3.3.2.1 Những tồn tại, hạn chế chủ yếu
Mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣng chƣơng trình hoạt động và hiệu quả vẫn gặp một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện:
Nhìn nhận dƣới góc độ quản lý kinh tế, VHDN của Công ty VN TELCOM đƣợc biểu hiện cụ thể ở phƣơng hƣớng kinh doanh , hệ thống sản phẩm, phƣơng thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
- Phƣơng hƣớng kinh doanh:
Phƣơng hƣớng kinh doanh bao gồm: mục đích kinh doanh và triết lý kinh doanh. Phƣơng hƣớng kinh doanh có vai trò định hƣớng phát triển kinh doanh của công ty, quyết định rất lớn đến thành công của công ty trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy có mục đích kinh doanh rõ ràng : Công ty luôn hoạt động trên cơ sở kết hợp mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp với lợi ích của ngƣời lao động.
69
Song hiện nay, công tác xây dựng và phổ biến triết lý kinh doanh của Công ty đang gặp khó khăn:
Thứ nhất, sự nhận thức chưa đầy đủ về triết lý kinh doanh
Vấn đề này đƣợc nhìn nhận từ cả hai phía: từ phía ban lãnh đạo Công ty trong việc chƣa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc xây dựng và phổ biến triết lý kinh doanh cho ngƣời lao động; Từ phía ngƣời lao động trong việc hiểu và nhận thức đúng đắn về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền triết lý kinh doanh trong toàn công ty.
Việc tuyên truyền triết lý kinh doanh có tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bởi nó có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng các thành viên hoạt động theo đúng mục tiêu của doanh nghiệp. Song do chƣa nhận thức đúng đắn vấn đề trên, hiện nay công tác tuyên truyền triết lý kinh doanh trong toàn công ty vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Công ty đã có triết lý kinh doanh song vẫn chỉ dừng lại ở hình thức khẩu hiệu mà chƣa đƣợc ban hành thành văn bản và phổ biến rộng rãi trong toàn công ty. Công ty chƣa chú trọng nghiên cứu nhằm tìm ra các hình thức tuyên truyền triết lý kinh doanh hiệu quả. Hạn chế này thực tế đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý trong việc định hƣớng kinh doanh đến từng bộ phận, từng thành viên trong Công ty, đến thái độ và tinh thần làm việc của ngƣời lao động.
- Hệ thống sản phẩm:
Công ty thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm để cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc. Tuy nhiên, Công ty chƣa có thói quen đặt chất lƣợng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh, chữ tín trong kinh doanh chƣa cao, ít đầu tƣ đổi mới về sản phẩm, dịch vụ cung cấp.Hiện nay Công ty vẫn chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng cho mình trên thị trƣờng. Công ty cũng chƣa thực sự chú trọng đến công tác nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
70
sau bán hàng: thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về chât lƣợng sản phẩm sau khi sử dụng( hài lòng hay phàn nàn), đánh giá thái độ của khách hàng từ đó tìm ra giải pháp khắc phục.
- Phƣơng thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp:
+ Việc tuyển dụng, thu hút lao động chƣa đề cao khả năng của ngƣời lao động, chƣa căn cứ vào yêu cầu công việc cũng nhƣ kế hoạch kinh doanh.
+ Chƣơng trình tạo động lực cho ngƣời lao động còn nhiều tồn tại. Công cụ khuyến khích nhân viên mới chỉ dừng lại ở hình thức vật chất nhƣ tiền thƣởng hàng quý, cuối năm còn các nhu cầu cao hơn của ngƣời lao động nhƣ cầu thể hiện mình, nhu cầu thăng tiến thì chƣa đƣợc chú trọng.
+ Tác phong của CB CNV: Tác phong làm việc của CB CNV của một tổ chức chính là sự biểu hiện nền tảng văn hóa của tổ chức đó. Nhìn từ góc độ quản lý kinh tế , tính kỷ luật, năng động, sáng tạo , giao tiếp lịc sự của CB CNV trong một tổ chức là những biểu hiện đặc trƣng cho văn hóa của tổ chức đó.
- Ý thức gắn bó của CB CNV đối với Công ty
Theo quan điểm của cán bộ quản lý, CB CNV gắn bó với Công ty với nguyên nhân chủ yếu là họ không muốn thay đổi, ngại đối mặt với sự rủi ro.
