1.2.4.1 Các tiêu chí định tính
-Phân tích, đánh giá đúng các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.
-Xác định rõ và sát thực tế giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
- Đánh giá đúng văn hóa hiện tại của doanh nghiệp và xác định khách quan khoảng cách giữa giá trị doanh nghiệp hiện có và những giá trị doanh nghiệp mong muốn.
25
1.2.4.2 Các tiêu chí định lượng
Các tiêu chí liên quan trực tiếp đến VHDN
-Kiến trúc của doanh nghiệp: Nơi làm việc đƣợc bày trí nhƣ thế nào? - Sản phẩm: Chất lƣợng và lợi ích của sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng ở mức độ nào?
- Máy móc, công nghệ: Máy móc, công cụ làm việc có đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc và có đƣợc vệ sinh,bảo trì, bảo dƣỡng tốt không?
- Các nghi lễ: Các nghi lễ có đƣợc tổ chức đầy đủ và chuyên nghiệp không?
- Biểu tƣợng: Công ty có logo và nhân viên Công ty có hiểu đƣợc ý nghĩa của logo không?
- Ngôn ngữ, khẩu hiệu:Công ty có khẩu hiệu không và nếu có thì có nhất quán với các biểu tƣợng, sứ mệnh, tầm nhìn của Công ty không?
- Sứ mệnh của tổ chức, triết lý kinh doanh:Công ty có bản sứ mệnh, triết lý kinh doanh không và nếu có thì đã đƣợc triển khai cho nhân viên chƣa?
-Quy trình, thủ tục hƣớng dẫn, các biểu mẫu: Công ty đã có những văn bản quy trình quản lý chƣa?
- Phong cách lãnh đạo: Lãnh đạo quản lý theo phong cách nào?
- Sự phân chia quyền lực: Công ty đã có bản phân chia quyền lực chƣa? - Lý tƣởng: Nhân viên có lý tƣởng phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp chƣa?
- Niềm tin: Nhân viên có tin vào tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp không? Và mức độ thỏa mãn về các chế độ của công ty đối với nhân viên nhƣ thế nào?
- Chuẩn mực đạo đức: Công ty có quy định về chuẩn mực đạo đức không? và nếu có thì nhân viên có hiểu và cho đó là đúng không?
26 Kết quả hoạt động kinh doanh -Thị phần của doanh nghiệp
- Năng suất lao động và đời sống của ngƣời lao động -Doanh thu và lợi nhuận
-Đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc -Đóng góp cho cộng đồng.
1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.2.5.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp(khách quan)
Các yếu tố khách quan là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc, nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hƣớng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc các nhân tố này, xu hƣớng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Nghiên cứu những yếu tố này, doanh nghiệp không nhằm để điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với môi trƣờng bên ngoài
-Môi trƣờng kinh doanh
Tác động của môi trƣờng kinh doanh nhƣ cơ chế, chính sách của nhà nƣớc , pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức cũng đang tạo ra những rào cản nhất định cho việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa kinh doanh nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng.
Tác động tiêu cực lớn nhất của cơ chế thị trƣờng đến văn hóa doanh nghiệp chính là sự chao đảo các hệ thống giá trị trong mỗi con ngƣời nói
27
riêng và xã hội nói chung.Hơn nữa, môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam không ổn định, Luật và các chính sách thuộc môi trƣờng kinh tế thƣờng xuyên thay đổi nên khó có thể giữ đƣợc chữ tín, đây chính là lý do để cá nhân hoặc doanh nghiệp chống chế với những sai sót.
-Khách hàng và đối thủ cạnh tranh:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình các doanh nghiệp luôn có những mối quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp khác nhƣ: quan hệ giữa một bên là nhà cung ứng với một bên là ngƣời sản xuất, giữa ngƣời bán hàng và ngƣời mua hàng, giữa ngƣời cung ứng vốn và ngƣời đi vay,giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Song song với các quan hệ đó thì những nét văn hóa của các bên cũng đƣợc thể hiện và giao lƣu với nhau. Và cũng chính vì vậy mà có những giá trị, những chuẩn mực, những nguyên tắc mà ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp bị ảnh hƣởng và cảm thấy phù hợp với doanh nghiệp mình và có thể chia sẽ cùng nhau thì họ có thể sẽ tiếp thu và vận dụng vào doanh nghiệp mình, từ đó tạo nên những nét văn hóa cho doanh nghiệp.
