6. Cấu trúc của đề tài
3.2.1 Giải pháp về marketing
Mục tiêu: Tăng khả năng nhận diện của người dân đối với thương hiệu sản phẩm mật ong Sơn La qua các kênh truyền thông, từ đó phát triển các kênh phân phối và tăng doanh thu.
Các giải pháp:
Rà soát, tính toán cụ thể số lượng khách hàng thường xuyên mua sản phẩm đến thời điểm hiện tại (khoảng 10 -15 khách hàng quen thuộc). Tiếp tục vận động, giới thiệu sản phẩm tới số khách hàng này để thông qua họ giới thiệu, mở rộng khách hàng đến các đối tượng mới khác.
Tăng cường hoạt động giới thiệu thông tin về chất lượng, mẫu mã sản phẩm một cách có hệ thống thông qua các kênh truyền thông.
Thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ, email để khuyến khích họ thường xuyên mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Tổ chức tốt công tác giao dịch bán hàng, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa, tạo thuận lợi cho khách hàng
3.2.2 Nâng cao chất lượng mật ong để từ đó đáp ứng yêu cầu trong việc xây dựng thương hiệu
Muốn thị trường chấp nhận sản phẩm hay muốn đưa hàng vào siêu thị thì phải làm thương hiệu trước. Nếu không có thương hiệu, dù chen chân vào hệ thống các siêu thị cũng sẽ ít được người tiêu dùng chọn lựa. Vì vậy muốn xây dựng thương hiệu phải chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao được sản lượng, giá bán và tăng uy tín về sản phẩm với khách hàng.
Giải pháp:
Các hộ kinh doanh cần nâng cao, trau dồi chuyên môn, tiếp thu, học hỏi tiến bộ khoa học công nghệ và tham gia vào mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào để có nguyên liệu tốt phục vụ quá trình sản xuất , xử lý kịp thời từng khâu trong quản lý chất lượng, đặc biệt là về quy trình sản xuất sản phẩm.
Trên cơ sở khi việc xây dựng dây chuyền tinh lọc hạ thủy phần và chế biến mật ong do Trung tâm ong ong Sơn La, Hội ngành nghề Nông nghiệp & PTNT tỉnh Sơn La liên kết hợp tác với Hội ngành nghề Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Dương – Lâm Đồng hoàn thiện xong thì các nông hộ cần đăng kí tham gia đưa mật ong có chất lượng không ổn định của mình vào dây chuyền để xử lí thành mật ong chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn dùng trong nước và hướng ra xuất khẩu.
3.2.3 Chiến lược phân phối sản phẩm
Khách hàng mua sản phẩm mật ong thông qua hệ thống các địa chỉ bán lẻ gồm: Cửa hàng bán đặc sản; hàng tạp hóa; các điểm du lịch; chợ; hiệu thuốc; qua gian hàng giới thiệu sản phẩm; qua các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh; bán hàng online, trên Facebook, giao hàng tận nhà. Các kênh phân phối này sẽ được mở tại địa bàn Sơn La trong năm đầu và phát triển ở các tỉnh khác trong những năm tiếp theo.
3.2.3.2 Kênh bán buôn
Mặc dù ưu tiên tập trung xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ nhưng bên cạnh đó các hộ kinh doanh cần tiếp cận các công ty dược trên địa bàn tỉnh để tìm hiểu thông tin, gửi lời mời nhập hàng nếu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Đồng thời khi thị trường phân phối trong nước dần ổn định sẽ nghiên cứu việc tiếp cận thị trường xuất khẩu.
3.2.3.3 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kênh phân phối sản phẩm
Các đơn vị kinh doanh sản phẩm ong mật phối hợp với mạng lưới các HTX nuôi ong trên địa bàn tỉnh và các bên liên quan như Hội ngành nghề Nông nghiệp & PTNT để hoàn thiện thủ tục về đăng ký chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm mật ong Sơn La. Đồng thời thiết kế mẫu mã, chai, lọ, bao bì đóng gói sản phẩm đẹp mắt, đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, tác dụng của sản phẩm trước khi tung ra thị trường.