- Văn hóa kinh doanh chƣa đạt đƣợc tiêu chuẩn cao về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
-Văn hoá lãnh đạo chƣa chuyên nghiệp, thiếu kiến thức kinh doanh, quản lý theo kinh nghiệm, thiếu trang bị về thông tin, trình độ sử dụng công nghệ, chƣa đáp ứng những đòi hỏi của nhà lãnh đạo thế kỷ XXI
-Đặc tính tổ chức mang nặng tính thuận tiện, chƣa có qui trình, chuẩn mực cụ thể qui định, động viên hành vi cá nhân và tổ chức do đó chƣa phát huy đƣợc vai trò cá nhân và tập thể, kém năng động, không thích nghi kịp những đòi hỏi của đổi mới.
71
đầu tƣ vào nguồn nhân lực và công nghệ để phát triển lâu dài.
- Chƣa có thói quen marketing hình ảnh của doanh nghiệp - tạo thƣơng hiệu & quan hệ công chúng(PR).
3.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
VN TEL COM mới đƣợc thành lập và đi vào hoạt động hơn 8 năm, đây lại là một doanh nghiệp tƣ nhân, quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính và nhân lực hạn chế. Chính vì thế kinh nghiệm trong kinh doanh trong đó có kinh nghiệm xây dựng VHDN cũng nhƣ nguồn lực của Công ty là rất hạn chế.
Là doanh nghiệp mới thành lập, chủ doanh nghiệp tự bỏ vốn ra kinh doanh nên mục tiêu đầu tiên của Công ty là thâm nhập thị trƣờng, kinh doanh phải có lời trong ngắn hạn rồi mới đến dài hạn để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì thế, sự tập trung công sức, nguồn lực cho xây dựng VHDN không phải là ƣu tiên hàng đầu của lãnh đạo Công ty.
- Từ phía lãnh đạo Công ty:
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của VHDN đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty nhƣng cho đến nay ban lãnh đạo Công ty VN TELCOM vẫn chƣa tìm ra đƣợc giải pháp nhằm thúc đẩy công tác thực hiện,xây dựng và phát triển VHDN một cách hiệu quả. Qúa trình xây dựng VHDN tại Công ty vì thế còn lúng túng, vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm, đôi khi mang tính tự phát, nặng về cảm tính hơn là dựa trên một cơ sở lý luận vững chắc. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa Công ty VN TELCOM với các công ty thành công trong XD VHDN trong ngành điện tử viễn thông chƣa đƣợc triển khai thực hiện. Công ty hầu nhƣ chƣa tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên về VHDN , xây dựng và phát triển VHDN.
Một khía cạnh khác, ban lãnh đạo công ty chƣa nhận thức đúng tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác phổ biến triết lý kinh doanh trong toàn
72
công ty hay nói cách khác, sự chia sẻ mục tiêu, nhiệm vụ cũng nhƣ những cơ hội đối với CB CNV công ty còn thấp là nguyên nhân chính dẫn tới sự hiểu biết không đầy đủ của CB CNV về chiến lƣợc, mục tiêu của công ty.
- Từ phía CB CNV công ty:
Nhận thức của CB CNV có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác thực hiện, xây dựng và phát triển VHDN. Nếu CBCNV hiểu đƣợc giá trị đích thực , mức độ quan trọng, vai trò to lớn của VHDN đối với sự thành công của công ty thì họ sẽ là nhân tố thúc đẩy quá trình xây dựng một nền VHDN vững mạnh.
Bên cạnh đó, ý thức xây dựng của CB CNV tại công ty chƣa thật cao.Họ chƣa có nhu cầu mạnh mẽ về sự cần thiết phải XD VHDN . Theo họ, từ trƣớc đến nay, khi chƣa ai nói đến VHDN thì công ty vẫn phát triển bình thƣờng, do đó việc có XD VHDN hay không cúng chẳng ảnh hƣởng gì đến công ty cũng nhƣ lợi ích của họ. Hoặc có một số nhân viên coi XD VHDN là việc của lãnh đạo các cấp, còn bản thân thì cố gắng thực hiện đúng các quy định, vì thế, việc tham gia xây dựng và duy trì VHDN của bộ phận nhân viên này là rất hạn chế.Trên thực tế, các giá trị niềm tin, sự trung thành, gắn bó chƣa xuất phát từ tình yêu, lòng tự hào với công ty mà chủ yếu là do sự ổn định, không thích thay đổi.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát chƣa thực hiện tốt:
Đối với một doanh nghiệp, hệ thống các quy tắc, nội quy có vai trò rất quan trọng trong việc đƣa mọi hoạt động của doanh nghiệp đi theo đúng định hƣớng, mục tiêu kinh doanh mà ban lãnh đạo đã đề ra.Hiện nay, tại công ty VN TELCOM đã lập một ban thanh tra, kiểm tra, giám sát nhƣng hiệu quả chƣa cao. Công ty chƣa có những mức phạt cụ thể đối với những trƣờng hợp vi phạm nguyên tắc, nội quy của công ty.
