Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì hà nội (Trang 71 - 72)

III. THỰC TRẠNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ

2.2.2Nguyên nhân chủ quan

2. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì.

2.2.2Nguyên nhân chủ quan

* Do công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa còn nhiều hạn chế.

Mặc dù doanh thu tiêu thụ hàng hóa là lớn nhưng không có nghĩa là tốt nhất. Vì cho dù tiêu thụ được khối lượng hàng hóa lớn và đem lại doanh thu cao nhưng chi phí tiêu thụ lớn thì lợi nhuận còn lại cũng chỉ rất thấp. Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh thì việc mở rộng khai thác thị trường tiêu thụ là rất quan trọng. Đến nay mặc dù công ty đã có một vài chi nhánh ở các tỉnh thành phố nhưng lượng tiêu thụ hàng hóa vẫn chưa lớn. Có thể nói việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty còn mang tính bị động, chủ yếu dựa vào khách hàng truyền thống và những đơn đặt hàng quen thuộc, công ty chưa chủ động tìm kiếm nguồn hàng đầu vào cũng như việc tiêu thụ hàng hóa đầu ra.

* Do công tác tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh

Nhìn vào bảng chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh ta nhận thấy mặc dù trong năm 1998 doanh thu của công ty rất lớn nhưng lợi nhuận lại rất nhỏ nguyên nhân là do tổng chi phí lớn. Việc tăng khấu hao tài sản cố định và tiền lương công nhân là lẽ đương nhiên nhưng bên cạnh đó khoản chi phí khác lại lớn mà chủ yếu là chi tiếp khách, chi phí vận chuyển, trả tiền lãi vay...Tuy nhiên có thể thấy rằng trong đó có những khoản chi là cần thiết và hợp lý nhưng cũng có những khoản chi không thực sự cần thiết và có lẽ do những khoản chi không thực sự cần thiết này đã đẩy chi phí nghiệp vụ kinh doanh lên cao so với doanh thu thuần.

Về nguyên tắc việc tổ chức sản xuất phải đảm bảo kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho có chi phí sản xuất thấp nhất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Nhưng qua phân tích ta thấy, chi phí sản xuất trực tiếp ( giá vốn hàng bán) vẫn còn cao so với doanh thu thuần, cả 3 năm giá vốn hàng bán chiếm 93% doanh thu thuần. Vậy điều này chỉ có thể được lý giải cho việc tổ chức quản lý yếu kém ở tất cả các khâu, từ tổ chức công tác mua sắm NVL đầu vào với giá cao, chất lượng không đảm bảo đến việc sử dụng NVL trong quá trình sản xuất còn lãng phí.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì hà nội (Trang 71 - 72)