúng nguyên giá ngay khi nhận về, đây là bước khởi đầu quan trọng giúp Công ty có thể hạch toán chính xác TSCĐ theo đúng giá trị của nó. Mọi TSCĐ đều được quản lý theo hồ sơ, ghi chép trên sổ sách kế toán cả về số lượng lẫn giá trị, không chỉ theo dõi trên tổng số mà còn theo dõi riêng trên từng loại thậm chí theo từng tài sản, không chỉ quản lý theo địa điểm sử dụng TSCĐ. Bằng những biện pháp này, không chỉ mang tính hình thức quản lý số lượng tài sản mà nó thực sự có ý nghĩa trong việc theo dõi, sử dụng tài sản, bảo dưỡng kịp thời theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Trong khi sử dụng mọi TSCĐ được tính và trích khấu hao đầy đủ đưa vào chi phí, giá thành theo tỷ lệ Nhà nước quy định, đồng thời xác định mức hao mòn và giá trị còn lại để có kế hoạch đầu tư đổi mới. Ngoài ra hàng năm Công ty còn tiến hành kiểm kê TSCĐ vào cuối năm, vừa để kiểm tra TSCĐ về mặt hiện vật, vừa xử lý trách nhiệm vật chất đối với các trường hợp hư hỏng, mất mát một cách kịp thời và đúng chế độ quy định.
Trong quá trình hạch toán chi tiết TSCĐ, kế toán không tiến hành lập thẻ chi tiết cho tất cả các TSCĐ hữu hình mà chỉ lập thẻ chi tiết TSCĐ hữu hình cho những tài sản quan trọng, có giá trị lớn như nhà kho, cây xăng, tàu, xe bồn. Sổ TSCĐ hữu hình được lập chung cho tất cả TSCĐ hữu hình trong Công ty. Bên cạnh đó nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ hữu hình phát sinh trong tháng sẽ dược ghi nhận vào Bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình của tháng đó. Bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình được lập bao gồm các nội dung: tăng, giảm nguyên giá, thời điểm, thời gian, phương pháp tính khấu hao, nguyên nhân giảm TSCĐ hữu hình, giá trị thu hồi.