- Hội nhập quốc tế
Những giá trị văn hóa đƣợc tiếp nhận trong quá trình giao lƣu với nền văn hóa khác.Ngày nay ngoài sự giao lƣu, quan hệ hợp tác giữa các vùng miền thì xu thế hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra trên khắp hành tinh. Các quốc gia trên thế giới đã và đang thiết lập các mối quan hệ song phƣơng, đa phƣơng rất mạnh mẽ. Song song với hội nhập, hợp tác về kinh tế, về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo... các nền văn hóa giữa các quốc gia cũng đƣợc giao lƣu, hội nhập, giao thoa với nhau. Quá trình giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến nền văn hóa của các quốc gia. Để có thể hợp tác thì các bên đều tìm hiểu và nghiên cứu rất kỹ lƣỡng những nét văn
28
hóa của đối tác và dần dần thì những giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của các nền văn hóa khác cũng tác động, ảnh hƣởng đến nền văn hóa trong nƣớc. Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc nên khi có sự giao lƣu, giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia thì văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ chịu tác động và ảnh hƣởng của sự giao thoa đó.
- Cộng đồng xã hội,cơ quan truyền thông
Cộng đồng xã hội,cơ quan truyền thông mang đến cho DN rất nhiều cơ hội nhƣng cùng với đó là không ít thách thức, đặc biệt là trong kỷ nguyên “kỹ thuật số”. Nó có thể giúp hình ảnh của DN lan tỏa nhanh chóng hơn, nhƣng ngƣợc lại cũng có thể loại bỏ hình ảnh của doanh nghiệp khỏi sự quan tâm của công chúng.
Để có đƣợc niềm tin của cộng đồng đối với thƣơng hiệu của DN là cả một chặng đƣờng dài, đòi hỏi sự đồng nhất trong chiến lƣợc phát triển và hoạt động của cả một bộ máy. Và khi đã xây dựng thành công uy tín trên truyền thông và trong cộng đồng xã hội thì đó sẽ là một tài sản vô giá giúp DN thực hiện các chiến lƣợc tiếp theo một cách dễ dàng.
1.2.5.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp(chủ quan)
Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phản ánh thực lực cuả doanh nghiệp trên thị trƣờng, đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh đúng đắn,xây dựng đƣợc VHDN có tính khoa học và khả thi.
Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm : Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con ngƣời, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu .
29
- Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu,vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp … Doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ đúng hạn sẽ tạo đƣợc niềm tin đối với đối tác,nhà cung cấp…
- Tiềm năng về con ngƣời : Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp trung thành, luôn hƣớng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi, có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh …
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì các nhóm nhƣ là các bộ phận, phòng ban... sẽ có những nét văn hóa riêng mà đƣợc các thành viên trong nhóm đó chia sẻ. Những nét văn hóa đó xuất hiện từ những kinh nghiệm của một số thành viên trong tập thể và khi những giá trị, những nguyên tắc, quan điểm, chuẩn mực của các tập thể đó có những nét mà các thành viên trong doanh nghiệp có thể đồng thuận và cùng chia sẽ thì nó sẽ trở thành văn hóa của doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý cuả khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố đinh mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nhà xƣởng, các thiết bị chuyên dùng … Điều đó thể hiện thế manh của doanh nghiệp , quy mô kinh doanh cũng nhƣ lợi thế trong kinh doanh …
- Năng lực khoa học công nghệ
Luôn bắt kịp những đổi mới của khoa học công nghệ để phục vụ hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm mới, hiện đại ra thị trƣờng sẽ làm
30
tăng khả năng cạnh tranh và chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trƣờng và tạo lòng tin cho khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. - Nhà lãnh đạo – Ngƣời tạo ra nét đặc thù của Văn hóa doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo, ngƣời sáng lập, ngƣời tạo ra nét đặc thù: Ngƣời sáng lập ra doanh nghiệp là ngƣời ghi lại dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa doanh nghiệp và tạo ra nét đặc thù cho văn hóa doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ. Văn hóa doanh nghiệp cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo. Cần phải tăng cƣờng tiếp xúc giữa lãnh đạo và nhân viên để làm tăng giá trị, niềm tin và mối quan hệ gắn bó.
- Tiềm lực vô hình : Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trƣờng, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hƣởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng.Trong mối quan hệ thƣơng mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo nguồn cũng nhƣ khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trƣờng kinh doanh …Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng hay mức độ nổi tiếng cuả nhãn hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của ngƣời lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội.