Phương thức bán hàng chủ yếu là tập trung bán sản phẩm thông qua một số khách hàng quen biết và trung thành trong và ngoài tỉnh. Từ những khách hàng này, họ tiếp tục giới thiệu sản phẩm tới những bạn bè và người quen biết khác. Tăng cường giới thiệu thông tin và quảng bá sản phẩm trên hệ thống các mạng xã hội như: Facebook, website của mạng lưới cộng tác viên. Xúc tiến việc ký gửi sản phẩm tại các cửa hàng tạp hóa, khách sạn, quầy thuốc đông tây y, cửa hàng dược, tiệm chăm sóc sắc đẹp, siêu thị theo từng giai đoạn thích hợp. Đặc biệt trong dịp lễ Tết sẽ phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm đẹp để quảng cáo làm quà biếu, quà tặng.
Kế hoạch phân phối/bán hàng tại các địa điểm theo từng giai đoạn và phân khúc thị trường sẽ được dự kiến như sau:
quan hệ như cửa hàng dược phẩm tại địa bàn tỉnh và các cửa hàng trên địa bàn Mộc Châu vì đây là nơi tụ điểm của các chuyến xe đường dài, có lượng khách du lịch từ nơi khác đến rất đông. Sau khi mạng lưới cộng tác viên bán hàng tại tỉnh Sơn La được thiết lập và đi vào hoạt động có hiệu quả, Hội Ngành nghề Nông nghiệp & PTNT phối kết hợp với Trung tâm ong Sơn La sẽ tìm kiếm và kết nối mở rộng thị trường (đại lý Sơn La và Hà Nội).
Lựa chọn từ 2 – 3 cộng tác viên bán hàng có năng lực và nhiệt huyết, thảo luận phương án giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên mạng (Facebook hoặc trang web). Mạng lưới cộng tác viên này sẽ được đánh giá hiệu quả và mở rộng dần theo quy mô và thời gian. Thông qua mạng online khách mua hàng sẽ được tư vấn sử dụng sản phẩm và giao hàng tận nhà.
Ngoài ra, sẽ mở rộng kênh bán hàng thông qua Hội người cao tuổi, các nhóm tập dưỡng sinh, hội đồng hương Sơn La tại các tỉnh khác, hội phụ nữ,... Xây dựng kế hoạch khảo sát/đánh giá và đưa sản phẩm đến các điểm du lịch tiềm năng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3.2.4 Công tác xúc tiến quảng bá
Phát triển bộ tài liệu truyền thông gồm: Tờ rơi, pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, catalogue, Clip… về nguồn gốc, chất lượng cũng như quy trình sản xuất các sản phẩm từ ong để cho người tiêu dùng có niềm tin vào sản phẩm
Không ngừng thay đổi, thiết kế khuôn chai, hộp bao bì, nhãn mác mang đặc trưng riêng, đẹp mắt, dễ nhận dạng, phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Phát triển Website về các mặt hàng từ sản phẩm ong mật có thương hiệu “Mật ong Sơn La” và các kênh mạng xã hội khác.
Truyền thông online qua mạng xã hội: Facebook, website, báo online, diễn đàn. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên giới thiệu sản phẩm: sinh viên; đầu mối ở hội, tổ, CLB (Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội đồng hương ở nơi khác).
Quảng cáo tại các hội chợ thương mại hoặc các sự kiện lớn có liên quan đến xúc tiến, quảng bá sản phẩm.
Đội tuyên truyền và bán hàng lưu động kết hợp với bán đồ uống bổ dưỡng từ mật ong.
Như vậy, với các giải pháp đã nêu trên các đơn vị kinh doanh cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm trên đại bàn tỉnh, tăng số điểm bán trên toàn tỉnh và thực hiện đồng thời các giải pháp về nâng cao chất lượng, tăng kênh phân phối tiêu thụ để đưa sản phẩm ong mật Sơn La đến những người tiêu dùng nhất là người dân trên địa bàn, từ đó phát triển thành hệ thống phân phối trên cả nước.