73
Lối sống luôn hƣớng tới sự hài hòa trong mối quan hệ của ngƣời Việt Nam dẫn tới phong cách ứng xử trong công việc: trọng tình cảm hơn lý trí, ngại phê bình. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự thiếu nghiêm khắc trong các hình thức kỷ luật.
Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế của Việt Nam nhìn chung chƣa thật sự minh bạch, thiếu nhất quán, tính khả thi hạn chế khó tiên liệu đƣợc thì DN, đặc biệt là không ít doanh nghiệp tƣ nhân buộc phải tự bảo vệ mình bằng cách không làm lớn, không làm lâu dài và không nói thật. Những điều này lâu dài tạo nên văn hóa không tốt cho doanh nghiệp. Yếu kém của hệ thống hành pháp và chế tài thực thi luật pháp, tham nhũng cũng là cản trở trong XD VHDN ở Việt Nam nhất là với các doanh nghiệp tƣ nhân có quy mô nhỏ.Tính thiếu minh bạch của môi trƣờng thể chế gây ra hàng loạt các trở ngại cho doanh nghiệp tƣ nhân, nhƣ mất thời gian và chi phí để giải quyết các vấn đề với các cơ quan công quyền; các khó khăn nảy sinh trong các chính sách, luật pháp và thể chế ở trung ƣơng lẫn địa phƣơng; sự bất bình đẳng trong cạnh tranh với các DNNN; khó tiếp cận thông tin về luật pháp và thể chế; cách giải quyết của các cơ quan công quyền thiếu nhất quán và chƣa hợp lý
- Giáo dục về trách nhiệm xã hội, ý thức cộng đồng chƣa đem lại hiệu quả cao đối với mỗi ngƣời công dân Việt Nam. Một ngƣời chƣa có ý thức cao trong đời sống cộng đồng nhƣ việc bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên, thì cũng rất khó trong việc kinh doanh có trách nhiệm với xã hội.
74
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VIỆT NAM
4.1 Bối cảnh mới và tác động của nó đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học,quản lý ở Việt Nam đã nghiên cứu và chỉ ra những tác động của toàn cầu hoá đối với kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá của Việt Nam.
- Tác động về kinh tế
Không ai có thể phủ nhận đƣợc rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế và đổi mới công nghệ.
Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có nhiều công ty nƣớc ngoài vào đầu tƣ, thƣơng mại phát triển xuyên biên giới,…. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực nhƣ AFTA, WTO… Đây là cơ hội để các ngành kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
Thách thức lớn nhất về kinh tế do toàn cầu hóa mang lại với các doanh nghiệp của Việt Nam là cạnh tranh trên thị trƣờng(trong nƣớc và Quốc tế) ngày càng khốc liệt.Để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp trong ngành điện tử viễn thông nói riêng phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.
75
Toàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam giao lƣu với các nƣớc trên thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao. Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới đang đứng trƣớc những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng,… Đặc biệt toàn cầu hoá kinh tế cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trƣờng của đất nƣớc đã làm nảy sinh tƣ tƣởng thực dụng ở không ít ngƣời, trong đó có các nhà quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ nhân viên của doanh nghiệp.Tƣ tƣởng này phản ánh tính ngắn hạn , chụp giật trong kinh doanh, hoàn toàn không thích ứng với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.Chính vì thế, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở lên cần thiết hơn bao giờ hết nhƣng cũng khó khăn hơn bao giờ hết.
- Tác động về văn hoá
Sự giao lƣu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam nhƣ: một số giá trị văn hoá truyền thống không đƣợc bảo tồn, gìn giữ; một số ngƣời thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,…Thực tế đặt ra yêu cầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp một mặt phải giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, mặt khác phải tiếp thu những thành tựu trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các công ty nƣớc ngoài…
Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Nam là mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Điều quan trọng là các Doanh nghiệp phải biết khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá để tạo ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực đó mà trƣớc hết là tạo ra và duy trì văn hóa doanh nghiệp của Doanh nghiệp mình.
76
Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn mới của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa . Trƣớc hết đó là thực hiện ba đột phá chiến lƣợc:1,Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa , trọng tâm là tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;2, Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao;3,Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Đồng thời thực hiện đổi mới mô hình tăng trƣởng, tái cấu trúc nền kinh tế , đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức; Hội nhập quốc tế mà trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng và toàn diện. Đay là cơ hội hết sức to lớn để các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và hoàn thiện VHDN, nhƣng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xây dựng và duy trì VHDN của mình.