1.3. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bài học rút ra cho công ty Cổ phần Đầu tư Thiết bị Điện tử Viễn thông Việt Nam. bài học rút ra cho công ty Cổ phần Đầu tư Thiết bị Điện tử Viễn thông Việt Nam.
1.3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp
1.3.1.1 Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel
Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ rất sớm, do vậy,công tác tổ chức tuyển dụng cũng nhƣ hình thành phƣơng châm hành động của từng tổ chức, từng con ngƣời rất thống nhất. Từ tập đoàn đến các đơn vị đến các cá nhân là một thể thống nhất ý chí đến hành động.Văn hóa Viettel đã giúp Viettel vƣợt qua rất nhiều khó khăn để vƣơn lên đỉnh cao.
31 Viettel dựa vào 8 giá trị văn hóa:
1, Thực tiễn kiểm nghiệm chân lý. Ngƣời Viettel nhận thức và tiếp cận chân lý thông qua hoạt động thực tiễn, hiểu đến tận gốc chân lý thì phải có thực tiễn chứng minh.
Phƣơng châm hành động của Viettel “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh.Tƣ tƣởng chính ở giá trị văn hóa này là sẽ vừa làm vừa điều chỉnh, điều chỉnh mới là quan trọng.
2, Trƣởng thành qua những thách thức và thất bại: Ngƣời Viettel tin rằng mỗi một thất bại sẽ giúp Viettel rút ra đƣợc một bài học. Mỗi một ngƣời đứng lên từ thất bại thì sẽ chín chắn và nhiều kinh nghiệm.Có dám đối đầu với thất bại con ngƣời mới dám làm, dám chịu trách nhiệm và có khả năng thành công.Nhƣ vậy sẽ thấy thất bại có giá trị. “Thách thức là chất kích thích, khó khăn là lò luyện”.Ngƣời Viettel luôn tự đặt thách thức cho mình để phát triển và không bao giờ ở vào hoàn cảnh không có thách thức.Quan điểm “vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”.Đi con đƣờng ít ngƣời thì nhanh nhƣng không ít khó khăn,bất trắc. Đi chỗ mới có cái khó là phải nghĩ mới tìm ra đƣợc con đƣờng khác.
3, Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh: Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trƣờng cạnh tranh, sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ, nếu nhận thức đƣợc sự tất yếu của thay đổi thì con ngƣời sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.
Phƣơng châm của Viettel: Hãy thay đổi trƣớc khi buộc phải thay đổi để làm chủ quá trình thay đổi.
4, Sáng tạo là sự sống: Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh khốc liệt nhƣ ngày nay chỉ có sáng tạo mới tạo ra sự khác biệt.
5, Tƣ duy hệ thống: Môi trƣờng kinh doanh ngày càng phức tạp, tƣ duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hóa cái phức tạp.
32
Tƣ duy hệ thống chỉ là một bộ phận cấu thành, không phải là tất cả phƣơng pháp làm việc của ngƣời Viettel.Tƣ duy này yêu cầu mỗi ngƣời phải làm việc cụ thể, phải hiểu nguyên lý,làm việc ở bộ phận phải tìm hiểu tổng thể, hành động cụ thể phải hiểu bản chất, hành động theo quy trình nhƣng phải sáng tạo.
6, Kết hợp Đông Tây: Đông và Tây đƣợc xem là hai biểu tƣợng khác biệt nhau về cách tƣ duy và hành động. Cả hai nền văn hóa, hai cách nghĩ khác nhau, hai cách tổ chức khác nhau đều có những điều tốt và không tốt để ngƣời Viettel học hỏi và rút kinh nghiệm.Kết hợp Đông Tây và nhận thức là luôn tìm thấy hai mặt của một vấn đề, kết hợp nhƣng không có nghĩa là pha trộn.
Việc kết hợp giữa văn hóa phƣơng Đông và văn hóa phƣơng Tây mà Viettel muốn hƣớng đến là cách áp dụng cả tƣ duy phƣơng Đông và tƣ duy phƣơng Tây vào trong từng tình huống cụ thể.
7, Truyền thống và cách làm ngƣời lính: Viettel là doanh nghiệp của Quân đội nhƣng lại làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giữa thời bình.Cách làm quân đội:Quyết đoán, nhanh,triệt để.
Những ngƣời đã từng tham gia quân đội, khi nhắc đến cách làm của quân đội thì đều thấy đó là hiển nhiên bởi nó đã ngấm vào máu, đã trở thành hơi thở và họ thấy tự hào với truyền thống quân đội khi Viettel một lần nữa