3.3 Kiến nghị
Với mặt hàng mật ong có tính đặc thù riêng khá cao, lại thuộc nhóm hàng thực phẩm, chịu tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng khắt khe và nghiêm ngặt cho nên đề nghị chính quyền cấp trên, UBND tỉnh, Sở kế hoạch & Đầu tư, Sở công thương và các sở ban nghành:
Tạo điều kiện cho các nông hộ, hội viên xúc tiến thương mại với thị trường trong nước và quốc tế khi hội nhập TPP.
Có cơ chế đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn đầu tư vào phát triển các sản phẩm ong mật trên địa bàn. Bên cạnh đó nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xây dựng đầu mối tổ chức thu mua và phân phối các sản phẩm của tỉnh tại thị trường nội tỉnh, trong nước và hướng ra xuất khẩu.
Chủ động phối hợp với các ban ngành có liên quan như nghiệp đoàn ong Sơn La, Trung tâm ong Sơn La, Hội ngành nghề Nông nghiệp & PTNT tỉnh trong quy hoạch vùng nguyên liệu, trên cơ sở đó để có kế hoạch khai thác, chế biến phân loại mật, đưa ra các loại mật đặc sản có chất lượng cao. Đồng thời thuyết phục và có chế tài phù hợp với các hộ gia đình, trại nuôi để đảm bảo ổn định chất lượng đầu vào. Đầu tư cho nghiên cứu về trữ lượng cây nguồn mật, phấn của mỗi vùng để trên cơ sở đó đề ra quy hoạch cũng như quy mô phát triển nghề nuôi ong ở các vùng đó. Tổ chức quản lý, quy hoạch nghề nuôi ong cho sản phẩm thành một trong những nghề chính của tỉnh để tận dụng tiềm năng sẵn có của tỉnh Sơn La.
Thông tin, tuyên truyền và tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về vai trò thụ phấn cây trồng của ong trong sản xuất nông nghiệp và môi trường tự nhiên cho cộng đồng. Nghiêm cấm các hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi gây hại đến ong
mật và các hành vi xua đuổi ong khi người nuôi ong đem ong đến địa phương khai thác mật.
Sở Lao động & thương binh xã hội tỉnh cần hỗ trợ tạo nguồn kinh phí cho Hội ngành nghề Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo dạy nghề nuôi ong, đào tạo khuyến nông cho các nông hộ, tập huấn cho người nuôi ong chuyển đổi hình thức nuôi theo hướng công nghệ cao, an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP nhằm đảm bảo thương hiệu mật ong Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng.
Đẩy mạnh sự quan tâm, đầu tư của các Sở, Phòng ban liên quan ở tỉnh đến ngành ong. Cần có giải pháp để xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các ngành nghề liên quan như trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nông nghiệp với ngành ong.
UBND tỉnh cần Hỗ trợ về vốn cho các nông hộ, doanh nghiệp trong việc nâng cấp các thiết bị khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và khuyến nông ngành ong cho người nuôi ong. Phối hợp với các trung tâm khoa học để tạo ra các giống ong có sức kháng bệnh và năng suất cao. Đưa ra các chương trình phối hợp giữa các trại nuôi và chủ vườn để quy trình nuôi ong sạch thực hiện có hiệu quả. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng điện, đường cần được quy hoạch đồng bộ, mở rộng để việc đi lại của người dân được thuận tiện, dễ dàng kết nối được với các trang trại, cửa hàng, đại lý phân phối ở xa trung tâm.
KẾT LUẬN
Hơn 47 năm hoạt động và phát triển, ngành ong Sơn La đã đạt được những thành tựu đáng kể, các sản phẩm từ ong mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn. Sản xuất ong mật đã tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Mật ong Sơn La đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu, đây là cơ sở để các loại sản phẩm như mật ong chất lượng cao, sữa ong chúa, phấn hoa, ấu trùng ong đực, nọc ong, keo ong,... được bảo hộ về chất lượng, đảm bảo uy tín để đứng vững trên thị trường và xuất khẩu ra nước ngoài.
Lĩnh vực nuôi ong cho sản phẩm đã có từ lâu địa bàn tỉnh Sơn La và tiềm năng phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm này với nhu cầu thị trường là rất lớn. Với mong muốn những sản phẩm từ ong mật đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước có chất lượng cao, đem lại hiệu quả sử dụng tối đa cho khách hàng và hiệu quả kinh doanh cao nhất cho các hộ nuôi, cửa hàng, đại lý và doanh nghiệp, nghiên cứu đã xây dựng các giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ cho tỉnh Sơn La trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Do tính chất phong phú của lĩnh vực nghiên cứu và bài nghiên cứu xuất phát từ những ý kiến mang tính chất chủ quan của nhóm nghiên cứu nên không tránh khỏi có những thiếu sót trong quá trình phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp. Do vậy, nhóm nghiên cứu chúng em rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Nguyễn Ngọc Vững (2010), Báo cáo kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản: Điều
tra, đánh giá thực trạng ngành ong Việt Nam, Cục chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu và phát triển ong
3. Trần Minh Đạo (2013), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
4. Trương Đình Chiến (2008), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân
5. Hội ngành nghề Nông Nghiệp & PTNT (2016), Báo cáo tổng kết biểu dương điển hình tiên tiến phong trào nuôi ong mật giai đoạn 2010 – 2015, Sơn La
6. Hội nuôi ong Việt Nam: www.vba.org.vn
7. Cục thống kê tỉnh Sơn La, Niên giám Thống kê tỉnh Sơn La năm 2015, NXB Thống
kê.
8. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La: sonla.gov.vn
9. Cổng thông tin điện tử Sở công thương Sơn La: socongthuong.sonla.gov.vn 10. Trung tâm ong Sơn La: ongsonla.com
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu khảo sát người tiêu dùng Phụ lục 2 Phiếu khảo sát người bán Phụ lục 3 Kết quả xử lý phiếu khảo sát
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát người tiêu dùng
PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
“ Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ ong mật của người dân xã Chiềng Mung, Mai Sơn”
Đối tượng: Người tiêu dùng
Kính thưa quý vị!
Chúng tôi là nhóm sinh viên trường ĐH Tây Băc đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ ong mật của người dân xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn”. Xin quý vị bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào các ô trống. Những ý kiến của quý vị sẽ là những thông tin quý báu giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi xin cam đoan mọi câu trả lời đều được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích học tập. Xin trân trọng cảm ơn.
I. Phần thông tin cơ bản
1. Họ và tên:... 2. Địa chỉ:... 3. Tuổi:...Giới tính:...
II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ các sản phẩm ong của xã Chiềng Mung trên địa bàn TP Sơn La
1. Anh chị có biết đến sản phẩm thương hiệu “Mật ong Sơn La” hay không? (Đây là
sản phẩm được gắn nhãn mác, logo riêng cho mật ong Sơn La do Cục Sở hữu trí tuệ cấp năm 2009)
□ Có □ Không
2. Nếu có, anh/chị biết đến sản phẩm thương hiệu “Mật ong Sơn La” qua các nguồn nào?
□ Các phương tiện truyền thông như: Tivi, báo chí, mạng internet □ Gia đình, bạn bè, người quen giới thiệu
□ Hội chợ thương mại, giới thiệu sản phẩm
3. Anh/chị hay mua các sản phẩm từ ong ở đâu?
□ Hộ gia đình/ nhà nuôi ong □ Cửa hàng, đại lý
□ Mua qua mạng internet
□ Nơi khác:...
4. Khi tìm mua sản phẩm mật ong, anh/chị lựa chọn mua theo nguồn thông tin nào?
□ Gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen biết giới thiệu □ Các trang báo, tạp chí
□ Mạng intenet
□ Hội chợ thương mại giới thiệu sản phẩm